Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 43)

phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ

1.4.1. Kinh nghiệm của quản lý nhà nước về CNTT tại thành phố Hà Nội

Theo Phong Như (2020)

<https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thanh-pho-ha-

noi/-/2018/820786/ha-noi-ung-dung-hieu-qua-cong-nghe-thong-tin-trong-hoat- dong-co-quan-nha-nuoc.aspx> “Để đẩy mạnh phát triển KT-XH, Hà Nội tích cực ứng dụng CNTT, chủ động tham gia và nắm bắt cơ hội thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế. Trong quá trình hiện thực hoá những mục tiêu, định hướng đó, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN của thành phố Hà Nội đã mang lại hiệu quả rõ nét.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của CNTT trong thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước của thành phố Hà Nội, từ năm 2016 đến nay, trên cơ sở đánh giá, khắc phục những tồn tại, phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2012 - 2015, Ủy ban nhân dân thành phố tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn 2016 - 2020. Báo cáo kết quả thực hiện triển khai chương trình mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020” tính đến năm 2019 cho thấy, Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định.

Lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư qua mạng: Thành phố quyết liệt chỉ đạo nâng cao tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Theo đó, tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt 100%, cấp phép đầu tư qua mạng đạt 73%, vượt chỉ tiêu yêu cầu của Nghị quyết số 05/2015/NQ- HĐND ngày 1-12-2015.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Hà Nội là thành phố đầu tiên trên cả nước triển khai hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến. Trong 4 năm từ 2016 đến 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai thành công tuyển sinh trực tuyến đầu cấp vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến của cả 3 cấp tăng dần qua các năm. Công tác giáo dục được quản lý thống nhất, đồng bộ trên hệ thống tập trung, ứng dụng CNTT từ khâu tuyển sinh, quản lý điểm, học bạ và cung cấp sổ liên lạc với phụ huynh. Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục thành phố được hình thành, phục vụ công tác quản lý, giám sát, phân tích dữ liệu giúp nâng cao năng lực quản lý và công tác định hướng phát triển ngành giáo dục thành phố ngày một tốt hơn.

Lĩnh vực giao thông vận tải: Từ năm 2017, thành phố thí điểm và mở rộng triển khai ứng dụng tìm kiếm, thanh toán trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động - IPARKING. Hệ thống thu phí điều tiết, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân. Giám sát hoạt động của hệ thống xe buýt trên địa bàn Thành phố bằng thiết bị GPS, ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý, điều hành, thông tin hành khách bằng hệ thống âm thanh, bảng LED trên xe và một số nhà chờ, ứng dụng tìm xe buýt cho hành khách, hệ thống mua vé online; triển khai dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé liên thông cho vận tải công cộng Hà Nội sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); thí điểm lắp đặt thiết bị hệ thống vé điện tử trên tuyến BRT; thí điểm xử lý vi phạm thông qua hệ thông giám sát bằng camera, ứng dụng phần mềm quản lý, giám sát công tác duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông bảo đảm hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu mở rộng phạm vi khai thác, áp dụng đối với lĩnh vực quản lý của thanh tra giao thông vận tải; kết nối với phòng quản lý đô thị các quận/huyện, ứng dụng phần mềm cấp giấy phép lái xe.

Lĩnh vực xây dựng: Ứng dụng phần mềm quản lý nhà và công sở, quản lý các dự án nhà ở xã hội phục vụ công tác quản lý. Thành phố đã đặt hàng Trường Đại học Lâm nghiệp phát triển phần mềm quản lý hệ thống cây xanh. Sở Xây dựng đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng.

Lĩnh vực y tế: Hà Nội đã và đang nghiên cứu hệ thống quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử cho nhân dân, phần mềm quản lý bệnh viện. Từ năm 2017, thành phố triển khai hệ thống quản lý tầm soát ung thư sớm đại trực tràng tại 28 quận,

huyện và gần 300 xã, phường. Từ năm 2018, thành phố triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn. Đến nay hoàn thành kết nối liên thông 100% nhà thuốc tư nhân, 100% nhà thuốc, quầy thuốc trong các cơ sở y tế công lập của thành phố.

Lĩnh vực tài nguyên - môi trường: Đến năm 2019, hoàn thành xây dựng hệ thống gồm 10 trạm quan trắc môi trường không khí tự động phục vụ cho công tác quan trắc môi trường không khí Hà Nội, hệ thống quan trắc chất lượng nước Hồ Tây, hệ thống quan trắc lượng mưa và bản đồ úng ngập trên cổng Giao tiếp điện tử thành phố. Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ việc đo vẽ và chỉnh lý bản đồ, tạo lập cơ sở dữ liệu về đất đai.

