Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 63)

6. Nội dung các chương

2.2.3. Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Về cơ bản, việc thực hiện chính sách này được UBND thành phố giao cho Phòng Văn hóa và thông tin thực hiện. Phòng Văn hóa và thông tin phối hợp với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bình Định và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thực hiện. Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường và các yếu tố liên quan. - Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng của địa phương.

- Bước 3: Xây dựng mục đích, ý tưởng của sản phẩm du lịch. - Bước 4: Xây dựng và thiết kế tuyến hành trình cơ bản.

Tuy nhiên, Phòng Văn hóa và thông tin không xây dựng các chương trình du lịch cụ thể, mà sẽ xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính chuyên biệt, đặc thù, phù hợp với thế mạnh của thành phố (ví dụ như thế mạnh về du lịch biển). Sau đó, để phát triển sản phẩm du lịch này, thành phố sẽ có chính sách khuyến khích hình thành phát triển các doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch gắn với những sản phẩm du lịch mang tính chuyên biệt. Đặc biệt, quan tâm, khuyến khích thành lập các công ty lữ hành, những doanh nghiệp trực tiếp xây dựng các tour du lịch mang tính chuyên nghiệp.

Trong thời gian qua, UBND thành phố xác định địa phương có lợi thế phát triển một số sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển, thể thao gắn với biển, du lịch tàu biển; du lịch văn hóa gắn với lễ hội, di tích lịch sử, võ cổ truyền, ẩm thực biển; du lịch đô thị, du lịch MICE gắn với sự kiện văn hóa, thương mại, khoa học. Bên cạnh đó, hàng năm, UBND thành phố thường xuyên tổ chức các hội thảo đánh giá nhằm tìm kiếm: (1) Những ý tưởng về sản phẩm du lịch mới có thể triển khai thành công ở thành phố; (2) Những biện pháp hiệu quả hơn để phát triển các sản phẩm du lịch hiện có của thành phố.

dưỡng biển, thể thao biển, nghỉ cuối tuần, khách tham quan lễ hội, sự kiện đến từ trong vùng, từ Tây Nguyên, từ thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam bộ, từ Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ; khách quốc tế đến từ Tây Bắc Âu, Mỹ, Nga. Khả năng kết nối đường bộ (quốc lộ 1A, 19), đường sắt Bắc-Nam, cảng hàng không Phù Cát và đường biển của Quy Nhơn thuận tiện hơn Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang.

Để đánh giá về việc định hướng các sản phẩm du lịch hiện nay của Quy Nhơn, tác giả xây dựng ma trận SWOT sau đây:

Bảng 2.14: Ma trận SWOT đánh giá định hướng các sản phẩm du lịch hiện nay của thành phố Quy Nhơn

Điểm mạnh

- Vị trí khá thuận lợi, trung tâm kết nối - Tài nguyên biển hấp dẫn: Phương Mai là khu du lịch quốc gia

- Tài nguyên văn hóa, lịch sử đặc trưng khác biệt, có tiếng: Bài Chòi, Võ cổ truyền, Chèo Bả Trạo, Tuồng,...

Điểm yếu

- Hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch chưa thuận tiện

- Cơ cấu kinh tế dịch vụ thấp

- Tiếp cận, thu hút thị trường hạn chế - Quảng bá sản phẩm đặc trưng, hình ảnh điểm đến chưa tạo ấn tượng

- Sản phẩm còn đơn sơ

- Nhân lực chuyên nghiệp thiếu

Cơ hội

- Nằm trong vùng động lực du lịch biển, có xu hướng tăng trưởng

- Chính sách ưu tiên phát triển du lịch - Tiếp thu bài học kinh nghiệm từ Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Phan Thiết - Đầu tư cho du lịch tăng cường

Thách thức

- Cạnh tranh trong vùng gia tăng

- Đổi mới, tạo sự khác biệt, tránh trùng lặp

- Kết nối không gian phát triển giữa biển, đảo với đô thị, đầm phá và núi rừng

- Chất lượng tương tác giữa con người với thiên nhiên

- Lồng ghép hài hòa yếu tố truyền thống với hiện đại

- Tác động môi trường do phát triển công nghiệp thiếu quy hoạch

- Thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngập lụt

Như vậy có thể thấy rằng, hầu hết các sản phẩm du lịch hiện nay ở Quy Nhơn đều là sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội của thành phố trong phát triển du lịch. Điều này là hợp lý, nhưng đòi hỏi chính quyền địa phương phải tích cực trong việc thực hiện các chính sách nhằm khắc phục những điểm yếu và thích nghi với những thách thức đối với phát triển du lịch.

Bảng 2.15: Kết quả thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018- 2020

Các chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

1. Số sản phẩm du lịch chuyên biệt mới được xây dựng

Sản

phẩm 1 1 0

2. Số cuộc hội thảo được tổ chức Cuộc 10 8 3

3. Số lượng người tham dự hội thảo Người 850 680 200 4. Số sáng kiến được đưa ra trong các

cuộc hội thảo

Sáng

kiến 22 20 7

5. Số sáng kiến tốt được thành phố tiếp thu và áp dụng vào thực tế Sáng kiến 2 3 0 6. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch Triệu đồng 320 300 100 Nguồn: Tổng hợp

Có thể nhận thấy việc phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố thời gian qua được đánh giá là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch của thành phố, chính vì vậy du lịch chưa thật sự thu hút khách du lịch quốc tế cũng như khách trong nước và thời gian lưu lại của khách chưa đạt mức như một số trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cho đến nay ở Quy Nhơn đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã bị khai thác quá mức, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch thành phố cùng với sự xuống cấp của một số khu, điểm du lịch.

Bảng 2.16: Kết quả điều tra xã hội học về chính sách phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Quy Nhơn

Stt Tiêu chí đánh giá Mẫu Điểm Đánh giá

I Nhóm cán bộ, công chức QLNN về du lịch

1 Mức độ đầu tư của huyện cho chính sách hỗ trợ

phát triển sản phẩm du lịch 6 3,00 Trung bình 2 Sự phù hợp của các sản phẩm du lịch chuyên

biệt của thành phố 6 3,83 Khá

3 Khả năng thu hút đầu tư và khách du lịch của

các sản phẩm du lịch chuyên biệt 6 4,00 Khá

II Nhóm đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

1 Sự phù hợp của các sản phẩm du lịch chuyên

biệt của thành phố 33 3,85 Khá

2 Khả năng thu hút đầu tư và khách du lịch của

các sản phẩm du lịch chuyên biệt 33 4,03 Khá

Bảng 2.16 cho thấy theo đánh giá của nhóm cán bộ, công chức QLNN về du lịch. Thực tế cho thấy, Chính quyền thành phố chưa mạnh tay trong đầu tư cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chuyên biệt cho thành phố. Điều này cũng thể hiện ở mức kinh phí thực hiện chính sách (tại bảng 2.12) qua các năm 2018- 2020 là không lớn.

Bảng số liệu cũng cho thấy cả 02 nhóm đối tượng khảo sát đều đánh giá ở mức khá đối với sự phù hợp của các sản phẩm du lịch chuyên biệt của thành phố và khả năng thu hút đầu tư và khách du lịch của các sản phẩm du lịch chuyên biệt. Như vậy có thể thấy rằng, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Quy Nhơn cũng đã phát huy được hiệu quả tích cực.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 63)