Vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 29 - 30)

L ời cam đoan

1.1.5.Vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội

5. Kết cấu Luận văn

1.1.5.Vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội

1.1.5.1. Tạo ra một lực lượng lao động có trình độ lành nghề cao đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Thông qua hoạt động đào tạo nghề những kiến thức, kỹ năng phù hợp với khoa học và công nghệ mới được trang bị cho người lao động. Đây là một sự chuẩn bị tốt nhất trước những thách thức của sự biến đổi khoa học công nghệ, không thể chuyển đổi căn bản tính chất lạc hậu của nền sản xuất xã hội sang tính chất hiện đại nếu không xây dựng được một đội ngũ lao động giữ vai trò ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học - công nghệ với sản xuất. Hơn nữa, CNH, HĐH với sự thay đổi tính chất công cụ lao động theo hướng hiện đại hoá hơn, tiến tới năng suất lao động xã hội cao, điều này thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Đây thực sự là một thách thức đối với người lao động. Người lao động đứng trước hai khả năng: một là những người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động sẽ bị gạt ra lề của sự phát triển xã hội; thứ hai là những người lao động đã được đào tạo nghề để có thể thích ứng được với sự phát triển không ngừng của xã hội sẽ tiếp tục lao động trước sự thay đổi và ra đời của rất nhiều ngành nghề mới. Do vậy, đào tạo nghề phát triển sẽ rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi quy mô và cơ cấu giáo dục - đào tạo nghề và qua đó, quy mô và cơ cấu nhân lực kỹ thuật khác nhau. Nếu như ở thời kỳ phát triển thấp, cơ cấu giáo dục - đào tạo theo trật tự ưu tiên sẽ là giáo dục phổ thông- giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (và cơ cấu nhân lực sẽ là lao động phổ thông - công nhân kỹ thuật bậc thấp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và bậc trung - lao động kỹ thuật bậc cao và lao động quản lý); thì ở thời kỳ nền kinh tế phát triển cao (nhất là trong nền kinh tế tri thức), cơ cấu trên sẽ là giáo dục đại học - giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông (và cơ cấu nhân lực sẽ là lao động kỹ thuật bậc cao và lao động quản lý - công nhân kỹ thuật bậc trung và bậc thấp- lao động phổ thông) hoặc trong thời kỳ…Ngược lại, giáo dục - đào tạo nghề lại là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [24]

1.1.5.2. Đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội....

Đào tạo nghề trang bị kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho người lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất, người lao động có nhiều cơ hội việc làm và có khả năng tìm cho mình một công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo làm tăng tính năng động cho thị trường lao động.

Đào tạo nghề tạo ra sự “cạnh tranh” xã hội và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, những người học vấn thấp, kỹ năng, tay nghề thấp hoặc không có nghề khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Khi người lao động có việc làm, họ sẽ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và một điều quan trọng là họ không trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Việc làm được giải quyết, cuộc sống được nâng cao, nguồn lao động được sử dụng hợp lý, đói nghèo, tệ nạn xã hội từng bước được giải quyết. Đặc biệt dạy nghề đối với khu vực nông thôn góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cần thiết, tạo cơ hội, giúp nông dân thưc hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc làm thực sự có ý nghĩa cho nông dân. Trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho nông dân tác động tới thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao mức sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tạo ra sự ổn định xã hội nông thôn.[24]

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 29 - 30)