Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 63 - 68)

6. Nội dung các chương

2.2.4.Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực du lịch

Nhân lực ngành du lịch được phân loại thành 03 nhóm: (1) Nhóm lao động chức năng QLNN về du lịch; (2) Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch (có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch); (3) Nhóm lao động chức năng kinh doanh (lao động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch).

Tuy nhiên trong luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với nhóm thứ 03 là nhóm lao động chức năng kinh doanh.

Theo đó, trong những năm qua, UBND thành phố Quy Nhơn đã tích cực trong việc triển khai chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của họ.

Nhóm lao động chức năng kinh doanh là lực lượng đông đảo nhất trong tổng số nhân lực của ngành du lịch của bất kỳ địa phương nào. Đó là những chủ doanh nghiệp du lịch, cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp du lịch; Cán bộ, nhân viên, người lao động trong các nhà hàng, khách sạn, các điểm đến du lịch, v.v... Qua đó có thể thấy sự đa dạng của nhóm lao động chức năng kinh doanh của nhân lực ngành du lịch. Tuy nhiên, nguồn lực cho chính sách phát triển nhóm lao động chức năng kinh doanh của địa phương là có

hạn, do đó, các địa phương đều phải lựa chọn việc triển khai các chính sách ưu tiên trong phát triển nhóm lao động chức năng kinh doanh.

Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, họ thường có bộ phận đào tạo riêng của mình, và thường tự triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của họ; Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những hộ kinh doanh, việc tự đào tạo, bồi dưỡng khá khó khăn. Do đó, chính sách phát triển nhóm lao động chức năng kinh doanh của nhà nước và chính quyền các địa phương thường tập trung hỗ trợ cho nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về phía UBND thành phố có nhiệm vụ tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu, tổng hợp, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn theo quy định:

- Phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức cho đại diện các doanh nghiệp tham gia các lớp học được tổ chức tại trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tại các tỉnh thành (VCCI) với sự hỗ trợ của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (SMEDEC),...

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố, tỉnh để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn theo kế hoạch.

Về kinh phí thực hiện chính sách phát triển nhóm lao động chức năng kinh doanh bao gồm: Kinh phí từ nguồn NSNN tài trợ; Kinh phí từ phía các doanh nghiệp du lịch; Kinh phí từ những nguồn bên ngoài khác.

Bảng 2.17: Kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực du lịch của thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018- 2020

Stt Tiêu chí ĐVT 2018 2019 2020

1 Tổng lao động nhóm lao động chức năng kinh doanh ngành du lịch

Người

6.030 8.150 6.150

2 Số người được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

Trong đó: 1.540 1.700 680

- Chủ các doanh nghiệp, cơ sở kinh

doanh 310 350 120

- Nhân viên các doanh nghiệp, cơ sở

kinh doanh 1.230 1.350 560 3 Tổng kinh phí thực hiện Trong đó Triệu đồng 500 550 200

- Hỗ trợ từ ngân sách địa phương 200 200 100

- Kinh phí từ phía các doanh nghiệp, cơ

sở kinh doanh 100 100 50

- Kinh phí từ những nguồn bên ngoài

khác 200 250 50

Nguồn: Thống kê thành phố Quy Nhơn

Bảng 2.17 cho thấy, số lượng người nhóm lao động chức năng kinh doanh ngành du lịch trên địa bàn thành phố được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng của địa phương trên tổng lao động nhóm này là rất thấp. Nguyên nhân xuất phát từ một số điểm sau: Một là, hạn chế trong công tác truyền thông chính sách của thành phố, theo đó nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch không nắm được thông tin hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng của địa phương. Hai là, kinh phí thực hiện chính sách hạn chế cũng là nguyên

nhân khiến cho không thể đào tạo, bồi dưỡng nhiều người. Ba là, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp với nhu cầu của tổ chức, do đó nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh không thật sự hào hứng với chính sách.

Nghiên cứu các chủ thể kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố những năm gần đây có thể thấy rằng: Các chủ thể kinh tế ngành du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ lẻ chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động, do đó rất ít khi cân nhắc cho nhân viên của họ tham gia các chương trình đào tạo. Nhiều đợt tổ chức tập huấn miễn phí do các tổ chức quốc tế hay do các UBND thành phố mở chưa được sự tham gia và quan tâm của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số lượng không nhỏ các chủ thể kinh tế ngành du lịch xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân viên cũng chưa đúng theo các cách thức thường được các sách về quản trị nhân sự chỉ ra, việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chỉ dừng lại ở việc xem xét nhân viên của mình thiếu những kỹ năng gì... từ đó họ mới quyết định thực hiện đào tạo, bồi dưỡng hay không.

Trên góc độ quản lý nhà nước, cách thức và phương pháp xác định nhu cầu từ các chủ thể và các cơ quan quản lý còn chưa khoa học, thiếu căn cứ. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Bảng 2.18 cho thấy: Đối với nhóm cán bộ, công chức QLNN về du lịch, họ có đánh giá chưa tốt đối với mức độ đầu tư của huyện cho chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, tuy nhiên, họ đã có nhận định tương đối tốt về tác động của chính sách này trên thực tế. Điều này cũng phù hợp với đánh giá ở tiêu chí tương ứng của nhóm đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển du lịch.

Bảng 2.18: Kết quả điều tra xã hội học về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của thành phố Quy Nhơn

Stt Tiêu chí đánh giá Mẫu Điểm Đánh giá

I Nhóm cán bộ, công chức QLNN về du lịch

1 Mức độ đầu tư của huyện cho chính sách hỗ

trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 6 3,33

Trung bình 2 Tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển

nhân lực ngành du lịch 6 3,67 Khá

II Nhóm đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

1 Mức độ minh bạch, rõ ràng của thông tin về chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực ngành du lịch của địa phương

33 3,30 Trung bình 2 Khả năng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ

phát triển nhân lực ngành du lịch của địa phương

33 3,48 Trung bình 3 Chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân

lực ngành du lịch của địa phương 33 3,67 Khá 4 Tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển

nhân lực ngành du lịch đối với sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp

33 3,61 Khá

Đối với nhóm đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, bên cạnh việc đánh giá ở mức khá đối với tác động của chính sách, họ còn đánh giá ở mức khá đối với chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch của địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó, mức độ minh bạch, rõ ràng của thông tin về chính sách và khả năng tiếp cận với các chính sách chưa được nhóm đối tượng này đánh giá tốt. Nguyên nhân là do hạn chế trong công tác truyền thông chính sách của thành phố.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 63 - 68)