Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 103 - 105)

L ời cam đoan

5. Kết cấu Luận văn

4.2.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề

4.2.3.1. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề

Giữ vững và tăng chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn, người nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số theo

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước về khuyến khích xã hội hoá giáo dục và dạy nghề như chính sách về đất đai, chính sách về thuế, tín dụng, chính sách thu hút và sử dụng giáo viên dạy nghề....Tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ sở dạy nghề. Tạo sự bình đẳng giữa các cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề. Hoàn thiện hệ thống quản lý về công tác dạy nghề từ cấp tỉnh, cấp huyện tới các cơ sở dạy nghề. Củng cố lại hệ thống quản lý công tác dạy nghề các cấp đảm bảo đủ khả năng quản lý các hoạt động dạy nghề trong thời gian tới. Các ngành có liên quan ở tỉnh, UBND cấp huyện phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề. Sở Lao động-TB&XH bổ sung thêm cán bộ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của phòng quản lý dạy nghề; mỗi ngành, đoàn thể có tổ chức dạy nghề, UBND cấp huyện phải bố trí một cán bộ chuyên trách thuộc Phòng Lao động-TBXH theo dõi, quản lý hoạt động dạy nghề.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy nghề; quản lý, nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước cũng như của xã hội dành cho công tác đào tạo nghề; kiểm tra, kiểm soát, đánh giá được quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra của học sinh học nghề.

Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở dạy nghề: Về đất đai, Vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy dạy nghề, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý... Nhằm chuẩn hoá các cơ sở dạy nghề theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện đúng quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề được quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phủ. Phân cấp rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo nghề. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp từ tỉnh đến huyện, các cơ sở để tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, giải quyết việc làm.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo theo vị trí làm việc, theo địa chỉ sử dụng; gắn đào tạo nghề cho lao động với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh; gắn dạy nghề với lao động sản xuất, giải quyết việc làm tại chỗ

4.2.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động dạy nghề; quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Kiểm tra, thẩm định chặt chẽ các điều kiện để thành lập mới cơ sở dạy nghề. các cơ sở dạy nghề được thành lập mới hoặc được phép đăng ký hoạt động dạy nghề khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc cấp văn bằng chứng chỉ nghề. Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo theo vị trí làm việc, theo địa chỉ sử dụng; gắn đào tạo nghề cho lao động với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh; gắn dạy nghề với lao động sản xuất, giải quyết việc làm tại chỗ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)