32Từ bảng 3.8 và bảng 3.9 thấy rằng sau 15 và 20 lần giặt thì vải bông xử lý vớ

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (14) (Trang 57 - 58)

Từ bảng 3.8 và bảng 3.9 thấy rằng sau 15 và 20 lần giặt thì vải bông xử lý với chitosan vẫn giữ được tính kháng khuẩn mặc dù khả năng kháng khuẩn đã giảm đáng kể, lần lượt với tỷ lệ vi khuẩn giảm tương ứng là 63.63% và 56.52%. Thêm một lần nữa phân tích bằng ảnh phổ hồng ngoại FTIR cũng chứng minh các mẫu vải sau 20 lần giặt vẫn giữ được tính kháng khuẩn thông qua việc xuất hiện pick mới tại bước sóng 1730cm-1 và 1588cm-1 (hình 2.21)

Ảnh hưởng của 20 quá trình giặt đến tính kháng khuẩn của vải bông được đánh giá thông qua phân tích hình ảnh bề mặt xơ bông của mẫu vải xử lý với chitosan bằng hiển vi điện tử quét (SEM) (hình 2.22)

Từ hình 2.22 thấy rằng sau 20 chu trình giặt bề mặt xơ bông bị tổn thương khá nhiều thể hiện các xơ bông bị tưa ra, bề mặt xơ không còn phăng nhẫn như trước khi giặt. Giả thiết màng chitosan bao bọc quanh xơ bông đã bị phá vỡ và mất đi một lượng chitosan thể hiện bằng khả năng kháng khuẩn của vải bị giảm đi đáng kê sau 20 lần giặt (bảng 3.9). Tuy nhiên có thể đã có một lượng chitosan tạo được liên kết chặt chẽ với xenlulo vẫn tồn tại trên vải sau 20 chu trình giặt. Do đó vải vẫn có tính kháng khuẩn sau 20 chu trình giặt thể hiện qua bảng 3.9 và hình 3.13. Từ kết quả nghiên cứu này có thể kết luận rằng:

- Trong miền nghiên cứu, nhiệt độ gia nhiệt 170C, thời gian gia nhiệt là 2 phút, mức ép là 80% là các thông số công nghệ cho khả năng kháng khuẩn, độ bền kháng khuẩn của vải bông xử lý với chitosan sau 20 lần giặt..

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn quá trình hoàn tất vải (14) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)