8. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình bồi dưỡng
chuyên môn
Bảng 2.9. Tổchức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
TT Xây dựng kế hoạch, chương trình BDCM
Mức độthường Xuyên thực hiện Kết quả thực hiện CBQL GV CBQL GV % % % %
1 Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho GV của trường 60.2 57.3 56.1 55.6
2
Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn
80.3 74.3 65.2 60.5
3 Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV
thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng 70.4 73.3 72.1 75.7
4
Tố chức hoat động bồi dưỡng chuyên môn tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD- ĐT
TT Xây dựng kế hoạch, chương trình BDCM Mức độthường Xuyên thực hiện Kết quả thực hiện CBQL GV CBQL GV % % % %
5 Tố chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng
thường xuyên ở tổ chuyên môn 75.4 78.2 48.6 46.2
6 Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi học tập
kinh nghiệm với các trường bạn 70.4 73.2 80.8 86.1
7 Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV 48.4 52.3 42.1 40.7
8 Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn 60.3 83.7 65.1 68.7
- Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV củatrường Thực tế khảo sát ở các trường cho thấy, hoạt động này được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên(60% và 57%); và mức độ hiệu quả không cao (55% và 56%). Nguyên nhân là do các cơ sở bị động trong việc xây dựng một Ban chỉ đạo cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn vì không đủ kinh phí, nguồn lực để thực hiện công việc này. Đa phần, CBQL, cụ thể là Hiệu trưởng sẽ là Trưởng ban chỉ đạo kiêm nhiệm theo những đợt bồi dưỡng tập trung dưới chỉ đạo cúa Sở, Phòng GD- ĐT.
- Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn.
Với vai trò, chức năng như trên, theo CBQL, trong thời gian qua, công tác hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tố chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn ở các trường được thực hiện ở mức độ khá thường xuyên (80%), còn GV đánh giá ở mức độ tương đối thường xuyên (74%). Tuy đánh giá về mức độ thực hiện có sự chênh lệch giữa CBQL và GV, nhưng cả hai nhóm khách thế này đều có chung một nhận định về mức độ hiệu quả. CBQL và GV: đánh giá chưa phát huy được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tố chuyên môn cũng như chưa thật sự tạo điều kiện để tổ chuyên môn thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN (65% và 60%). Đây chính là nguyên nhân làm cho công tác này không đạt được hiệu quả trong suốt thời gian qua.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng Yếu tố quyết định đối với việc nâng cao trình độ của người giáo viên là tự học, tự bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình. Công tác này được CBQL và GV ở các trường đánh giá khá thường xuyên (70% và 73%) và đạt mức độ hiệu quả khá (72% và 75%). Với kết quả như trên, có thể nhận thấy rằng CBQL và GV ý thức được tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn mang tính tự phát, chưa triệt để, rõ ràng.
- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD- ĐT.
Bồi dưỡng chuyên môn tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD- ĐT được CBQL và GV các trường đánh giá ở mức độ khá thường xuyên (75; 78%), nhưng lại ít hiệu quả (55% và 57%). Đây là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV mỗi khi có sự thay đối về nội dung chương trình GDMN hay vào trong các đợt bồi dưỡng hè. Kết quả thu được sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn tập trung chưa được tiến hành kiểm tra, đánh giá. số lượng GV tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn tập trung của Sở, Phòng GD- ĐT còn đại trà, chưa đảm bảo được chất lượng. Bên cạnh đó, GV chưa biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng được Sở, Phòng GD- ĐT bồi dưỡng vào trong các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn
- Chất lượng bồi dưỡng thường xuyên của tổ chuyên môn: CBQL và GV đánh giá về mức độ thực hiện công tác tố chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn đạt mức tương đối thường xuyên (75% và 78%). Đánh giá về mức độ hiệu quả, CBQL cho rằng công tác này ít hiệu quả (48%), GV đánh giá mức độ hiệu quả thấp hơn (46%). Điều này cho thấy chưa có sự đầu tư đúng mức, thường xuyên về chất lượng cho tổ chuyên môn trong việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn. Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đối, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn. Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đối, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạnlà một trong những hoạt động cần thiết để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN. Đánh giá về công tác này, cả CBQL và GV đều cho rằng đây là hoạt động được thực hiện ở mức độ khá thường xuyên (70% và 73%) và mang lại hiệu quả tương đối cao (80%; 86%). Trong thời gian gần đây, các trường có quan tâm đến việc tố chức cho GV của trường tham quan, học tập, dự giờ, trao đối kinh nghiệm chăm sóc - giáo dục trẻ giữa các trường. Tuy nhiên, công tác rút kinh nghiệm, trao đổi sau mỗi đợt dự giờ, tham quan chưa thực hiện nghiêm túc, sâu sắc.
- Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN đạt hiệu quả cao, hoạt động theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác này là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát ở các trường, cho thấy công tác này thực
hiện ít thường xuyên (48%; 52%) và mức độ hiệu quả thấp (42%; 40%). Điều này minh chứng cho việc thiếu hụt nhân lực trong ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường, hầu hết đều làm kiêm nhiệm nên không thể theo sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn một cách sâu sắc.
- Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Đánh giá về mức độ thực hiện việc phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho GVMN có sự khác biệt giữa CBQL và GV. CBQL cho rằng đây là
công tác được thực hiện ở mức độ trung bình (60%). Trong khi đó, GV lại cho rằng công tác này được thực hiện ở mức độ khá thường xuyên (83%). Tuy nhiên, cả CBQL và GV đều đánh giá hoạt động này đạt hiệu quả ở mức độ trung bình (65%;68%). Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu quả của việc xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV chưa cao. Đồng thời, hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng trong hoạt động này phụ thuộc vào năng lực quản lý của CBQL, ở đây là Hiệu trưởng.