Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 59)

6. Nội dung các chương

2.2.2.Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thời gian qua, chính quyền thành phố Quy Nhơn đã rất chú trọng tới công tác quy hoạch, ban hành các chính sách về phát triển du lịch..., cùng với đó, thành phố đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, khi lượng khách đến ngày càng cao.

2.2.2.1. Về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020, thành phố Quy Nhơn cũng đã ban hành Đề án phát triển du lịch Thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2016-2020, cùng với

nhiều hoạt động khác, hạ tầng du lịch được chú trọng đầu tư về nhiều mặt, góp phần thiết thực phát triển ngành du lịch Quy Nhơn.

Trong giai đoạn 2018- 2020, nhiều dự án giao thông lớn qua thành phố đã được hoàn thành: Tuyến quốc lộ 19 đoạn từ cảng Quy Nhơn nối quốc lộ 1A; Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 19B đoạn nối sân bay Phù Cát đến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội; Đường phía Tây tỉnh Bình Định nối thành phố Quy Nhơn với Dự án Becamex Bình Định;...

Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường vào các di tích văn hóa- lịch sử, các võ đường, làng nghề truyền thống đã được nâng cấp, mở rộng. Nhà ga hành khách cảng hàng không Phù Cát được đầu tư xây dựng mới, hiện đại, rộng gần gấp 03 lần nhà ga cũ, đi vào hoạt động từ tháng 05/2018, phục vụ tần suất bay và lượng hành khách ngày càng tăng cao.

2.2.2.2. Về đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa- lịch sử

Hàng năm, căn cứ trên việc nghiên cứu, đánh giá các công trình di tích văn hóa - lịch sử trên địa bàn thành phố, Phòng Văn hóa và thông tin xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa- lịch sử trình UBND thành phố xem xét phê duyệt theo thẩm quyền, hoặc trình UBND tỉnh Bình Định xem xét, phê duyệt.

Trên địa bàn thành phố có nhiều di tích văn hóa - lịch sử có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm, do ảnh hưởng của thời gian nên nhiều công trình trong số đó đang ngày càng xuống cấp, bên cạnh đó một số công trình chưa thu hút được khách du lịch. Việc đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử là quá trình phức tạp, không những đòi hỏi về nguồn lực tài chính, mà còn đòi hỏi về năng lực của các đơn vị thực hiện trùng tu, tôn tạo các di tích đó.

Thực tế tại thành phố cho thấy, các di tích văn hóa - lịch sử được trùng tu, tôn tạo song chưa bài bản, chưa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Phần

lớn các dự án tập trung đầu tư khu nghỉ dưỡng, lưu trú, khu vui chơi, giải trí.

2.2.2.3. Về hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư xây dựng mới, cải tạo cơ sở hạ tầng, điểm đến du lịch

Thời gian qua, thành phố cũng rất tích cực trong việc chung tay, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư xây dựng mới, cải tạo cơ sở hạ tầng, điểm đến du lịch.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2018-2020, nguồn ngân sách địa phương dành cho thực hiện chính sách hỗ trợ nêu trên đã được UBND thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện một cách bài bản, đáp ứng đủ nhu cầu hỗ trợ thực tế.

Bảng 2.12: Kết quả thực hiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018- 2020

Các chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

1. Số dự án đầu tư hạ tầng giao thông Dự án 25 32 31 2. Kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông

(nguồn từ NSNN)

Tỷ

đồng 62.153,7 97.065,3 58.629,5 3. Số dự án trùng tu, tôn tạo các di tích

văn hóa- lịch sử Dự án 2 1 0

4. Kinh phí trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử (nguồn từ NSNN)

Tỷ

đồng 5,437 3,466

5. Kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư xây dựng mới, cải tạo cơ sở hạ tầng, điểm đến du lịch (nguồn từ NSNN)

Tỷ

đồng 0 0 0

Nguồn: Thống kê thành phố Quy Nhơn

Bảng 2.12 cho thấy, kinh phí đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố thời gian qua là lớn, tuy nhiên, kinh phí cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ còn lại, gồm trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa- lịch sử và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư xây dựng

mới, cải tạo cơ sở hạ tầng, điểm đến du lịch còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân là do những chính sách này chưa nhận được sự quan tâm đầu tư từ phía chính quyền.

Bảng 2.13 phía dưới cho thấy nhận xét khá tương đồng giữa nhóm cán bộ, công chức QLNN về du lịch và nhóm đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển du lịch về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố Quy Nhơn. Theo đó, những người được hỏi đánh giá ở mức khá đối với sự tích cực trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của chính quyền thành phố; tuy nhiên, mức độ thực hiện hỗ trợ trên thực tế thì vẫn còn hạn chế, cần phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Bảng 2.13: Kết quả điều tra xã hội học về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố Quy Nhơn

Stt Tiêu chí đánh giá Mẫu Điểm Đánh giá

I Nhóm cán bộ, công chức QLNN về du lịch

1 Sự tích cực trong đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng du lịch của chính quyền thành phố 6 3,83 Khá 2 Mức độ đầy đủ, khả năng phục vụ của hệ

thống cơ sở hạ tầng du lịch 6 3,33 Trung bình 3 Mức độ hỗ trợ của chính quyền thành phố đối

với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

6 3,33 Trung bình

II Nhóm đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

1 Sự tích cực trong đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng du lịch của chính quyền thành phố 33 3,58 Khá 2 Mức độ đầy đủ, khả năng phục vụ của hệ

thống cơ sở hạ tầng du lịch 33 3,45 Trung bình 3 Mức độ hỗ trợ của chính quyền thành phố đối

với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

33 3,36 Trung bình

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 59)