Nhiều tài nguyên thông tin mang tính bảo mật không được gây lọ lọt thông tin ra ngoài, đã có nhiều hình thức biến tướng sử dụng tài nguyên thông tin làm những việc trái pháp luật gây ảnh hướng xấu đến xã hội dẫn tới việc tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin còn nhiều hạn chế.
Việc lựa chọn đánh giá sử dụng tài nguyên thông tin như thế nào cho hiệu quả phù hợp là vấn đề khó, chưa có sự vào cuộc của cả bộ máy chính trị, chưa có sự tham mưu, tham vấn của nhiều CQNN.
Kinh phí cho việc tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, thống kê CNTT chưa được quan tâm hỗ trợ nhiều.
- Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực công nghệthông tin ở tỉnh Phú Thọ thông tin ở tỉnh Phú Thọ
Hiện nay, nhận thức trong đội ngũ CBCCVC về QLNN đối với lĩnh vực CNTT của Phú Thọ không đồng đều. Không ít địa phương còn chưa chủ động, linh hoạt, trong xây dựng chủ trương, chính sách theo định hướng của cấp trên
Nhiều CBCCVC tại cơ sở còn yếu không nắm vững quy định pháp luật về CNTT, cũng như chức năng, nhiệm vụ được giao. Dẫn tới, quá trình quản lý, điều hành giải quyết các công việc liên quan CNTT còn chủ quan, duy ý chí. Thậm chí một số trường còn vi phạm các quy định của nhà nước về CNTT
Nhiều CBCCVC được giao làm việc trong lĩnh vực CNTT của tỉnh Phú Thọ trình độ chuyên môn còn yếu chưa đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn CNTT. Một số cán bộ còn chưa có cái nhìn tổng thể, chỉ thực hiện máy móc, thụ động trong thực hiện nhiệm vụ, thiếu sáng tạo, độc lập trong công việc cũng như chậm thích ứng với công nghệ mới.
Đặc biệt, đội ngũ cán bộ có khả năng bao quát tổng hợp, có nhiều kinh nghiệm thực tế, chủ động nghiên cứu, sáng tạo trong công việc chiếm số lượng rất nhỏ.
Một trong những hạn chế lớn của Phú Thọ cũng như nhiều tỉnh thành khác đó là tình trạng chảy máu chất xám đặc biệt trong lĩnh vực CNTT. Do
chênh lệch quá lớn giữa thu nhập của CBCCVC hoạt động trong lĩnh vực CNTT ở các cơ quan hành chính Nhà nước với doanh nghiệp nên đã không giữ chân được một bộ phận cán bộ có năng lực quản lý và chuyên môn. Bên cạnh đó biên chế cho cán bộ QLNN đối với lĩnh vực CNTT cũng như cán bộ chuyên trách về CNTT chưa được quan tâm bố trí đầy đủ.
- Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở tỉnh Phú Thọ
Thiếu đội ngũ CBCCVC thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện các quy định luật pháp về CNTT vì kiểm tra phải đi đôi với hướng dẫn thực hiện.
Sở TT&TT cũng chưa tham mưu được cho UBND tỉnh ban hành các quy định để cụ thể hoá các quy định của Nhà nước về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Công tác tham mưu về việc thực hiện thanh, kiểm tra các quy định Nhà nước về CNTT còn hạn chế do trình độ chuyên môn, nhận thức của đội ngũ CBCCVC làm nhiệm vụ tham mưu còn yếu. Chưa đánh giá hết được vai trò quan trọng của công tác thanh, tra kiểm tra trong lĩnh vực CNTT.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Mục tiêu, định hướng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địabàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Phú Thọ định hướng cơ bản xây dựng các hoạt động QLNN của chính quyền điện tử hóa, tạo bước đột phá trong hoạt động lãnh đạo, quản lý điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các CQNN; cải thiện chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư của tỉnh; tạo động lực cho sự phát triển KT- XH của tỉnh.
Tập trung phát triển CQĐT, khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin, xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu dùng chung của tỉnh làm nền tảng cho xây dựng CQS; đồng thời quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số tạo sự hài hòa, thống nhất trong quá trình chuyển đổi số.
Triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp phát triển CQĐT, CQS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phù hợp với yêu cầu của Chính phủ và thực tế phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương; mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp; góp phần nâng cao các chỉ số xếp hạng PCI, PAPI, PAR INDEX… của tỉnh.
3.2.1. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng và phát triển CNTT là xu thế tất yếu giúp thúc đẩy sự phát triển KT-XH. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực KT-XH, là phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của CQNN. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chính phủ điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử, trường học điện tử, bệnh viện điện tử, phát triển thương mại điện tử và các dịch vụ CNTT khác đảm bảo công nghệ hiện đại, phù hợp với sự phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển CNTT.
Căn cứ UQuyết định số 2348/QĐ-UBND ngày 17/09/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Đề án Phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 “Mục tiêu cụ thể như sau:
100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- 80% hồ sơ TTHC được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến.
- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, Quốc gia.
- 100% các CQNN triển khai có hiệu quả hệ thống điện tử lãnh đạo, quản lý, điều hành, giám sát công việc.
- Xây dựng, kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm; cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Văn hóa - Thể thao và Du lịch…
- 100% các CQNN cấp tỉnh, cấp huyện triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý
- 60% các quy trình và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ của các hoạt động trong các CQNN được số hóa; 30% các nghiệp vụ được thực hiện trên môi trường mạng
- 100% các CQNN được trang bị Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến - 100% Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước các
cấp được xây dựng đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của Chính phủ, tích hợp các kênh thông tin hỗ trợ người dân và doanh nghiệp dễ dàng giao tiếp với CQNN thông qua môi trường điện tử
- 100% các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh được triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin
- 50% người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử
- Triển khai hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định trên cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn kết hợp với các thiết bị thông minh để tổng hợp, báo cáo nhanh thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh. Triển khai hệ thống cung cấp và quản lý thông tin cơ sở dựa trên
CNTT và viễn thông; hệ thống quản lý thông tin trên báo điện tử và mạng xã hội
- Thử nghiệm các dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ
- Triển khai mạng 5G đến các khu công nghiệp và trung tâm đô thị”.
3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực
Mở rộng đào tạo phát triển nguồn nhân lực hợp tác với các đơn vị giáo dục trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các đơn vị ngoài nước. Đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục lớn đủ trình độ đào tạo bài bản CNTT theo định hướng hội nhập, đi vào thực tế. Chủ động thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế để đào tạo phát triện nguồn nhân lực CNTT.
Xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Xây dựng chủ trương, chính sách cho công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT đặc biệt là xã hội hóa trong đào tạo CNTT. Khuyến khích các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước xây dựng cơ sở đào tạo CNTT tại tỉnh Phú Thọ
Tăng cường căn cứ pháp lý cho xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo CNTT.
Mục tiêu cụ thể nguồn nhân lực trong CQNN trong giai đoạn 2021- 2025: