Tổng số cán bộ chuyên trách CNTT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 63)

trong CQNN cấp tỉnh, huyện (người) 90 92 92 3 Bố trí cán bộ phụ trách CNTT cấp xã Không Có Có

(Nguồn: Quyết định ban hành Đề án Phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Phú Thọ)

Năm 2020, Xếp hạng Hạ tầng nhân lực Phú Thọ đứng thứ 29 cả nước trong đó Hạ tầng nhân lực của xã hội đứng thứ 44, Hạ tầng nhân lực của CQNN đứng thứ 18. Trong giai đoạn 2018-2020, xếp hạng Hạ tầng nhân lực chung và xếp hạng hạ tầng nhân lực của CQNN của tỉnh Phú Thọ có xu hướng giảm dần. Riêng hạ tầng nhân lực của xã hội năm 2020 xếp thứ 44 tăng 2 bậc so với 2019 xếp thứ 46 (chi tiết xem Hình 2.1).

0 5 10 15 20 2530 3540 45 50 24 39 14 26 46 14 29 44 18 2018 2019 2020

(Nguồn: Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và Truyền thông Việt Nam năm 2020)

2.2.6. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở tỉnh Phú Thọ

Trong giai đoạn 2018-2020, công tác thanh, kiểm tra trong thực hiện quy định, luật pháp của Nhà nước về CNTT chưa được chú trọng. Việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu tập trung vào nội dung chấp hành quy định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN gắn với việc cải cách hành chính. Cụ thể là hằng năm, Sở Nội vụ phối hợp với Sở TT&TT tiến hành tổ chức một cuộc kiểm tra công tác cải cách hành chính định kỳ tại các đơn vị và một số cuộc kiểm tra đột xuất. Một trong những nội dung kiểm tra là tình hình ứng dụng CNTT trong HĐH hành chính trong đó bao gồm việc triển khai dịch vụ công trực; gửi, nhận văn bản điện tử; sử dụng hộp hòm thư công vụ; cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử; hệ thống kết nối mạng Lan và việc xây dựng các kế hoạch ứng dụng CNTT tại đơn vị.

2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-2020

2.3.1. Kết quả, hiệu quả

Giai đoạn 2018- 2020, Tỉnh Ủy Phú Thọ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác ứng dụng và phát triển CNTT. Đồng thời, trong các Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương chung về phát triển KT-XH của tỉnh, các chương trình, dự án đều gắn với việc đề ra nhiệm vụ, lồng ghép các nội dung về ứng dụng và phát triển CNTT. Bên cạnh đó, Sở TT&TT, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, kịp thời. Công tác xây dựng CQĐT được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; được các ngành, các cấp và chính quyền các địa phương triển khai nhanh chóng, tích cực, kịp thời.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên bám sát nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sở TT&TT đã đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT, chính phủ điện tử, tăng cường năng lực của cơ quan hành chính, thực hiện công khai minh bạch, phục vụ có hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Hạ tầng kỹ thuật, các nền tảng cơ bản, các ứng dụng được trang bị đồng bộ, liên thông thống nhất 3 cấp chính quyền trong toàn tỉnh đã tạo tiền đề quan trọng để chuyển đổi ban đầu phương thức làm việc trong các cơ quan nhà nước từ môi trường truyền thống sang môi trường điện tử. Giao dịch của người dân, doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước chuyển dần từ trực tiếp sang trực

tuyến đã nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp trong đời sống và sản xuất, kinh doanh.

Nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính của lãnh đạo, CBCCVC ngày càng được nâng cao, cơ bản cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến lên môi trường mạng, cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử đầy đủ, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác thông tin, thực hiện các thủ tục hành chính…

Việc triển khai có hiệu quả các ứng dụng CNTT (hòm thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý văn bản điện tử (iOffice), hệ thống một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống truyền hình trực tuyến, các ứng dụng chuyên ngành khác…) đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin giữa các CQNN, thúc đẩy quá trình phát triển KT- XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói rằng, những kết quả đạt được về ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của CQNN thời gian qua đây đã tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức, phương pháp làm việc của cán bộ, công chức trong tỉnh. Góp thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của CQNN, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nhu cầu người dân.

2.3.2. Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 63)

w