Giải pháp về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 84)

6. Nội dung các chương

3.2.1.Giải pháp về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch

3.2.1.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành mạnh

Thực tế trong thời gian qua ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn nhưng khối lượng thu hút, huy động vốn đầu tư lại không đáng kể, trong khi đó nhiều địa phương lại chú trọng đến cải cách thủ tục hành chính, nâng ý thức trách nhiệm của các nhà lãnh đạo địa phương và hệ thống cơ quan thừa hành, thực hiện một cách triệt để các cam kết và trực tiếp thao gỡ các rào cản vô hình dù ở bất cứ cấp nào gây ra đã tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư và đem lại những kết quả tương xứng. Nguồn vốn đầu tư giảm sút có nguyên nhân về mặt chủ quan thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý thành phố do chậm cải thiện môi trường đầu tư, chậm xử lý các vấn đề phát sinh, để kéo dài tình trạng thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu. Cho nên cần phải thực hiện:

- Nhất quán trong tư tưởng và hành động về quan điểm thu hút, huy động, khuyến khích đầu tư, xem đây là trách nhiệm của mọi cán bộ lãnh đạo, nhân viên các ngành các cấp. Khi giải quyết công việc cụ thể có liên quan đến

việc đầu tư phải đặt quyền lợi nhà đầu tư lên trên hết. Điều cần thiết là thái độ rõ ràng, dứt khoát của các nhà lãnh đạo địa phương, có như vậy mới xóa được những rào cản vô hình từ những tắc trách, nhũng nhiễu của cấp thừa hành.

- Nâng cao năng lực, thái độ làm việc của cán bộ, cơ quan thừa hành. Phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực giải quyết các công việc cụ thể có liên quan đến thu hút đầu tư. Chấn chỉnh thái độ làm việc tắc trách, được chăng hay chớ, suy nghĩ theo cơ chế “xin- cho” khi giải quyết công việc có liên quan đến doanh nghiệp, đến các nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý, đưa ra khỏi bộ máy các cán bộ công nhân viên không đủ năng lực và thiếu trách nhiệm.

- Chính quyền thành phố phải tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các quy định của tỉnh Bình Định, tạo sự chuyển biến cơ bản cải thiện môi trường đầu tư. Cải cách triệt để thủ tục hành chính, tạo môi trường minh bạch, lành mạnh, an toàn trong đầu tư. Có làm được điều này mới hạn chế được sự “dựa dẫm” vào những quy định không rõ ràng của thủ tục hành chính mà cán bộ nhân viên thừa hành gây khó khăn sách nhiễu.

- Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách thu hút đầu tư của đất nước, của địa phương để tạo được sự đồng tình ủng hộ và sự tham gia của cộng đồng trong công tác hỗ trợ đầu tư cho ngành du lịch thành phố.

- Kiên quyết xóa bỏ các dự án treo và thu hồi đất đối với các nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính bằng cách quy định khi đấu thầu các dự án khuyến khích đầu tư, các chủ đầu tư phải ký quỹ bằng 5% giá trị đất của dự án và chứng minh năng lực tài chính có thể đầu tư dự án. Nếu sau 02 năm không khởi động dự án thì phần ký quỹ sẽ sung vào NSNN và sẽ mời nhà đầu tư khác đầu tư.

3.2.1.2. Tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư vào ngành du lịch

thuận lợi để các doanh nghiệp đã đầu tư này tiếp tục phát triển tốt các hoạt động kinh doanh của mình. Nếu thành phố thực hiện tốt được nghiệp vụ này thì chính các doanh nghiệp kể trên sẽ trở thành một trong những cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới đến làm ăn tại thành phố. Nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ các nhà đầu tư vào ngành du lịch, thành phố cần chú trọng đến việc hướng dẫn doanh nghiệp tìm đến đúng địa chỉ cơ quan QLNN cần thiết.

- Hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin về môi trường đầu tư của thành phố. Hướng dẫn thủ tục, quy trình đầu tư vào thành phố (soạn thảo và phát hành sách hướng dẫn “Guide Book” cho các nhà đầu tư nước ngoài).

- Tập hợp các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp gửi đến các cơ quan QLNN của thành phố và sau đó, biên soạn; hiệu đính, dịch thuật và in ấn phát hành sách về các vướng mắc này và phát miễn phí cho doanh nghiệp.

- Can thiệp, hướng dẫn nhà đầu tư khi có vướng mắc, khó khăn thông qua việc giúp đỡ về văn bản (gửi công văn đến các ban, ngành giới thiệu, hoặc UBND thành phố trong trường hợp có khó khăn...). Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp qua mạng.

3.2.1.3. Tăng cường hỗ trợ vốn, tín dụng cho các chủ thể kinh tế ngành du lịch

Ngay sau khi Nghị quyết 35/NQ-CP về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được ban hành, Ngân hàng nhà nước đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu đề xuất những mục tiêu lượng hóa, giải pháp thực hiện có tính khả thi nhằm xóa bỏ các yếu tố gây cản trở về thủ tục hành chính trong hoạt động của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, đồng thời giảm chi phí hoạt động, chi phí đầu vào, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo này, nhiều Ngân hàng thương mại đã triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI, gần 80% doanh nghiệp vẫn dựa vào vốn vay ngân hàng, lãi vay của các doanh nghiệp trung bình ở mức 18%. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận tín dụng ưu đãi hàng năm dao động khoảng 12%-13% số mức vay trung bình là gần 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, đối tượng tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp lớn ngành nông nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa ngành dịch vụ, doanh nghiệp Nhà nước. Rất ít các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ tiếp cận được vốn ưu đãi. Điều này tạo nên một thế bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ ngày càng bị yếu đi, trong khi đó nguồn lực của Nhà nước lại dồn vào khu vực doanh nghiệp lớn (khu vực tạo rất ít việc làm) ngày càng có lợi thế về quy mô, áp đảo các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ. Bên cạnh đó, hiện nay quỹ bảo lãnh tín dụng còn rời rạc ở Trung ương và địa phương (ở địa phương doanh nghiệp rất khó tiếp cận được dịch vụ này).

Để giải quyết tình trạng trên, thời gian tới, chính quyền thành phố và hệ thống các Ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng như doanh nghiệp cần chung tay tháo gỡ những nút thắt trong hoạt động hỗ trợ tín dụng:

- Thành phố cần tăng tiến độ phân bổ và giải ngân cho các dự án đầu tư công. Đồng thời giảm thuế và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; kiểm soát việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp. Mặt khác, cần xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề khoanh nợ và giãn nợ cho các doanh nghiệp. Cũng như phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các Quỹ đầu tư hoạt động, góp phần thúc đẩy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn bằng việc thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác với các hiệp hội áp dụng hình thức cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp cực nhỏ (dưới 10 lao động). Mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm của các doanh nghiệp; rà soát, đánh giá và có biện pháp mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng. Hơn nữa, cần khuyến khích NHTM phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng nhất định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố nên giảm bớt những quy định khắt khe trong quá trình cấp tín dụng cũng như nhận tài sản đảm bảo để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn vay; hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi... Có như vậy, doanh nghiệp mới có khả năng tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời điểm hiện nay.

- Về phía các doanh nghiệp du lịch, cần phải tự điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo tín hiệu thị trường, phải chủ động dự báo và chuyển động, tập trung vào những thị trường có tiềm năng. Doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại không nên coi đây chỉ là công việc của chính phủ, của nhà nước. Và tiếp tục hiện đại hóa công nghệ, quản trị, nâng cao chất lượng nhân lực cốt lõi. Đa dạng hóa nguồn vốn, mời doanh nghiệp nước ngoài vào liên danh, góp vốn nhằm huy động nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 84)