Thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 58)

5 Trung tâm điều hành thông

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-

Phú Thọ giai đoạn 2018-2020

2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin ở tỉnh Phú Thọ

Trong giai đoạn 2018 - 2020, sở TT&TT đã chủ động thường xuyên tuyên truyền, phổ biến qua hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ; cổng thông tin điện sở, ban, ngành và cổng thông tin điện tử huyện, thành, thị về lĩnh vực CNTT cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT được Chính phú, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành. Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiểu, đài truyền thanh, màn hình quảng cáo...

Năm 2018, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ đi vào hoạt động đáp ứng các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, Luật Tiếp cận thông tin và các quy định khác của pháp luật. Thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và nhu cầu tìm kiếm thông tin của các tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về CNTT ở tỉnh Phú Thọ.

Tính đến hết năm 2020, 100% các sở, ban, ngành; UBND huyện, thành, thị đã có Trang/Cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp. Các sở, ban, ngành từng bước triển khai có hiệu quả các kênh thông tin khác nhau như mạng xã hội (Facebook, Zalo), thư điện tử, ứng dụng phần mềm… nhằm tương tác với người dân và doanh nghiệp; hỗ trợ công dân, tổ chức theo dõi tình trạng xử lý phản ánh, kiến nghị trên môi trường mạng thông qua các thiết bị điện tử.

2018 2019 20200 0 100 200 300 400 500 600 700 1 111 154 192 130 95 404 587 441 18 8 25

Thông tin chỉ đạo điều hành Chính sách mới của nhà nước Tin địa phương Văn bản CNTT do sở TT&TT công khai

Hình 2.1 Tổng hợp số liệu Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ)

Như hình trên số lượng bài đăng trên cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ về thông tin chỉ đạo điều hành tăng dần từ 2018 - 2020 từ 1 tin lên 154 tin, tin địa phương năm 2020 có giảm so với 2019, tin chính sách mới thì giảm dần từ 2018 - 2019, đặc biệt số lượng văn bản liên quan CNTT do sở TT&TT công khai còn ít tổng 3 năm chỉ đạt 51 văn bản.

2.2.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đặc thù về công nghệ thông tin ở tỉnh Phú Thọ

Xác định công tác thực hiện chính sách, chiến lược có vai trò quyết định trong đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT nói riêng và trong phát triẻn KT- XH nói chung, UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 2786/QĐ- UBND ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án phát triển CNTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của đề án là “Đến năm 2020, ứng dụng CNTT sâu rộng trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng Chính quyền điện tử, hiện đại hóa công tác hành chính nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Tập trung ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch; đổi mới và tạo bước chuyển mạnh về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, y tế, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị và phát triển văn hóa, con người. Quan tâm và từng bước phát triển công dân điện tử; triển khai giáo dục điện tử, y tế điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử.

Hoàn thiện hạ tầng CNTT, phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT trong tình hình mới. Phát triển công nghiệp

CNTT cả công nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách tỉnh, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực CNTT của tỉnh.

Đến năm 2030 Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh, thành phố phát triển về Chính quyền điện tử; ứng dụng và phát triển CNTT mạnh trong các ngành, lĩnh vực. Đưa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT của tỉnh đạt mức độ khá trong toàn quốc”.

Tỉnh Phú Thọ đã chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch theo lĩnh vực và đề án dài hạn theo giai đoạn định hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển CNTT hướng tới CPĐT, CQS mà Chính phủ đã đề ra. Từ đây, sắp xếp nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trong năm 2018, UBND đã ban hành kế hoạch số 3251/KH-UBND ngày 25/7/2018 về việc Thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2019 – 2020. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các CQNN hướng tới xây dựng thành công CQĐT tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của CQNN; hỗ trợ đắc lực cho công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn. Các chỉ tiêu cụ thể của Kế hoạch như sau:

“Hoàn thành xây dựng và từng bước triển khai có hiệu quả nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh, cho phép các ứng dụng dùng riêng tại các cơ quan, đơn vị kết nối chia sẻ dữ liệu.

Kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh với các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin quốc gia khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật.

Đảm bảo trên 30% hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 100% dịch vụ công cấp độ 4 có giải pháp xác thực điện tử tập trung.

Trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính cần trao đổi giữa các bộ phận một cửa liên thông được trao đổi qua môi trường mạng.

Trên 80% hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên của địa phương được áp dụng phương án bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng cho cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin của các CQNN”.

