Thông thường dung dịch ngấm ép có thể được chuẩn bị ngay trong máng ngấm ép của hệ thống thiết bị văng sấy và được hệ thống bơm tuần hoàn khuấy trộn để làm đều dung dịch. Tuy nhiên do dung dịch chitosan có độ nhớt rất cao nên đề tài đã quyết định hòa tan chitosan bên ngoài theo thứ tự nước - CA - chitosan - SHP bằng mô tơ khuấy (trong khoảng thời gian 1 giờ) để bảo chitosan được hòa tan hoàn toàn. Trong quá trình pha dung dịch ngấm ép phải vệ sinh sạch sẽ các thùng pha chế, cốc đong, cánh khuấy... Đo và ghi lại giá trị pH của dung dịch sau khi hòa tan chitosan.
- Dùng lưới in để lọc dung dịch để loại bỏ tạp chất trong chitosan để tăng ngoại quan của vải bông sau xử lý rồi mới đưa vào máng ngấm ép.
Sau khi cài đặt và chạy thử, căn cứ vào điều kiện thiết bị và các yếu tố công nghệ, đề tài quyết định chia quá trình xử lý hoàn tất đưa chitosan lên vải bông thành hai giai đoạn với các thống số công số công nghệ như sau:
+ Giai đoạn 1: Xử lý ngấm ép-sấy sơ bộ - Tốc độ chạy máy: 10m/phút
- Mức ép: 70% tương ứng với lực ép 2bar - Nhiệt độ 04 buồng sấy: 1200C
+ Giai đoạn 2: Xử lý ngấm ép-sấy-gia nhiệt - Tốc độ chạy máy: 6m/phút
- Mức ép: 70% tương ứng với lực ép 2bar - Nhiệt độ 04 buồng gia nhiệt: 1700C
* Thiết lập đơn công nghệ cho dung dịch ngấm ép: - Nước mềm
- Chitosan: 1.4% (o.w.f) - Axit xitric: 7% (o.w.b)
- Natri Hypophostphite (SHP) và axit xitric (CA) theo tỷ lệ mole 1:1 - Chất ngấm: 0.1%
* Chuẩn bị thiết bị và các thông số công nghệ cho quá trình ngấm ép
- Vệ sinh cặp trục ép và các bộ phận mà vải trong quá trình ngấm ép đi qua