L ời cam đoan
5. Kết cấu Luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Băc Kạn là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý ở 210 30’ đến 210 47’ vĩ Bắc và 1050 20’ đến 1060 10’ kinh độ đông, tiếp giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang Trung tâm của tỉnh Bắc Kạn Thị xã Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Nam, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 200 km theo Quốc lộ 2 ra cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc. Ngoài ra tỉnh Bắc Kạn còn nằm trên vành đai 2 với quốc lộ 279 từ Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) qua Lạng Sơn đến chợ Rã (Bắc Kạn) và điểm cuối cùng là cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên).
Với vị trí địa lý nêu trên, tỉnh Bắc Kạn có lợi thế là trung tâm của vùng Đông Bắc, có điều kiện giao lưu với nhiều tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn, giáp cho việc trao đổi hàng hóa được thuận lợi, trong đó hàng hóa nông sản ngày càng có điều kiện tham gia càng sâu vào thị trường nội địa và quốc tế.
Tuy nhiên, với vị trí đó, Bắc Kạn gặp khó khăn hơn so với các tỉnh trong vùng, đó là địa bàn nằm ở vùng sâu, vùng xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu, buôn bán hạn chế, đặc biệt thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài gặp khó khăn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn, đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh do có sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam và do đặc điểm đó mà đã hình thành nên các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Có thể khái quát địa hình tỉnh Bắc Kạn theo hệ canh tác nông nghiệp gồm 4 chân đất: chân đất đồi, núi, chân đất bãi, chân đất ruộng, trong đó chân đất đồi núi là rừng, chân đất đồi là nương rẫy (ngô, lúa nương), chân đất bãi trồng màu và chân đất ruộng trồng 2 vụ lúa.
Tóm lại, địa hình tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông
lâm nghiệp, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng về sản phẩm, phong phú về tính đặc thù của tiểu vùng sinh thái. Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đó dẫn đến hạn chế về bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản.
3.1.1.3. Tài nguyên đất
3.1. Diện tích đất đai năm 2012
Loại đất Diện tích (ha) (%)
Tổng diện tích tự nhiên 485.941 100
I. Đất nông nghiệp 413.044 85,0
1. Đất sản xuất nông nghiệp 36. 650 8,87
1.1. Đất cây hàng năm 31.338 85,57
- Đất trồng lúa 18.563 59,23
- Đất cở dùng chăn nuôi 1.027 3,28
- Đất cây hàng năm khác 11.748 37,49
1.2. Đất cây lâu năm 53.12 14,49
2. Đất lâm nghiệp có rừng 375.337 7,24
3. Đất nuôi trồng thủy sản 1043 0,25
4. Đất nông nghiệp khác 14 0,003
II. Đất phi nông nghiệp 21.159 4,35
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong đó:
- Đất mặt bằng chưa sử dụng 3 .366 6,51
- Đất đồi núi chưa sử dụng 46.120 7,21
( - 2012)
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn năm 2010 là: 485.941 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp là 413.044 ha, chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 21.150 ha, chiếm 4,35% và đất chưa sử dụng là: 49.486 ha, chiếm 10,65%. Trong đất nông lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp 36.650 ha, chiếm 8,87%, diện tích đất lâm nghiệp có rừng 375.337 ha, chiếm 77,24%, đất nuôi trồng thủy sản có 1.043 ha, chiếm 5,86% và đất nông nghiệp khác chiếm 0,25%.
Ngoài đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, trong đó đất bằng chưa sử dụng có tới 3.366 ha, chiếm 6,51% đất chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng 46.120 ha, chiếm 81.27% đất chưa sử dụng. Trong tương lai có thể cải tạo đưa vào sử dụng vào phát triển nông lâm nghiệp như : trồng rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
3.1.1.4. Tài nguyên nước
Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn, với tổng chiều dài là 313 km, lưu lượng lớn 105,3 m3/s và có nước quanh năm. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có hệ thống suối lớn, nhỏ khá nhiều, song đa phần nhỏ, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác nghềnh. Mùa khô có các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa nước lại dồn về rất nhanh nên thường gây nên lũ quét ở miền núi. Nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú nhất là nước mặt (khoảng 3,7 tỷ m3, hàng năm tiếp nhận 2 - 2,5 tỷ m3 nước mưa). Hiện nay, việc khai thác tài nguyên nước mới chỉ dùng lại ở mức tự nhiên là chính, chưa có giải pháp khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Trong tương lai cần đẩy mạnh và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế dòng chảy chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, xây dựng các phai, đập, hồ chứa nước cho sinh hoạt và sản xuất nhằm khai thác hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước của tỉnh.
3.1.1.5. Tài nguyên du lịch
Bắc Kạn là tỉnh miền núi được thiên nhiên ưu ái, ban tặng khá nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch tự nhiên, Bắc Kạn còn có tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Là một tỉnh miền núi cao, đồi núi chấp trùng, các dãy núi đá vôi có cấu tạo địa chất phức tạp, tạo nên nhiều hang động, thác ghềnh, như Động Puông,
Động Hua ng, thác Bàn Vàng, thác Nà
Khoang, thác Bạc - Áng n Quốc Gia Ba Bể với diện tích hơn 23.000 ha, hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, là nơi bảo tồn và lưu giữ
các loại gien quý hiếm Quốc gia Ba Bể
được bao bọc xung quanh bở các dãy núi đá vôi hùng vĩ. Hồ rộng 500 ha, quanh năm nước trong xanh, là điểm nhấn về du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách với nhiều loại hình du lịch phong phú như: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, bơi thuyền, nghiên cứu khoa học…. Vườn Quốc gia Ba Bể là một trong những khu du lịch chuyên đề cấp Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Bắc Kạn là tỉnh có nhiên dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có nét văn hóa, phong tục tập quán riêng mang đậm nét bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bắc Kạn, quê hương cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Lịch sử đã ghi lại những trang hào hùng của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK Chợ Đồng di tích chiến thắng Phủ Thông, Đèo Giàng, di tích lịch sử Nà Tu, Cẩm Giàng… là những di tích mang dấu ấn cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng trong thời kỳ kháng chiến là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển tài nguyên du lịch của tỉnh.
Bắc Kạn có một số Đền, Chùa ngoài kiến trúc nghệ thuật còn có cảnh quan đẹp, tạo thành những điểm du lịch văn hóa tâm linh, hàng năm thu hút rất đông rất du khách thập phương.
Ngoài ra, Bắc Kạn còn có các lễ hội truyền thống có ý nghĩa rất lớn về lịch sử văn hóa, có tác dụng tích cực trong giáo dục truyền thống yêu nước và góp phần khôi phục những nét tinh hoa trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền mang đậm nét bản sắc dân tộc, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách du lịch quốc tế mong muốn tìm hiểu nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam, cụ thể như. Lễ hội lồng tổng, hội xuân, lễ hội mang tính chất tín ngưỡng, các làn điệu dân ca (hát sli, hát lượn, múa kèn, tung còn, đua thuyền độc mộc, chọi bò, đánh võ dân tộc).