8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Các hình thức BDCM cho GVMN
Tùy theo nội dung và các điều kiện hiện có, các trường MN thường có các hình thức bồi dưỡng sau:
* Bồi dưỡng tại chỗ: Là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường, nơi GV công tác, thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo theo từng trường hoặc cụm trường... Có nhiều hoạt động phong phú để bồi dưỡng GV theo hướng này:
- Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau.
- Tổ chức chuyên đề về phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. - Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kì, mỗi năm học.
- Các GV trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việc theo cặp hoặc theo tổ. GV giỏi giúp GV còn yếu về chuyên môn, GV có kinh nghiệm giảng dạy giúp GV mới ra trường.
- Tổ chức cho GV giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. - Tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thảo, seminar.
* Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để họ được bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình mới.
* Bồi dưỡng thay sách: Là hình thức bồi dưỡng được tiến hành khi có những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Loại bồi dưỡng này chủ yếu giúp GV có kiến thức mới, cập nhật những đổi mới trong chương trình về nội dung cũng như phương pháp giáo dục, kỹ’ năng sư phạm giúp cho đội ngũ GVMN có thể dạy tốt chương trìnhmới. Các đợt bồi dưỡng thay sách này thường diễn ra trong hè trước khi năm học mới bắt đầu.
* Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu: Với các yêu cầu như: Phát huy hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận; Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp; Chú trọng sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học. Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ chức và có sự tác động đúng hướng của quản lý. Bồi dưỡng tập trung chỉ có hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡngcủa người học.