KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 81)

- Bố trí cán bộ phụ trách CNTT tới cấp xã: 225 ngườ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Ngày này, công nghệ thông tin đã trở thành một ngành nghề chiếm vị trí quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân góp phần thúc đẩy sự phát triển của KT-XH. Với sự phát triển vượt bậc của CNTT, đặc biệt là trong ứng dụng các hệ thống CNTT vào hoạt động của CQNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành đã đem lại hiệu quả to lớn.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” đã đạt được một số kết quả như sau:

Một là, đề tài đã hệ thống hóa được lý luận quản lý nhà nước về công

nghệ thông tin bao gồm khái niệm, vai trò, đặc điểm của công nghệ thông tin; khái niệm, vai trò, chủ thể, công cụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin; nội dung của quản lý nhà nước về công nghệ thông tin; kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại một số địa phương như thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Từ đó, làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Hai là, đề tài đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà

nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong giai đoạn 2018- 2020, quản lý nhà nước về công nghệ thông tin đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: công tác xây dựng CQĐT, ứng dụng CNTT được quan tâm, chỉ đạo; được

các ngành, các cấp và chính quyền các địa phương triển khai nhanh chóng, tích cực, kịp thời; hạ tầng kỹ thuật, các nền tảng cơ bản, các ứng dụng được trang bị đồng bộ, liên thông thống nhất 3 cấp, triển khai hiệu quả nhiều Ứng dụng CNTT. Từ đó, chỉ ra những thiếu sót cần khắc phục: nội dung tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về CNTT liên quan lĩnh vực CNTT còn hạn chế, công tác thực hiện nhiều nơi còn mang tính hình thức; các cơ chế, chính sách của tỉnh vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ứng dụng CNTT; nhiều mục tiêu không đạt được trong quy hoạch đã đề ra; hạ tầng CNTT trong các CQNN của tỉnh được đầu tư mức cơ bản, chưa được trang bị các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng đến cấp huyện, cấp xã; trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức của các CQNN trong tỉnh không đồng đều; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực CNTT chưa được chú trọng.

Ba là, dựa trên cơ sở lý thuyết tại Chương 1, phân tích thực trạng tại

Chương 2, đồng thời xuất phát từ mục tiêu, phương hướng của UBND tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, đề tài đã đề xuất bảy nhóm giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về CNTT ở tỉnh Phú Thọ; hoàn thiện xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật thông tin trong hoạt động công nghệ thông tin; đẩy mạnh tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, thống kê CNTT ở tỉnh Phú Thọ; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và chuyên trách về công nghệ thông tin; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định nhà nước về công nghệ thông tin; một số giải pháp khác.

Với những vấn đề đã nghiên cứu trong đề tài, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 81)

w