hợp này, do nhu cầu thực tế, các loại quần áo kháng khuẩn được chỉ được dùng một lần. Sau khi sử dụng xong, để đảm bảo không có sự truyền nhiễm của vi rút, vi khuẩn ra bên ngoài vùng dịch, các loại quần áo này phải được xử lý ngay tại chỗ. Thực tế ta có thể thấy rằng, các đợt dịch này thường không xảy ra ở các thành phố lớn, những nơi mà có điều kiện để xử lý các loại quần áo đã qua sử dụng, mà các đợt dịch lại thường xảy ra ở các vùng nông thôn, miền núi xa xôi. Do vậy, việc chuyên trở các trang phục từ các nơi xa xôi này, về đến thành phố lớn để xử lý thì quá là tốn công, hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, lại tạo điều kiện cho các loại vi rút vi khuẩn gây ra đợt dịch có điều kiện phát tán ra ngoài vùng dịch, gây ra một vùng dịch mới, và điều này là rất nguy hiểm. Do vậy, yêu cầu cán phải xử lý ngay tại chỗ các trang phục này, do vậy ta thường dùng các trang phục có độ bền giật thấp (do không phải giật) trong các trường hợp này.
Các loại quần áo sử dụng nhiều lần (độ bền giặt cao): Các loại quán áo này, thường được trang bị cho các nhân viên y tế. Trong môi trường bệnh viện, môi trường làm việc của các nhân viên y tế, luôn tồn tại các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh. Để đảm bảo cho sức khoẻ của các nhân viên y tế, cần phải trang bị cho họ những bộ trang phục có khả năng kháng khuẩn. Nhưng nếu mỗi một lần mặc, lại trang bị một bộ quần áo kháng khuẩn khác nhau, thì chi phí sẽ rất lớn, do vậy cần phải sử dụng các bộ quần áo kháng khuẩn có khả năng tái sử dụng để giảm bớt chi phí. Hơn nữa, các bệnh viện lớn thường nằm ở trung tâm, hoàn toàn đủ điều kiện để ta có thể xây dựng các khu vực để xử lý (giặt) các trang phục đã qua sử dụng, mà không sợ bị phát tán vi khuẩn vi rút ra bên ngoài. Chính vì những lý do trên, ta hoàn toàn có thể sử dụng các loại quần áo kháng khuẩn có độ bền giặt cao cho trường hợp này.