CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát bộ máy quản lý công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát bộ máy quản lý công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Thọ
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ
Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ (2017), điều kiện tự nhiên bao gồm:
“Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:
- Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; - Tỉnh Hòa Bình về phía Nam; - Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;
- Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam; - Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông – Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan
trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.
Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế.
Địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:
- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 – 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản… để phát triển kinh tế – xã hội còn hạn chế.
- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự nhiên 1.132,5km2,, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 – 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung những đồi gò thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế – xã hội khác.
Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế – văn hóa, phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân.
Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ bình quân 23 độ C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 – 87%. Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Thủy văn
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn như trên, Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Giao thông vận tải:
Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.
- Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ côn Minh – Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế – xã hội rất lớn. Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 – đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lô 18 đi cảng biển Cái Lân – Quảng Ninh (cảng biển). Quốc Lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La – Điện Biên – CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TP Hồ chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.
- Đường thủy: Việt Trì “thành phố ngã ba sông” nới hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm”.
2.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin của tỉnh Phú Thọ
Trong những năm gần đây, hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về CNTT và ứng dụng CNTT ở nước ta nhìn chung đã được đổi mới và tăng cường. Đến thời điểm hiện tại, cơ bản tất cả các CQNN của tất cả các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương đều đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT. Trong năm 2002, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) được thành lập và được giao nhiệm vụ QLNN về viễn thông và CNTT.
Ở tỉnh Phú Thọ, hệ thống QLNN về CNTT nói chung và QLNN về ứng dụng CNTT nói riêng được quan tâm triển khai hoàn thiện ở cả 3 cấp chính quyền đặc biệt tuyến tỉnh, huyện.
Thực hiện Nghị định số 101/2004/NĐ-CP, ngày 25/02/2004 của Chính phủ Về việc thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 24/12/2004, Sở Bưu chính, Viễn thông Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 4020/2004/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Việc ra đời Sở Bưu chính, Viễn thông (nay là Sở TT&TT) đã đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đối với lĩnh vực CNTT. Lần đầu tiên UBND tỉnh đã thành lập được một cơ quan chuyên môn giúp cho UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với lĩnh vực CNTT. Tiếp theo đó thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, ngày 16/4/2008 Sở TT&TT chính thức được thành lập theo Quyết định số 1024/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ. Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên 5 lĩnh vực: “Báo chí, Xuất bản, Bưu chính, Viễn thông, CNTT”. Năm 2011 được bổ sung nhiệm vụ quản lý nhà nước về “Thông tin đối
ngoại”. Năm 2013 được bổ sung nhiệm vụ quản lý nhà nước về “Thông tin cơ sở, An toàn an ninh thông tin”.
Với quyền hạn trên, sở TT&TT được đánh giá là đơn vị quan trọng quản lý đa ngành, đa nghề; có nhiều nội dung nhạy cảm, ảnh hưởng tới tư tưởng, chính trí và an ninh, trật tự xã hội cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, còn yêu cầu trình độ chuyên môn cao do tính chất đặc thù về kỹ thuật, CNTT. Là một trong những ngành động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của ngành đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, từ năm 2004 đến nay, bên cạnh việc xây dựng, tổ chức bộ máy đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó; Sở TT&TT còn thường xuyên đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm gắn với địa phương, cơ sở.
Để chỉ đạo và điều hành các hoạt động phát triển CNTT và QLNN về CNTT của tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ. Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo CNTT tỉnh Phú Thọ. Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh có nhiệm vụ: “Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, lĩnh vực trên toàn địa bàn tỉnh Phú Thọ; thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT; Chỉ đạo việc đầu tư, triển khai các giải pháp nhằm phát triển hạ tầng, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, tăng cường nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN.; Điều phối, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án quan trọng có tính chất liên ngành về phát triển và ứng dụng CNTT; Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT tại địa phương, định kỳ báo cáo UBND tỉnh; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền”.
Tại các đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV, ngày 30/6/2008 của liên Bộ TT&TT, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TT&TT thuộc UBND cấp tỉnh, phòng VH-TT thuộc UBND cấp huyện. Phòng VH-TT của 13 huyện, thành phố được thành lập. Phòng VH-TT có chức năng: “tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện QLNN: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; CNTT, cơ sở hạ
tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn”. Cho đến nay 13/13 huyện, thành, thị của tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT cấp huyện.
Có thể nói hiện nay bộ máy QLNN và bộ máy tham mưu chỉ đạo và điều hành về CNTT trong hoạt động của các CQNN tỉnh Phú Thọ ở các cấp cơ bản đã hoàn thiện. Tuy nhiên, bộ máy vận hành các hệ thống CNTT cũng như hỗ trợ các CQNN trong việc triển khai và vận hành các ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn còn thiếu và yếu. Cả tỉnh mới có 01 Trung tâm CNTT và Truyền thông làm nhiệm vụ vận hành và hướng dẫn sử dụng hạ tầng CNTT cũng như triển khai và hướng dẫn các CQNN của tỉnh triển khai các hệ thống CNTT. Trong khi đó, số lượng đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước lớn, việc hỗ trợ từ tỉnh, xuống huyện, xuống xã là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức.
2.1.3. Thực trạng phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2018 đến nay, tỉnh Phú Thọ đã quan tâm, đẩy mạnh CNTT xây dựng CQĐT theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhằm HĐH nền hành chính, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Năm 2020, xếp hạng ứng dụng CNTT tỉnh Phú Thọ theo báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông Việt Nam năm 2020 của Bộ TT&TT đứng vị trí thứ 7 cao nhất trong các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Bảng 2.1 Xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trung du, miền núi phía Bắc qua các năm 2018-2020
Đơn vị tính: Thứ hạng
STT Tên tỉnh/TP Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Phú Thọ 23 21 7 2 Lào Cai 8 5 11 3 Lạng Sơn 21 14 18 4 Bắc Kạn 52 42 20 5 Thái Nguyên 22 38 30 6 Điện Biên 49 62 32 7 Bắc Giang 20 25 38 8 Hà Giang 12 36 40 9 Cao Bằng 16 54 42 10 Tuyên Quang 35 56 48 11 Sơn La 57 45 51 12 Yên Bái 56 49 58 13 Hòa Bình 60 47 60 14 Lai Châu 59 63 61
(Nguồn: Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông Việt Nam năm 2020, Bộ TT&TT)
Cũng trong năm 2020, xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh theo báo cáo chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 của Bộ TT&TT đứng vị trí thứ 18 cả nước và đứng thứ 4 trong các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Bảng 2.2 Xếp hạng Chuyển đổi số các tỉnh trung du, miền nũi phía Bắc năm 2020 Đơn vị tính: Thứ hạng STT Tên tỉnh/TP Năm 2020 1 Bắc Giang 10 2 Thái Nguyên 12 3 Lạng Sơn 16 4 Phú Thọ 18 5 Hà Giang 26 6 Lào Cai 32 7 Hòa Bình 38 8 Yên Bái 40 9 Tuyên Quang 44 10 Điện Biên 45 11 Lai Châu 50