- Bố trí cán bộ phụ trách CNTT tới cấp xã: 225 ngườ
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về CNTT ở tỉnh Phú Thọ
Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ, nhận thức của các cấp cơ sở, các cá nhân và tổ chức về tầm quan trọng của việc phát triển CNTT. Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích của việc CĐS trong công tác giải quyết thủ tục hành chính. Thay đổi thói quen, nhận thức của nhân dân trong thời đại 4.0, CNTT phát triển biến mỗi người dân thành những công dân hiện đại, công dân số. Phổ biến, hướng dẫn người dân các kỹ năng cơ bản về CNTT như sử dụng mạng internet, hòm thư điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo hiểm xã hội trực tuyến và chủ động đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Việc tuyên truyền phải thường xuyên và linh hoạt, phát huy hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, thông tin điện tử, mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền về CNTT. Tăng cường và đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền; phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về CQĐT, CQS cho CBCC, viên chức, người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng triệt để, hiệu quả công nghệ số trong quản lý, điều hành hoạt động tuyên truyền. Sử dụng các công cụ thông minh, hiện đại để phân tích, đánh giá mức độ tiếp nhận thông tin của người dân nhằm tăng hiệu quả truyền thông.
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và quán triệt đầy đủ các quy định của Luật, các văn bản dưới Luật, chỉ đạo, hướng dẫn về CNTT. Người đứng đầu các cấp chính quyền có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, quán triệt và triển khai các giải pháp để đẩy mạnh phát triển CNTT vào công tác QLNN, phân công cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm về công tác QLNN về CNTT, phát triển CNTT tại cơ quan, đơn vị mình quản lý.
3.2.2. Hoàn thiện xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Tiến hành hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng và phát triển CNTT. Theo đó, các chương trình, kế hoạch, đề án cần bám sát tình hình thực tế của địa phương. Cần thực hiện xây dựng giải pháp, kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt, trong công tác QLNN về CNTT, bố trí kinh phí đầu tư, nguồn nhân lực và công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về CNTT cần được quan tâm, sát sao.
Đối với các CQNN đang sử dụng các sản phẩm CNTT theo ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển CNTT của tỉnh. Đồng thời phải có ý kiến thẩm định của Sở TT&TT để đảm bảo tính đồng bộ, liên thông giữa các ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, tránh sự trùng lắp, gây lãng phí. Đối với các ứng dụng CNTT triển khai cho nhiều đơn vị, nên triển khai thí điểm tại một số đơn vị từ đó đánh giá rút kinh nghiệm trước khi quyết định triển khai đại trà; tùy vào tình hình thực tế về hạ tầng kỹ thuật, nhân sự đảm trách, khả năng và nhu cầu của người sử dụng để có lộ trình thích hợp , đảm bảo phát huy hiệu quả.
Công tác huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển CNTT và QLNN về CNTT cần xây dựng giải pháp cụ thể, rõ ràng. Để thực hiện các dự án CNTT cần chủ động huy động nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, xã hội hóa, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,… Đặc biệt tập trung vào
đầu tư cho các dự án trọng tâm, trọng điểm có tính đột phá, tạo nền móng cho phát triển CNTT.
Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp các giải pháp phát triển CNTT. Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý chính sách tự do hóa đầu tư kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, doanh nghiệp. Phát triển công tác cung cấp thông tin phát triển CNTT, dự báo thị trường trong và ngoài nước cho các tổ chức, doanh nghiệp. Thúc đẩy sự phát triển giao dịch điện tử, thương mại điện tử, kết nối người dân với doanh nghiệp qua môi trường điện tử tạo môi trường kinh doanh đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.
Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các đề án, chương trình CNTT; có các chế tài sử phạt với các cơ quan, đơn vị không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; tuyên giương, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt công tác thực hiện chương trình, đề án phát triển CNTT.
3.2.3. Đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật thông tin trong hoạt động công nghệ thông tin
An ninh, an toàn và bảo mật thông tin trong các hoạt động CNTT là nhiệm vụ phức tạp, quan trọng cần có sự chỉ đạo, định hướng của CQNN. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thông tin cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Xây dựng quy chế nội bộ trong hoạt động CNTT của tất cả các CQNN đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Quản lý chặt chẽ hệ thống CNTT; các thiết bị, máy móc, thiết bị có khả năng trao đổi thông tin, lưu trữ dữ liệu để phòng ngừa lộ, lọt thông tin ra ngoài.
- Nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn thông tin phải phù hợp với cơ chế, chính sách về thuê dịch vụ CNTT trong CQNN. Ưu tiên sử dụng các ứng dụng CNTT do các doanh nghiệp trong nước, mang thương hiệu Việt Nam sản xuất. Lựa chọn các ứng dụng CNTT do doanh nghiệp trong nước tự xây dựng, thiết kế, phát triển sẽ đảm bảo độ tin cậy, cũng như khả năng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin của hệ thống.
- Các hệ thống phần mềm, ứng dụng CNTT sử dụng kết nối mạng internet cần phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên, có hệ thống cảnh báo về nguy cơ tấn công mạng và cần có cơ quan quản lý nhà nước đánh giá thường xuyên về mức độ bảo mật. Hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp cung cấp giải pháp, dịch vụ an toàn bảo mật thông tin với các cơ quan quản lý ở đây cụ thể là sở TT&TT.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, cần chú trong nội dung chủ động tự bảo mật thông tin của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ như sử dụng các hệ thống phần mềm cảnh báo người dùng khi có nguy cơ mất an toàn thông tin, cài đặt các công cụ chống xâm nhập thông tin trái phép,
- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn có đủ năng lực, trình độ quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin tại các CQNN trên địa bàn tỉnh.
- Trong giao dịch điện tử giữa các CQNN với cá nhân, tổ chức và giữa các CQNN với nhau cần sử dụng chữ ký số để xác thực thông tin. Triển khai giải pháp. Triển khai giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT phục vụ phát triển CQĐT, CQS tỉnh Phú Thọ theo mô hình 4 lớp; đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định của Chính phủ; kết nối, chia sẻ với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia.
- Thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn, an ninh thông tin mạng để bảo đảm an toàn các hệ thống CNTT, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của CQNN các cấp trên địa bàn tỉnh.
3.2.4. Đẩy mạnh tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, thống kê CNTT ở tỉnh Phú Thọ
Đẩy mạnh thực hiện quản lý, giám sát và sử dụng tài nguyên thông tin dặc biệt trong một số lĩnh vực xã hội đặc biệt quan tâm như tài nguyên môi trường, đất đai… nhưng vẫn phải đảm bảo tính báo mật, an toàn thông tin. Các CQNN chủ động lựa chọn, đánh giá các nguồn tài nguyên thông tin phù hợp có thể khai thác sử dụng.
Chỉ đạo các CQNN, đặc biệt là sở Kế hoạch và Đầu tư, cục thống kê tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án áp dụng CNTT vào thống kê số liệu.
Sắp xếp nguồn kinh phí phù hợp cho việc tổ chức thực hiện quản lý, giảm sát và sử dụng tài nguyên thông tin, thống kê CNTT.
3.2.5. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và chuyên trách về công nghệ thông tin
Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để hướng dẫn việc triển khai các chương trình, nhiệm vụ phát triển CQĐT, CQS cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị.
Đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên cho CBCC, viên chức của tỉnh về sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho công chức, viên chức để sẵn sàng chuyển đổi sang môi trường số.
Đổi mới nội dung, hình thức trong đào tạo nguồn nhân lực. Đảm bảo cán bộ, công chức có đầy đủ kỹ năng đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ trong quá trình xây dựng CQĐT, CQS. Tăng cường hình thức đào tạo thông qua hình thức trực tuyến, cho phép CBCC, viên chức vừa học vừa làm, kịp thời hỗ trợ, bổ sung các kỹ năng theo yêu cầu.
Cung cấp kỹ năng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các ứng dụng CNTT trong giao tiếp với các cơ quan hành chính nhà nước qua môi trường điện tử.
Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ xây dựng CQĐT, CQS. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai các giải pháp công nghệ, nhất là công nghệ số, đầu tư hạ tầng phục vụ xây dựng CQĐT, CQS.
Các cấp, các ngành bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ xây dựng CQĐT, tạo nền tảng phát triển CQS; lồng ghép chương trình mục tiêu để phát triển CQĐT, nhất là đối với cấp huyện, cấp xã.
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định nhà nước về công nghệ thông tin
Xác định những nội dung liên quan chấp hành quy định phát luật của nhà nước trong hoạt động QLNN về CNTT, về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ CNTT, thương mai điện tử,… là những nội dung trọng tâm cần thanh, kiểm tra thường xuyên.
