6. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế
Nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy và hoạt động điều hành của UBND huyện, trong thời kỳ 2010 - 2020 nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã xuất hiện những nhân tố mới tạo đà để tiếp tục đổi mới và phát triển. Giá trị tổng sản phẩm (theo giá so sánh 1994) tăng nhanh từ 69.012 triệu đồng năm 2015 và đạt 205.943 triệu đồng năm 2020, bình quân GDP đầu người đạt 3,030 triệu đồng/năm. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2020 của huyện Tây Sơn đạt 9,15 triệu đồng, tương đương 490 USD, tăng 1,1 lần so với năm 2010.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế theo các khu vực của huyện Tây Sơn so với các huyện khác còn lạc hậu, quá trình chuyển dịch còn chậm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã bước đầu theo chiều hướng tốt tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.
Thực trạng phát triển các ngành
- Ngành nông nghiệp: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) khu vực kinh tế nông nghiệp tăng từ 271.371 triệu đồng năm 2010 lên 305.915 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 330.509 triệu đồng năm 2020 (theo giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 5,21%, năm 2015 đạt 4,75% và năm 2020đạt 1,99%.
- Ngành thủy sản: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) khu vực kinh tế thủy sản tăng từ 1.250 triệu đồng năm 2010 lên 1.804 triệu đồng vào năm 2015và đạt 2.298 triệu đồng năm 2020 (theo giá so sánh 1994).
- Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 13,15% năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 343.074 triệu đồng
Nhìn chung trong thời gian qua, khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng của huyện tuy đã có những tiến bộ đáng kể, đã tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác mỏ,... song tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của tỉnh còn thấp, sản phẩm làm ra chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu để xuất khẩu, sự phát triển công nghiệp hiện nay chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có của huyện.
b. Dân số, lao động và thu nhập
- Dân số: Tính đến tháng 12 năm 2020, toàn huyện có dân số là
123.339 người, trong đó nữ 63.154 người và nam 60.185 người chiếm 48,80% tổng dân số. Mật độ dân số trung bình 178 người/km2.
- Lao động và thu nhập: Tổng số lao động xã hội đang làm việc trong
lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng 24% (đào tạo nghề 17,26%); lao động nông, lâm nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ 82,3% số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế, tương đương các huyện vùng núi khác. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực thị trấn, xã năm 2020 là 3,9%.
Theo thống kê năm 2009 trên địa bàn tỉnh còn có 5 xã thuộc diện đói, nghèo (giảm 2 xã so với năm 2008) chủ yếu tập trung ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới. Đời sống đại bộ phận nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhất là đồng bào thiểu số.
c. Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Huyện Tây Sơn có mạng lưới giao thông phát triển, chủ
yếu là đường bộ với mạng lưới gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn, đường sản xuất và đường chuyên dùng với tổng chiều dài 826,52 km.
- Thuỷ lợi:Trên địa bàn huyện Tây Sơn hiện có 13 hồ đập thủy lợi, với
năng lực tưới đảm bảo cho việc tưới tiêu, thâm canh. Ngoài ra, một số diện tích vẫn phụthuộc vào nguồn nước mưa nên thường xuyên bị khô hạn về mùa khô.