sản xuất đơn giản hơn nên vải không dệt kháng khuẩn có mức giá thấp hơn nhiều so với vải dệt kim kháng khuẩn.
Để tạo nên vải không dệt kháng khuẩn, thông thường sẽ có hai cách kéo sợi cơ bản. Với kỹ thuật kéo sợi nóng chảy, thì nhựa polyme sẽ được tác dụng bởi nhiệt độ cao, khiến cho chất liệu nóng chảy và đi qua vòi phun sợi. Các sợi vải này sẽ được gom lại, tạo thành một lớp đệm xơ. Sau đó dùng máy đè nén lớp đệm xơ này lại, với lực ép, và trọng lực sẽ biến lớp đệm xơ thành một tấm vải.
Còn đối với kỹ thuật thổi chảy, nhựa polyme cũng sẽ được làm nóng chảy bởi nhiệt độ cao. Sau đó cho chất lỏng chạy qua vòi phun để tạo thành các sợi vải nhỏ. Theo phương pháp này thì lớp xơ có độ mảnh cao hơn. Vì chúng phải chịu sự tác động thổi của áp suất, khí nóng. Cuối cùng phần xơ này được gom lại để tạo thành vải không dệt.
Và khi được sử dụng để làm vải kháng khuẩn, các lớp đệm xơ này thường được ghép từ 3 lớp đến 5 lớp. Những lớp đệm dày thường là lớp ngoài cùng, nhằm giúp cản lại được những không khí bẩn. Còn bên trong sẽ là lớp đệm mỏng Melt blown, lớp đệm này sẽ giúp người sử dụng không bị khó chịu, hay giúp cho da có độ thoáng khí cao hơn. Khi vải được tạo ra càng nhiều lớp, thì khả năng kháng khuẩn sẽ càng cao.
Vải dệt thoi là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loại vải được hình thành trên khung dệt. Khung dệt có thể là do con người thực hiện, hoặc khung dệt công nghiệp. Vải được sản xuất dựa trên nguyên lý là sự liên kết giữa các sợi ngang và sợi dọc. Chúng được đan xen hai hoặc nhiều sợi ở các góc vuông với nhau.
Mặc dù là sự đan xen liên kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợi dọc, nhưng chúng vẫn có khe hở làm cho các hạt bụi li ti hay vi khuẩn có khả năng lọt vào bên trong. Vậy nên, nhà sản xuất đã sử dụng các chất kháng khuẩn để tạo nên vải dệt thoi kháng khuẩn. Vải dệt thoi khi sử dụng ion kim loại để bảo vệ, sẽ giúp chất liệu giảm được mùi hôi ẩm khó chịu. Các chất liệu dệt thoi kháng khuẩn thường được