6. Cấu trúc của luận văn
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TÂY SƠN
2.1.1. Quá trình hình thành
Huyện Tây Sơn nằm phía Tây Nam tỉnh Bình Định. Bắc giáp huyện Phù Cát, Nam giáp huyện Vân Canh, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Đông giáp thị xã An Nhơn. Tháng 11 năm 1975, Bình Khê và Vĩnh Thạnh hợp nhất thành huyện Tây Sơn. Tháng 8 năm 1981, huyện Vĩnh Thạnh tách khỏi Tây Sơn.
2.1.2. Phân tích điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 52 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 670.785,56 ha và được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 13045'00'' đến 14007'00'' vĩ độ Bắc và từ 108040'00'' đến 109003'00'' kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
+Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phù Cát; +Phái Nam giáp huyện Vân Canh;
+Phía Đông giáp huyện An Nhơn; +Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.
Nằm tiếp giáp giữa vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tuyến đường quốc lộ 19 qua Tây Sơn lên tỉnh Gia Lai nối quốc lộ 1A với quốc lộ 14. Tây Sơn được xem là cửa ngõ của tỉnh Bình Định với vùng cao nguyên, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Với những lợi thế trên, tỉnh Bình Định có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành KT-XH như dịch vụ - thương mại, công nghiệp, lâm nghiệp, ...
b. Địa hình, địa mạo
Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy, địa hình Tây Sơn tương đối phức tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối lớn nhỏ trong vùng. Phần lớn địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 500 m, nơi thấp nhất là mặt sông Côn độ cao khoảng 15 m so với mặt biển và nơi cao nhất là đỉnh Thiếu lĩnh cao 503 m thuộc xã Tây Phú. Địa hình toàn huyện như là một thung lũng hở thấp dần từ Tây sang Đông. Tây Sơn có 3 dạng địa hình chính là địa hình đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng.
c. Khí hậu
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình
cao nhất là 29,50C, tập trung vào các tháng mùa khô, nhất là từ tháng 3 - 6 nhiệt độ có lúc lên trên 400C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 230C. Nhìn chung nền nhiệt độ tương đối cao, nắng nóng quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển tốt. Khung nhiệt độ nằm trong khoảng 15 - 400C chưa vượt quá mức độ giới hạn về yêu cầu sinh thái của các loại cây hiện có trong vùng.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.750mm/năm, được
phânbố theo 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc là tháng 1 năm sau và lượng mưa tập trung chủ yếu vào 2 tháng (tháng 10, tháng 11).
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, lượng mưa đạt từ 400 – 700 mm, những tháng ít mưa nhất là tháng 1, 2 và 3.
- Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm là 81,4 %, lượng bốc hơi bình quân hàng năm 1.000 mm, chiếm 60 – 70 % tổng lượng mưa hàng năm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 6, 7, và 8 trung bình từ 110 – 130 mm, là các tháng có gió mùa Tây Nam mạnh nhất trong năm, nền nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Các tháng có lượng bốc hơi thấp từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trung bình lượng bốc hơi dưới 61 mm.
- Chế độ gió: Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của gió mùa (mùa đông, mùa hạ). Hướng gió thịnh hành cũng mang đặc trưng theo từng mùa.
2.1.3. Phân tích điều kiện kinh tế- xã hội
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế
Nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy và hoạt động điều hành của UBND huyện, trong thời kỳ 2010 - 2020 nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã xuất hiện những nhân tố mới tạo đà để tiếp tục đổi mới và phát triển. Giá trị tổng sản phẩm (theo giá so sánh 1994) tăng nhanh từ 69.012 triệu đồng năm 2015 và đạt 205.943 triệu đồng năm 2020, bình quân GDP đầu người đạt 3,030 triệu đồng/năm. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2020 của huyện Tây Sơn đạt 9,15 triệu đồng, tương đương 490 USD, tăng 1,1 lần so với năm 2010.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế theo các khu vực của huyện Tây Sơn so với các huyện khác còn lạc hậu, quá trình chuyển dịch còn chậm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã bước đầu theo chiều hướng tốt tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.
Thực trạng phát triển các ngành
- Ngành nông nghiệp: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) khu vực kinh tế nông nghiệp tăng từ 271.371 triệu đồng năm 2010 lên 305.915 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 330.509 triệu đồng năm 2020 (theo giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 5,21%, năm 2015 đạt 4,75% và năm 2020đạt 1,99%.
- Ngành thủy sản: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) khu vực kinh tế thủy sản tăng từ 1.250 triệu đồng năm 2010 lên 1.804 triệu đồng vào năm 2015và đạt 2.298 triệu đồng năm 2020 (theo giá so sánh 1994).
- Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 13,15% năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 343.074 triệu đồng
Nhìn chung trong thời gian qua, khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng của huyện tuy đã có những tiến bộ đáng kể, đã tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác mỏ,... song tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của tỉnh còn thấp, sản phẩm làm ra chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu để xuất khẩu, sự phát triển công nghiệp hiện nay chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có của huyện.
b. Dân số, lao động và thu nhập
- Dân số: Tính đến tháng 12 năm 2020, toàn huyện có dân số là
123.339 người, trong đó nữ 63.154 người và nam 60.185 người chiếm 48,80% tổng dân số. Mật độ dân số trung bình 178 người/km2.
