Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 84 - 86)

L ời cam đoan

3.3.2.Những hạn chế

5. Kết cấu Luận văn

3.3.2.Những hạn chế

sau:

- Nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề vẫn còn hạn chế, các huyện trên địa bàn tỉnh hiện nay đã được thành lập Trung tâm dạy nghề, tuy nhiên còn nhiều Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện chưa được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề kịp thời; hàng năm Trung ương đã hỗ trợ kinh phí để tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn nhưng nguồn kinh phí chưa đáp ứng được so với yêu cầu của người dân.

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn thiếu, nhiều người không được đào tạo đúng chuyên ngành, một số đội ngũ cán bộ trẻ, nhiều người phải kiêm nhiệm một lúc nhiều mảng công việc, trình độ chuyên môn không phù hợp do đó chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Đa số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh mới được thành lập và đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, điều kiện tổ chức đào tạo còn hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

- Lao động nông thôn tham gia học nghề không tương đồng về độ tuổi, trình độ nhận thức, điều kiện gia đình khác nhau, nhiều người do tâm lý ngại

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đi học do chưa nhận thức đầy đủ về việc học nghề làm ảnh hưởng đến chất lượng các khoá đào tạo.

- Các địa phương của tỉnh Bắc Kạn đa số là vùng núi cao, điều kiện đi lại khó khăn, dân cư phân bố thưa thớt, không đồng đều; tại các địa phương nhu cầu học nghề của người dân khác nhau, không đủ số học viên để mở lớp tại địa bàn trong khi vận động bà con học nghề tập trung tại cơ sở dạy nghề thì rất khó do phải đi lại xa, khó khăn trong sắp xếp việc gia đình, sản suất mùa vụ...

- Việc vay vốn để phát triển sản xuất sau khi học nghề còn khó khăn do chưa nắm rõ chủ trương, ít có cơ hội tiếp cận

vay. Số lao động nông thôn được vay tiền để học nghề theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh không nhiều do thời gian học ngắn, thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian kéo dài.

- Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có rất ít các cơ sở sản xất kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động do đó người lao động sau khi được đào tạo nghề ít có cơ hội tìm kiếm được việc làm. Vì vậy những nghề tổ chức trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh chủ yếu đào tạo các nghề phục vụ lao động tại chỗ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

- Đối với việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

+ Tại tỉnh, sự tham gia của các thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh còn hạn chế, chưa có sự gắn kết giữa các thành viên của Ban chỉ đạo, các hoạt động chủ yếu phó mặc cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tại các địa phương, mặc dù đã thành lập được Ban chỉ đạo nhưng việc triển khai và tổ chức thực hiện Đề án còn hạn chế, nhiều nơi chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện, chưa xây dựng được Đề án; bên cạnh đó công tác tuyên truyền, quán triệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại nhiều địa phương triển khai chậm, do vậy một số bộ phận cán

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bộ, người dân chưa nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về dạy nghề nên không biết để tham gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 84 - 86)