Sở Nội vụ cần chủ động phối với sở TT&TT tham mưu cho UBND tỉnh về việc thự hiên công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra đặc biệt thanh tra trong lĩnh vực CNTT.
Việc thanh, kiểm tra các quy định nhà nước về CNTT cần được gắn liền với các hoạt động thanh, kiểm tra cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị. Các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về CNTT cần được xử lý nghiêm mang tính răn đe.
Phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực CNTT cho các cơ quan, đơn vị, các cá nhân tổ chức trong toàn tỉnh thông qua công tác thanh,
kiểm tra. Phát hiện và đề xuất các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi những chính sách, pháp luật về CNTT không còn phù hợp.
3.2.7. Các giải pháp khác
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về lĩnh vực CNTT là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển QLNN về CNTT. Trên cơ sở cơ chế, chính sách của Chính phủ về CNTT; tỉnh Phú Thọ cần đề ra những cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế tại địa phương. Một số giải pháp về cơ chế, chính sách mà tỉnh cần thực hiện cụ thể là:
- Cần xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng sát thực tế tại địa phương. Thể chế hóa các cơ chế, chính sách của trung ương thành các văn bản pháp luật của tỉnh sao cho phù hợp với định hướng của Đảng và nhà nước nhưng vẫn phù hợp với thực tế địa phương. Nghiên cứu, tìm hiểu các cơ chế, chính sách của Trung ương và của các tỉnh phát triển vận dụng vào QLNN về CNTT và phát triển CNTT. Xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong công tác quản lý, điều hành về lĩnh vực CNTT dựa trên các quy định trong các văn bản pháp luật về hoạt động QLNN về CNTT. Gắn liền việc triển khai phát triển CNTT tại CQNN với công tác thi đua khen thưởng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực CNTT, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng CNTT. Cần xác định rõ nguồn vốn đầu tư của các dự án CNTT, dự án nào do trung ương hỗ trợ, dự án nào do tỉnh đầu tư, dự án nào xã hội hóa. Đặc biệt cần có những chính sách cụ thể cho đầu tư pháp triển hạ tầng CNTT ở vùng sâu, vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực CNTT nhằm đẩy nhanh việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực CNTT. Ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc thù cho đội ngũ CBCCVC làm nhiệm vụ CNTT đặc biệt cán bộ có chuyên môn. Có cơ chế thu hút nhân tài từ các địa phương khác về cộng tác, làm việc tại tỉnh.
- Kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp CNTT; liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp phát triển hệ thống phần mềm, thiết bị phần cứng. Cũng như xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp CNTT.
- Cụ thể hoá, thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT và khuyến khích ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của KT-XH. Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư đổi mới công nghệ đối với các doanh
nghiệp ứng dụng CNTT để đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.
- Thể chế hóa cơ chế, chính sách đầu tư phát triển CNTT và khuyến khích phát triển CNTT. Cần có chính sách ưu đãi về đầu tư giúp các tổ chức, doanh nghiệp CNTT trong tỉnh đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Tăng cường sự chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, sự phối hợp giữa các CQNN cấp tỉnh với Sở TT&TT; giữa các UBND huyện, thành, thị với UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác hướng dẫn các chủ trương, chính sách, các quy định về phát triển CNTT của tỉnh. Nhất là sự phối hợp giữa Sở TT&TT và Sở Nội vụ trong việc hướng dẫn các huyện, thành phố phân bổ biên chế chuyên trách về CNTT cho các CQNN tỉnh theo Chương trình hành động của UBND tỉnh. Cùng với đó là hướng dẫn công tác tuyển dụng biên chế chuyên trách về CNTT của các CQNN đảm bảo đủ số lượng và chất lượng.
CNTT là một lĩnh vực khoa học mới, phát triển nhanh chóng với những hình thái mới. Vì vậy, việc hoàn thiện, đổi mới bộ máy QLNN về CNTT tại các cấp chính quyền là nhiệm vụ vô cùng bức thiết. Dưới đây là một số giải pháp để hoàn thiện bộ máy QLNN về CNTT trong hoạt động CQNN:
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về cơ cấu tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn liên quan đến công tác QLNN về CNTT. Từ đó có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, phân rõ chức năng, nhiệm vụ của