- Nguyên nhân do TNLĐ có 06 BN chiếm tỷlệ 16,2% 3.1.4 Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi nhập viện (n=37)
4.8. Vấn đề nhiễm trùng
Một trong những biến chứng nặng nề nhất của phẫu thuật kết hợp xương là nhiễm khuẩn vết mổ, nếu nặng hơn là viêm xương dẫn đến kết quả thất bại, có thể phải tháo bỏ dụng cụ kết hợp xương, kéo dài quá trình điều trị gây tốn kém cho BN, quá trình chăm sóc PHCN sau mổ bị ảnh hưởng rất lớn. Các yếu tố dẫn đến nhiễm khuẩn bao gồm:
Gãy xương hở: Mối đe dọa chính khi bị gãy xương hở là tình trạng nhiễm
khuẩn. Quan trọng nhất trong gãy hở là thương tổn da và phần mềm quanh xương gãy, khi có khối lượng lớn phần mềm mất sức sống, tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề, dễ gây viêm xương. Nếu thương tổn phần mềm ít, có thể xem như gãy kín, trái lại bị quá nặng, bị tổn thương mạch máu, thần kinh dễ phải cắt cụt chi.
- Các chấn thương mạnh có năng lượng cao gây đụng dập mô mềm, làm giảm hoặc mất nuôi dưỡng các mảnh xương.
- Phẫu thuật bóc tách rộng làm tổn thương mạch máu nuôi dưỡng xương và mô mềm.
- Kíp phẫu thuật thiếu kinh nghiệm, thời gian phẫu thuật kéo dài. - Kết hợp xương không vững chắc.
Chúng tôi gặp 6 BN nhiễm trùng nông (vết mổ) chiểm tỷ lệ 16,2%. Trong đó, có 03 BN gãy hở độ I, 2 BN là gãy hở độ II và đều kèm theo có tổn thương phối hợp nặng nề: có 1 trường hợp gãy hở độ IIIA kèm theo gãy liên lồi cầu và bánh chè. BN này phải cắt chỉ, làm sạch vết mở cắt lọc tổ chức hoại tử, đắp gạc có thấm Betadine, dùng kháng sinh, khâu da lại thì hai. Thời gian điều trị kéo dài 25 ngày và kết quả điều trị là kém.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Ngọc [21] chiếm tỷ lệ 4,8% BN nhiễm trùng vết mổ. Lê Thái Hà [22] gặp 6,3% BN bị nhiễm trùng vết mổ. Nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào nhiễm trùng sâu phải tháo bỏ dụng cụ kết hợp xương. Để đạt được kết quả như vậy cần khám xét bệnh nhân tỷ mỷ, đánh giá bệnh nhân tổn thương phần mềm chính xác và đưa ra phương pháp điều trị trước mổ phù hợp.
4.9. Vấn đề phục hồi chức năng
Quá trình tập luyện và PHCN sau mổ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một yếu tố không thể thiếu để giúp BN đạt được kết quả tốt sau mổ.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tất cả các BN đều được tập PHCN sau mổ. Theo kết quả bảng 3.18 thì số BN được tập luyện sau mổ tại bệnh viện là 16/37 BN chiếm tỷ lệ 43,2%. Số BN tự tập tại nhà theo hướng dẫn của phẫu thuật viên là 21/37 BN chiếm tỷ lệ 56,8%.
Như vậy, phần lớn BN là tự tập tại nhà nên việc khám BN định kỳ sau mổ nhằm giúp họ tự tập luyện đúng phương pháp có vai trò quan trọng để đạt được kết quả tốt sau mổ.
Theo L. Boehler [10] tập PHCN là 1 trong 3 nguyên tắc cơ bản của điều trị gãy xương. Tất cả các bác sĩ chấn thương chỉnh hình đều hiểu rõ tập vận động sớm giúp giảm nề, giảm đau, ngăn cản sơ dính khớp, giúp trơ nhẵn, giảm hình thành can sùi, giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Tất cả các BN trong nhóm nghiên cứu đều được các bác sĩ của khoa kết hợp với bác sĩ PHCN trực tiếp hướng dẫn luyện tập ngay khoa và hướng dẫn tập luyện
ở nhà sau khi ra viện. Trong thời gian điều trị tại khoa BN được hướng dẫn tập cơ tứ đầu đùi ngay từ ngày thứ 2-3 sau mổ, sau đó gập gối từ từ tăng dần, thường sau 4 - 5 ngày BN có thể gấp gối được 600. Trong nghiên cứu của Lương Đình Lâm [16] có 25/66 trường hợp gấp được trên 900 tất cả 66 trường hợp duỗi 00, sau mổ 4 ngày, còn sau 1 - 2 tháng có 42/66 trường hợp gấp gối trên 900 tất cả 66 trường hợp duỗi 00.
Việc tập luyện PHCN cần chú ý cả hai chiều là gấp tốt và duỗi tốt. Nếu khớp gối duỗi không hết thì BN sẽ có dáng đi tập tễnh ngay trên đường bằng phẳng vì gót không chạm đất phải đi bằng phần trước của bàn chân.
Ngoài yếu tố do tổn thương phối hợp nặng, do biến chứng nhiễm trùng, còn do tâm lý sợ đau, sợ gãy lại, tự xoa bóp bằng thốc nam và các loại dầu xoa gây sơ cứng cơ tứ đầu đùi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả phục hồi chức năng chưa cao.
Chúng tôi phối hợp với khoa PHCN lập một quy trình hướng dẫn tự luyện tập PHCN cho BN in thành tài liệu đơn giản, dễ hiểu phát cho BN sau khi ra viện, điều này giúp cho BN và gia đình BN tập luyện theo đúng phương pháp, đem lại kết quả cao hơn, rút ngắn thời gian điều trị đem lại lợi ích thiết thực cho người bệnh.