Chuẩn bị phẫu thuật và tiến hành phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật gãy mâm chày tại Bệnh viện (Trang 26 - 28)

- Năm 2005 Ngô Văn Toàn và Cs nghiên cứu về điều trị phẫu thuật gãy mâm chày tại bệnh viện Việt Đức trong năm 2003 cho kết quả tốt và rất tốt là 67,3%,

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Chuẩn bị phẫu thuật và tiến hành phẫu thuật

* Chỉ định phẫu thuật

- Lún mâm chày, mặt khớp khấp khểnh > 2 mm. - Toác mâm chày mà khe gãy quá 3 mm [1].

* Chuẩn bị BN phẫu thuật

- Khám tình trạng toàn thân có cho phép tiến hành phẫu thuật hay không. - Đánh giá tình trạng tại chỗ, mức độ sưng nề, các rối loạn dinh dưỡng da, tình trạng mạch máu, thân kinh, tình trạng vận động, cảm giác cổ, bàn chân.

- Chụp X-quang thẳng nghiêng khớp gối: Đánh giá mức độ gãy, lún của mâm chày. Nếu cần phải siêu âm doppler mạch máu để loại trừ tổn thương mạch máu.

- Khám, tìm các tổn thương phối hợp để có kế hoạch điều trị. - Khám, làm các xét nghiệm đánh giá các bệnh nội khoa kèm theo. - Dự trù truyền máu (nếu cần).

- Giải thích tình trạng bệnh tật, sự cần thiết của phẫu thuật, khả năng phục hồi chức năng của chi sau phẫu thuật để BN và gia đình BN yên tâm và hợp tác điều trị.

- Hoàn thành các thủ tục bệnh án theo qui chế chuyên môn.

* Chuẩn bị dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chi dưới, khoan xương, ...

Các loại phương tiện dùng để kết hợp xương thường dùng là vít xốp, kim Kirschner, nẹp vít.

* Kỹ thuật tiến hành

- Phương pháp vô cảm: Tê tuỷ sống hoặc gây mê nội khí quản. - Tư thế: BN nằm ngửa, gối gấp nhẹ bằng kê gối dưới khoeo. - Sát trùng rộng vùng phẫu thuật.

- Ga rô hơi hoặc dây ga rô. - Kỹ thuật mổ:

Rạch da cạnh xương bánh chè 2,5 cm đi theo cạnh bên xương bánh chè và xuống lồi củ xương chày vòng ra sau tới mặt trước cổ xương mác, bộc lộ, da tổ chức dưới da để thấy rõ chỏm xương mác và mặt bên khớp (chú ý tránh tổn thương dây thân kinh mác chung). Mở bao khớp kiểm tra phía trước của khớp. Có thể bộc lộ lồi cầu đùi bằng cách rạch dây chằng vành gắn vào sụn chêm để kiểm tra mặt khớp.

Bộc lộ chiều dài đường gãy ở lồi cầu ngoài bằng cách tách toàn bộ cơ ra khỏi mặt trước bên của lồi cầu bằng đường rạch chữ L ngược. Tiến hành nắn chỉnh mảnh bên với phần trung tâm của lồi cầu xương chày bằng cách bộc lộ mặt khớp bị lún và xương xốp ở trung tâm lún, dùng dụng cụ để nâng xương lún từ từ. Trường hợp lún mảnh trung tâm thì tạo cửa sổ phía dưới mặt khớp khoảng 1,3 cm để nâng xương lún, sau khi nâng xương lún nếu cần thiết thì phải ghép xương (xương chậu hoặc xương mác). Mục đích của ghép xương là:

+ Tăng cường độ vững chắc của phương tiện kết hợp xương. + Lập lại sự tương quan giữa các mặt khớp diện khớp.

Sau khi đã phục hồi lại được mặt khớp cố định tạm thời bằng kim Kirschner, cố định mảnh gãy bằng nẹp vít chữ T hoặc chữ L. Trường hợp chỉ có một hoặc hai mảnh vỡ rộng, ít lún thì dùng vít xốp để cố định.

- Xử lý các tổn thương phối hợp: Các thương tổn có thể cùng bên hoặc khác bên với chi gãy, nhưng cần được xử trí đồng thời để đảm bảo cho quá trình tập luyện, PHCN sau mổ.

- Các thương tổn thường gặp là xương đùi, xương bánh chè và thân xương chày cần được xử trí đồng thời và đảm bảo kết hợp xương vững chắc để bệnh nhân tập vận động sớm.

Kiểm tra, phục hồi lại bao khớp, dẫn lưu, phục hồi lại cân cơ, đóng da. Sau phẫu thuật đặt nẹp gấp gối 30º, sau 3-4 ngày bỏ nẹp, tập vận động cơ tứ đầu đùi từ từ tăng dần, đi bằng nạng không tỳ 12-16 tuần [16].

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật gãy mâm chày tại Bệnh viện (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w