Cặp phạm trù khả năng – hiện thực

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHẾ độ tập LUYỆN THỂ dục và ăn SẠCH NHẰM NÂNG CAO sức KHỎE, CHẤT LƯỢNG học tập, SINH HOẠT và cải THIỆN vóc DÁNG (Trang 104)

IV. Vận dụng triết học Mác – Lênin vào phân tích kế hoạch

3. Liên hệ với kiến thức triết học Mác – Lênin và định hướng thực hiện kế hoạch hiệu

3.2.5. Cặp phạm trù khả năng – hiện thực

a. Khái niệm

Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng nó sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. Ở đây cần phân biệt: hiện thực khách quan chính là thế giới vật chất đang tồn tại khách quan, hiện thực chủ quan là ý tưởng, tư tưởng đang tồn tại trong mỗi con người.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

● Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời

nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.

● Các khả năng có thể cùng tồn tại với nhau: cùng trong những điều kiện nhất định, ở

cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng. Ngoài một số khả năng vốn có ở sự vật trong những điều kiện có sẵn nào đó, khi có

thêm những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm một hoặc nhiều khả năng

mới.

● Sự biến đổi của mỗi khả năng: mỗi khả năng không phải là không thay đổi. Nó tăng

lên hay giảm đi tuỳ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể.

Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một điều

kiện mà là một tập hợp các điều kiện. Tập hợp đó được gọi là điều kiện cần và đủ,

nếu có nó thì khả năng nhất định biến thành hiện thực.

Hiện thực Khả năng

Các thành viên nắm vững và sử dụng nguyên tắc SMART và mô hình 5W1H2C5M.

- Xác định được mục tiêu cụ thể, thực tế, khả thi.

- Xây dựng được một kế hoạch chi tiết, toàn diện trên các khía cạnh khác nhau, không một chiều, phiến diện.

Sử dụng thành thạo phần mềm (Notion) và các công cụ văn phòng (Microsoft Office Word/Excel, Google Drive, v.v.).

Hệ thống hoá được kế hoạch trừu tượng thành văn bản lưu trữ thông tin cần thiết để các thành viên có thể nắm bắt và thực hiện kế hoạch có phương pháp cụ thể, đúng đắn.

Các thành viên có thể lực, sức khoẻ tốt.

Có thể thực hiện các bài tập thể dục được xây dựng và thực hiện được mục tiêu tăng/giảm cân và cải thiện được vóc dáng cân đối.

Điều kiện tài chính (của mỗi thành viên là không giống nhau nên dẫn đến khả năng khác nhau).

Mua được nguyên liệu làm thực đơn ăn sạch, dụng cụ bổ trợ việc luyện tập thể dục.

● Khả năng và hiện thực trong kế hoạch của chúng tôi luôn gắn bó với nhau, không

tách rời nhau trong một thể thống nhất.

● Trong quá trình họp nhóm, chúng tôi không thể không đề cập đến các khả năng khác

nhau có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch để tránh bị thụ động khi gặp các trường hợp khó khăn. Các khả năng xấu/tiêu cực có thể xảy ra như: bị ốm đau, bị giới hạn về thời gian nên không có thời gian để thực hiện kế hoạch, hết kinh phí

duy trì, v.v. để có những phương án dự phòng để đảm bảo kế hoạch vẫn được diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ.

d. Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai

● Trong thực hiện kế hoạch hay dự án, cần phải dựa vào hiện thực/thực tế (khả năng

của bản thân, điều kiện/hoàn cảnh của bản thân, v.v.) vì nó là cái đang thực sự tồn tài. Nhưng cũng cần phải tính đến các khả năng xảy ra (biến cố có thể xảy ra, v.v.) để đưa ra kế hoạch vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của kế hoạch trong tương lai.

● Thứ hai, phải thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn

(tốt/xấu, tiến bộ/lạc hậu, v.v.) để tránh rơi vào bị động khi gặp khó khăn hay những tình huống bất ngờ.

● Cuối cùng, sau khi xác định được các khả năng của kế hoạch, dự án, phải lựa chọn

và thực hiện các khả năng. Đặc biệt cần chú ý đến khả năng tất nhiên và khả năng gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện thực. Ngoài ra, cần phải chủ động tạo ra những điều kiện cần và đủ (trao dồi kỹ năng, thể lực, sức khoẻ, yếu tố tinh thần; nghiên cứu sâu về một vấn đề trong kế hoạch) để biến một khả năng thành hiện thực.

3.3. Vận dụng quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

3.3.1. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại và ngược lại

a. Khái niệm

● Quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về

lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin, chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo.

● Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

● Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những

thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định.

● Những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác

động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.

● Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số

lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển.

● Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự

vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người.

=> Chất – Lượng: Là hai phương diện khác nhau Tồn tại khách quan- -Chỉ có ý nghĩa

tương đối.

b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

● Sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Sự

thay đổi về lượng => sự thay đổi về chất.

● Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất –

giới hạn này được gọi là độ.

● Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những thay đổi về

chất – giới hạn này chính là điểm nút.

● Sự thay đổi về lượng khi đạt đến điểm nút cùng với những điều kiện tất yếu sẽ dẫn

đến sự ra đời của chất mới => bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

● Chất mới ra đời tác động trở lại lượng của sự vật => quá trình diễn ra liên tục tạo

c. Ý nghĩa phương pháp luận

● Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải coi trọng cả hai chỉ tiêu chất và lượng => tạo

nên sự nhận thức toàn diện.

● Từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất và phát huy tác động

của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng.

● Sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất với điều kiện lượng

phải tích lũy tới giới hạn điểm nút => Cần khắc phục tư tưởng nôn nóng, tả khuynh.

● Khi lượng đã tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước

nhảy về chất => Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, hữu khuynh.