Lĩnh vực nông nghiệp: Triển khai hệ thống thông tin điện tử ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm bằng các thiết bị di động thông minh, bảo đảm an toàn đối với nông sản thực phẩm tại các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (hn.check.net.vn).

Lĩnh vực thanh tra: Thành phố đã xây dựng và triển khai phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo dùng chung đến các sở, ngành, 30 ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Tạo tài khoản cho 1.256 cán bộ, công chức của các đon vị để khai thác, sử dụng. Kết nối Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ (tính đến cuối năm 2019).

Lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng: Các dịch vụ thuế điện tử được triển khai đồng bộ tạo điều kiện tối đa, giảm chi phí cho người nộp thuế như nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử, thí điểm biên lai điện tử trong việc giải quyết các dịch vụ hành chính công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, sẽ tiếp tục mở rộng đến các cơ quan nhà nước của Thành phố. Bên cạnh đó, ngành thuế Hà Nội cũng đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế.

Lĩnh vực hải quan: Tiếp tục vận hành hiệu quả Hệ thống thông quan tự động và một cửa quốc gia VNACCS/VCIS, nộp thuế điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Triển khai áp dụng quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN thành phố Hà Nội giúp thành phố thực hiện thành công khâu “đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư”, đóng góp quan trọng vào kết quả “kinh tế Thủ đô tiếp tục được cơ cấu lại, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm, chuyển đổi mô hình

tăng trưởng đạt kết quả tích cực, kinh tế tăng trưởng khá, cao hơn bình quân chung cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại” như Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội khẳng định”.

1.4.2. Kinh nghiệm của quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh

Theo Phạm Văn Điệp (2019)

<https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/quang- ninh-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-huong-den-thanh-tinh-dich-vu-cong-

nghiep-vao-nam-2020-122912> “Trước thời kỳ đổi mới, Quảng Ninh là tỉnh nghèo, chủ yếu dựa vào trợ cấp của Trung ương. Với tư duy đột phá, dám nghĩ, dám làm, hiện nay Quảng Ninh đã tạo nên những cú bứt phá ngoạn mục, trở thành một trong những địa phương phát triển nhanh của khu vực phía Bắc, là trọng điểm kinh tế, trung tâm du lịch lớn, dẫn đầu trong nhiều chỉ số của cả nước và khu vực.

Trước đây, Quảng Ninh là một vùng kinh tế với trụ cột chủ đạo là than cùng một số ngành công nghiệp khác như nhiệt điện, xi măng,... Nhưng trong 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh quyết tâm giải quyết mâu thuẫn giữa khai thác than, phát triển công nghiệp nặng với phát triển du lịch, dịch vụ trên cùng địa bàn tạo nên những bước đột phá quan trọng cả trong tư duy, lý luận và thực tiễn. Với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đề xuất với Trung ương về các cơ chế, chính sách đặc thù; đồng thời tiến hành các khâu đột phá trong kinh tế như đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng, cải cách hành chính, xây dựng các quy hoạch, chiến lược, kêu gọi đầu tư...

Nhờ đó, Quảng Ninh đã nhanh chóng xác lập và khẳng định vị thế, giá trị mới trong tương quan khu vực, quốc gia và quốc tế. Kinh tế liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2011-2015 đạt trung bình 9,3 %/năm; giai đoạn 2015-2018 đạt trên 10%, năm 2018, đạt 11,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.110 USD/người/năm. Kết quả đó là bước đầu của quá trình phát triển kinh tế chuyển sang phát triển theo hướng bền vững, dần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp của Quảng Ninh.

Những thành quả đạt được đó, có một phần quan trọng trong quyết tâm chọn hướng đi đẩy mạnh xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT (CNTT), ứng dụng, vận hành theo quy luật thị trường, phù hợp với thực tiễn địa phương. Phát triển

CNTT đã đem đến cho Quảng Ninh những lợi ích thiết thực, tạo động lực bứt phá trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, an ninh - quốc phòng.

Bám sát Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, nhờ những hướng đi đúng và quyết liệt trong thực hiện, đến nay, ứng dụng, phát triển CNTT đã được Quảng Ninh triển khai đồng bộ và rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực.