- Lao động và thu nhập: Tổng số lao động xã hội đang làm việc trong
lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng 24% (đào tạo nghề 17,26%); lao động nông, lâm nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ 82,3% số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế, tương đương các huyện vùng núi khác. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực thị trấn, xã năm 2020 là 3,9%.
Theo thống kê năm 2009 trên địa bàn tỉnh còn có 5 xã thuộc diện đói, nghèo (giảm 2 xã so với năm 2008) chủ yếu tập trung ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới. Đời sống đại bộ phận nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhất là đồng bào thiểu số.
c. Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Huyện Tây Sơn có mạng lưới giao thông phát triển, chủ
yếu là đường bộ với mạng lưới gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn, đường sản xuất và đường chuyên dùng với tổng chiều dài 826,52 km.
- Thuỷ lợi:Trên địa bàn huyện Tây Sơn hiện có 13 hồ đập thủy lợi, với
năng lực tưới đảm bảo cho việc tưới tiêu, thâm canh. Ngoài ra, một số diện tích vẫn phụthuộc vào nguồn nước mưa nên thường xuyên bị khô hạn về mùa khô.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Tây Sơn
Chủ tịch
Phó chủ tịch
Phòng thuộc UBND huyện
Vă n phòng HĐ N D và U B ND P hòng N ội v ụ Phòng T ư phá p P hòng Tà i chính – K ế ho ạch P hòng Tà i nguyên và Mô i t rư ờng P hòng LĐ – TB và xã h ội P hòng Vă n hóa – Thông ti n P hòng giáo d ục – Đà o t ạo P hòng Y t ế Th anh tr a huy ện P hòng Kinh t ế - H ạ tầ ng P hòng Nông nghi ệp và phá t t ri ển Nông thôn
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định sau và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện;
+ Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo
hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện;
+ Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;
+ Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển
việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
2.1.5. Thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công tại huyện Tây Sơn Sơn
Hiện nay có 12 loại dịch vụ hành chính công được cung ứng thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đó là: Hộ khẩu; Chứng thực; Hành chính tư pháp; Đăng ký kinh doanh; Thương mại; Văn hóa; Xây dựng nhà ở; Xác nhận quy hoạch; Hạ tầng kỹ thuật đô thị; Bảo trợ xã hội; Chính sách đối với người có công, Chứng minh nhân dân.
Thực hiện Quyết định số 4955/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 30 tháng 12 năm 2019 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2020; UBND huyện Tây Sơn đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND của UBND huyện Tây Sơn ngày 06 tháng 01 năm 2020 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính huyện Tây Sơn năm 2020; UBND huyện đã tổ chức triển khai thực hiện nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ, trong giao tiếp, giải quyết công việc có liên quan của tổ chức và công dân tại huyện, cử cán bộ tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh tổ chức. Không xảy ra vấn đề khiếu nại quyết định hành chính hay hành vi hành hành chính do cán bộ, công chức cấp huyện gây ra.
Tuy nhiên, theo phản ánh của cán bộ và công dân trong công tác phục vụ của huyện vẫn còn một số hạn chế: các trang thiết bị phục vụ còn thiếu (diện tích phòng chờ còn hạn chế, nhà để xe chật hẹp..); việc xử lý và trả hồ sơ còn chậm, gây trễ hẹn; thủ tục hành chính rườm rà và quá trình tiếp nhận hồ sơ còn nhiều bất cập.
Số lượng cụ thể về hồ sơ tiếp nhận từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/10/2020 là 22.361 hồ sơ, trong đó đã giải quyết 22.361 hồ sơ (đúng hạn: 22.350 hồ sơ, trễ hạn: 11 hồ sơ), đang giải quyết là 0 hồ sơ, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (từ 01/01/2020 đến ngày 31/10/2020)
STT Lĩnh vực, công việc giải quyết theo cấp
Số hồ sơ nhận
giải quyết
Kết quả giải quyết Số hồ sơ đã giải quyết Số hồ sơ đang giải quyết Trả đúng hạn Trả quá hạn 1 Tư pháp 8950 8948 2 0 2 Tài chính – Kế hoạch 1553 1553 0 0 3 Kinh tế - Hạ tầng 1123 1123 0 0 4 Nội vụ 456 456 0 0 5 Văn hóa – Thông tin 862 862 0 0 6 Lao động - Thương
binh và Xã hội 2320 2317 3 0 7 Dân tộc 296 296 0 0 8 Tài nguyên và Môi
trường 2430 2426 4 0 9 Nông nghiệp 791 791 0 0 10 Giáo dục và Đào tạo 1230 1230 0 0 11 Đăng ký đất đai 2350 2348 2 0
Tổng cộng 22.361 22.350 11 0
Mô hình một cửa điện tử tại Trung tâm hành chính Huyện Tây Sơn đã được chính thức khai trương vào sáng ngày 22 tháng 10 năm 2011, sau một thời gian triển khai tích cực dưới sự chỉ đạo của UBND huyện và sự phối hợp hỗ trợ của các ngành chức năng.
Có thể nói điểm nổi bật nhất của mô hình một cửa điện tử tại Huyện Tây Sơn so với các huyện, huyện đã tiến hành trước đó là bố trí được cán bộ làm việc tập trung tại Trung tâm hành chính huyện để hướng dẫn, tiếp nhận
và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính về đăng ký hộ khẩu và chứng minh nhân dân. Theo đó người dân có thể đến Trung tâm hành chính để thực hiện