Ngoài ra, trong năm năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 05/7/2018 về việc Ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ CQĐT CQNN tỉnh Phú Thọ với mục tiêu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT (CNTT) xây dựng CQĐT tỉnh Phú Thọ. Cho phép đánh giá mức độ xây dựng CQĐT tại các CQNN của tỉnh; làm cơ sở chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền ñiện tử nhằm nâng cao chất lượng quản lý, ñiều hành và phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng và CBCCVC, người lao ñộng trong các CQNN về ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền ñiện tử; xây dựng các cơ quan ñiển hình, cá nhân tiêu biểu trong việc ứng dụng CNTT; Cụ thể hóa mô hình CQĐT trong các CQNN của tỉnh Phú Thọ. Các văn bản trên là bản lề cho việc xây dựng các đề án, kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm sau này của tỉnh”. Cuối năm 2019, UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục ban hành kế hoạch số 6051/KH-UBND ngày 28/12/2018 về ứng dụng CNTT và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2019 mục tiêu “Đẩy mạnh triển khai và khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp”.

Năm 2019, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 10/5/2019 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ đây là căn cứ quan trọng để lãnh đạo các CQNN tập trung chỉ đạo, đôn đốc theo đúng chức năng nhiệm vụ khi nằm trong ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử. Tiếp theo, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 12/9/2019 về việc ban hành Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 với mục tiêu “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ nhằm tạo bước đột phá trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Chính quyền điện tử tỉnh được xây dựng hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu lực trong quản lý nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của tỉnh. Cải thiện chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh của tỉnh thông qua việc phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn; từng bước hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử trên cơ sở Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ, Kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, phù hợp với yêu cầu của Chính phủ và thực tế phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Xây dựng Chính quyền điện tử phải gắn chặt đảm bảo bảo an ninh, an toàn thông tin”. Cuối năm 2019, UBND

tỉnh Phú Thọ tiếp tục ban hành kế hoạch hành động số 5654/KH-UBND ngày 04/12/2019 về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng năm 2025 với mục tiêu “Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; nâng cao an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính của tỉnh”.

Năm 2020, UBND tỉnh Phú Thọ ban hàng 2 quyết định số 663/QĐ- UBND ngày 26/3/2020 về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ và quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Phú Thọ mục tiêu xây dưng quy chế hoạt động 2 hệ thống quan trọng của tỉnh là hệ thống quản lý văn bản điều hành và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Phú Thọ. 2018 2019 2020 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 1 3 2 2 2 2020; 0 Quyết định Kế hoạch

Hình 2.2 Tổng hợp số lượng Quyết định, kế hoạch lĩnh vực công nghệ thông tin ban hành giai đoạn 2018-2020 tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Quyết định Ban hành Đề án Phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030)

Tóm lại, công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đặc thù về công nghệ thông tin ở tỉnh Phú Thọ đã được các cấp chính quyền đặc biệt UBND tỉnh Phú Thọ, Sở TT&TT quan tâm, sát sao đi đúng định hướng của Đảng và Chính phủ về xây dựng CPĐT, CQS.

2.2.3. Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Theo chức năng, nhiệm vụ Sở TT&TT là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT cho CQNN trên địa bàn tỉnh; quản lý, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ cho việc quản lý và điều hành của UBND tỉnh và lãnh đạo UBND tỉnh, cùng với đó là việc hướng dẫn sử dụng hệ thống hạ tầng CNTT của tỉnh và đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động ứng dụng CNTT của CQNN tỉnh. Giúp Sở TT&TT thực hiện nhiệm vụ này là Phòng CNTT, Trung tâm CNTT và Truyền thông trực thuộc Sở TT&TT.

Trong giai đoạn 2018-2020, Sở TT&TT đã đảm bảo 100% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được đánh giá, xác định cấp độ và hồ sơ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo hướng dẫn của Bộ TT&TT. Các hệ thống CNTT ở một số cơ quan, đơn vị được cài dặt các phần mềm an toàn, an ninh cơ bản như: phần mềm diệt virus, tường lửa, bảo mật đăng nhập, xác thực một lần… Năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng của tỉnh đã được triển khai. Hệ thống thực hiện giám sát, cảnh báo, theo dõi các nguy cơ tấn công vào các hệ thống thông tin trọng yếu như: Trung tâm tích hợp dữ liệu số, Trung tâm điều hành thông minh, Hệ thống cung cấp dịch vụ công, Cổng Thông tin điện tử tỉnh…

Bảng 2.5 Kết quả An toàn thông tin mạng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018- 2020

ST

T NỘI DUNG/CHỈ TIÊU

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

2018 2019 2020

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 58)

w