● Do bước nhảy của sự vật, hiện tượng hết sức đa dạng và phong phú do vậy cần có

sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy.

● Quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan mà còn phụ

thuộc vào nhân tố chủ quan của con người => Cần nâng cao tính tích cực, chủ động.

d. Áp dụng vào kế hoạch

Từ việc nghiên cứu về quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra phương pháp luyện tập thể dục và thực hiện chế độ ăn sạch hiệu quả.

● Mỗi thành viên phải có thái độ nghiêm túc, tự giác, kiên trì trong việc tập thể dục.

Vì việc thay đổi cân nặng và có được vóc dáng cơ thể cân đối cần một quá trình dài. Vì vậy, nếu muốn có sự thay đổi về chất thì cần phải tích lũy lượng đến một giới hạn nhất định và quá trình này đòi hỏi mỗi người phải chủ động tìm tòi và học hỏi để thực hiện đúng phương pháp.

● Từng bước tích lũy những kiến thức về luyện tập thể dục và kiến thức về dinh dưỡng.

Sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn đến những biến đổi về chất với điều kiện lượng phải tích lũy đến giới hạn điểm nút. Chính vì vậy, phải nắm chắc được những kiến thức cơ bản và nền tảng về cơ chế tăng/giảm cân và cơ chế của chế độ ăn sạch đến quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể trước khi đưa ra được các bài tập thể

tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn vì đây là một quá trình lâu dài cần từng bước thực hiện và thực hiện đúng phương pháp để đạt kết quả tốt nhất.

● Tích luỹ các kỹ thuật và cải thiện các động tác thuần thục, đúng phương pháp, chính

xác và đầy đủ: vì theo tính tất yếu quy luật khi lượng đã tích luỹ đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất. Vậy có thể xem quá trình rèn luyện thể dục và ăn uống lành mạnh là quá trình tích lũy về lượng, và cơ thể cân đối, khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn có thể xem như bước nhảy xác định quá trình rèn luyện đã tích lũy đủ về hoạt động tập thể dục và ăn sạch.

e. Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai

● Kế hoạch luyện tập thể dục và thực hiện chế độ ăn sạch được nhận thức phải coi

trọng sự tích lũy về lượng, từ đó đặt ra mục tiêu thay đổi về chất.

● Bản chất chung của kế hoạch là sự kiểm soát calo nạp vào và tiêu thụ. Vì vậy, đối

với người giảm cân, khi lượng calo tiêu thụ bằng cách vận động lớn hơn lượng calo nạp vào do ăn uống, phần chất của lượng mỡ thừa sẽ chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể tiếp tục hoạt động.

3.3.2. Quy luật phủ định của phủ định

a. Khái niệm

● Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của

mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy: đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ "phủ định của phủ định".

● Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn

về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy

luật. Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động, nhận thức, biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của

chúng ta và trong thực tiễn. Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển

tiến lên của cái tiến bộ. Đó là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.

b. Nội dung của quy luật

● Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự

phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc cũng như lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn. Sự tiếp nối của các vòng trong đường xoáy ổc phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những "vòng khâu" của quá trình đó.

● Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng

duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật, hiện tượng cũ, phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ăngghen đã viết: " .. phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến vả chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử.

c. Vận dụng vào kế hoạch

Hiểu được quy luật phát triển là điều tất yếu, điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình tạo dựng kế hoạch. Việc loại bỏ và phát huy được sử dụng một cách triệt để nhất có thể của nhóm, những yếu tố khách quan và phù hợp được nhóm tiếp tục giữ lại và phát triển, những yếu tố gây mâu thuẫn và tranh cãi được nhóm loại bỏ và không tiếp tục đào

sâu vào nó. Qua mỗi phần thì các thành viên của nhóm đã có tổ chức những buổi họp để rút ra bài học, nhận xét lẫn nhau từ đó giúp nâng cao chất lượng làm việc và tính hiệu quả của kế hoạch. Việc các thành viên đã có bước đầu chuẩn bị về mặt kiến thức, thể chất và tài chính là một trong những yếu tố giúp xây dựng nền tảng cho kế hoạch. Ngoài ra, thông qua các góp ý của giảng viên mà nhóm có thể chỉnh sửa và bổ sung một cách đầy đủ hơn.

d. Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai

Mỗi thành viên cần tự nâng cao kiến thức của bản thân, tính tích cực, kiên trì và niềm tin vào sự thành công của kế hoạch thì từ đó mới xây dựng được một kế hoạch hiệu quả cho tương lai. Việc nhận biết và chọn lựa một con đường đúng đắn sẽ dẫn đến những thành công về lâu dài. Khi hoạt động nhóm cần tăng tính hiệu quả thông qua các phương pháp phản hồi, góp ý nhằm nhận ra những điều tích cực, đúng đắn để phát huy, đồng thời loại bỏ các khuyết điểm. Khi xây dựng kế hoạch cần phải vận dụng triệt để hơn những kiến thức đã được học để dự đoán được nhiều tình huống hơn nữa, nhằm loại bỏ sớm những yếu tố gây cản trở, khó khăn trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, việc chuẩn bị một kiến thức, sức khỏe, tài chính cũng rất quan trọng để tăng cường tính kiên trì, gắn bó với kế hoạch được đặt ra.

V. Tài liệu tham khảo

1. GS. TS. Phạm Văn Đức. Giáo trình triết học Mác – Lênin (2019).

2. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của ủ nghch ĩa Mác – Lênin ành cho sinh : d

viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, ư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà t

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHẾ độ tập LUYỆN THỂ dục và ăn SẠCH NHẰM NÂNG CAO sức KHỎE, CHẤT LƯỢNG học tập, SINH HOẠT và cải THIỆN vóc DÁNG (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)