Ngay thời kỳ đầu, giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính được coi trọng thực hiện. Nhờ đó, Dự án xây dựng CQĐT và đào tạo công dân điện tử được Quảng Ninh triển khai từ năm 2012 đã đạt được những kết quả rõ rệt. Năm 2018, tỉnh nghiệm thu đánh giá chất lượng, hiệu quả đầu tư Dự án giai đoạn I với tổng mức đầu tư 386 tỷ đồng. Dự án đã góp phần hoàn thiện hạ tầng nền tảng cho CQĐT, gồm: Trung tâm tích hợp dữ liệu tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế (Tier và TIA-942); 239 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến từ tỉnh đến cấp xã; xây dựng Đề án khung về xây dựng mô hình thành phố thông minh, hình thành nền tảng các cơ sở dữ liệu cốt lõi để xây dựng, triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể Chính quyền số giai đoạn 2019 - 2025.

Với cách làm sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, Quảng Ninh đi đầu trong cả nước, đột phá thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Đến nay bộ thủ tục hành chính (TTHC) của ba cấp chính quyền đã được hoàn thiện, chuẩn hóa. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã cung cấp tại tất cả các trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Đã hoàn thiện việc kết nối, tích hợp giữa phần mềm hệ thống CQĐT với hệ thống bưu điện trong việc tiếp nhận và trả kết quả tại nhà; cung cấp công cụ để người dân thực hiện thanh toán bằng thẻ hoặc trực tuyến đối với những thủ tục hành chính có thu phí, lệ phí; thực hiện trả kết quả bằng văn bản điện tử áp dụng chữ ký số, giúp công dân và tổ chức có thể sử dụng để giao dịch, giải quyết công việc thông qua môi trường mạng.

Nhờ liên tục quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng hạ tầng CNTT, đến nay, 100% các cơ quan Đảng, CQNN từ cấp xã trở lên đã được trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, Internet để thực hiện nhiệm vụ. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai cấp phát, đưa vào sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã. Triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, 100% CBCCVC từ cấp tỉnh đến cấp xã đều khai thác sử dụng phần mềm

quản lý văn bản và hồ sơ công việc có kết nối liên thông văn bản điện tử, hệ thống thư điện tử của tỉnh. Việc sử dụng chứng thư số được đẩy mạnh triển khai rộng rãi; liên thông quản lý văn bản tới 100% các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp các cấp trên địa bàn tỉnh và thuộc nhóm đầu cả nước về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính và luân chuyển văn bản điện tử 4 cấp. Quảng Ninh cũng là địa phương có số lượng trao đổi văn bản điện tử cao nhất toàn quốc. Trong 3 năm (2016 - 2018), tỉnh Quảng Ninh duy trì vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT

Ứng dụng mạnh mẽ, đồng bộ, có hiệu quả CNTT trên các lĩnh vực, Quảng Ninh đã cho xây dựng hệ thống các website quảng bá và kinh doanh du lịch, cập nhật các thông tin về hoạt động của ngành, cũng như giới thiệu quảng bá hình ảnh của tỉnh. Hệ thống Wifi miễn phí đã được lắp đặt trên địa bàn thành phố Hạ Long và tỉnh đang nghiên cứu mở rộng việc triển khai hệ thống wifi công cộng tại các đô thị khác. Tỉnh đã đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ứng dụng CNTT đồng bộ trong ngành than. Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử; ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn FPT và Ngân hàng Vietcombank để cung cấp dịch vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công thông qua các dịch vụ thanh toán thương mại điện tử, như mạng internet, máy POS hay ứng dụng trên điện thoại di động. Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thu học phí, viện phí, tiền điện..., không dùng tiền mặt. Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử, đến nay tỉnh đã có trên 100 gian hàng, với 300 mặt hàng, đăng tải trên 2.000 thông tin về thương mại, hằng năm thu hút trên 1.000.000 lượt truy cập. Ngoài ra, ứng dụng CNTT còn thể hiện ở việc hỗ trợ cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiến thức, kỹ thuật công nghệ cao, phòng chống dịch bệnh; cung cấp cơ sở dữ liệu xây dựng nông thôn mới, hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Đáng chú ý, tỉnh đã đồng bộ hệ thống quan trắc tự động môi trường nước, không khí tại 105 điểm thuộc 8 địa phương, nhờ đó đã cải thiện đáng kể chất lượng môi trường và ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.

100% trong các đơn vị thuộc ngành giáo dục đã thực hiện trao đổi văn bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w