a Về cơ sở hạ tầng trên tuyến số 09
Hiện trạng đường giao thông mà tuyến hoạt động:
Nhìn chung mạng lưới tuyến đường mà tuyến 09 hoạt động là tương đối tốt Nhiều tuyến đường rộng và mặt đường bằng phẳng làm cho tốc độ lữ hành của tuyến tăng Tuy nhiên trên lộ trình tuyến hoạt động vẫn có một số hạn chế như:
+ Đoạn đường Hoàng Hoa Thám:
- Là đoạn mà xe chuyển từ đường Liễu Giai lên Hoàng Hoa Thám, chỗ rẽ nhỏ mà lưu lượng phương tiện lớn nên hay xảy ra ách tắc
- Mặt đường ghồ ghề, nhỏ hẹp và giao cắt với nhiều ngõ nhỏ làm hạn chế tốc độ lữ hành trên tuyến
+ Đoạn đường Ngọc Hà:
Đường nhỏ, lưu lượng thấp Nếu 2 xe đi ngược chiều sẽ phải đi chậm và dễ gây ách tắc trên đoạn đường này
Giao cắt với nhiều ngõ nhỏ và đường lớn nhưng không có đèn tín hiệu cũng như biển báo
+ Đoạn đường Khâm Thiên:
- Mặt đường xuống cấp trầm trọng làm cho xe chạy với tốc độ chậm để tránh hiện tượng khó chịu cho HK đi trên xe
Chương II Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hánh khách công cộng trên tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ
- Tại một số điểm đỗ trên đường thì bị đào đắp nên làm cho mặt đường xuất hiện nhiều ổ gà
- Mặt đường chia làm 2 làn đường riêng biệt nên không ảnh hưởng đến làn đối diện - Trên đoạn đường giao cắt với nhiều ngõ lớn nhỏ nhưng chỉ có 3 điểm bố trí đèn tín hiệu
- Nút Khâm Thiên- Ô Chợ Dừa cũng thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc vào giờ cao điểm
+ Đường Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn:
Mặt đường tương đối tốt nhưng tại các điểm giao với các trục đường khác lại thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc vào giờ cao điểm
+ Đường Thái Thịnh:
- Chỉ có vạch kẻ phân cách giữa 2 làn đường nên thường xuyên xảy ra hiện tượng lấn làn
- Mật độ phương tiện nhiều nhưng bề rộng làn đường lại hẹp nên thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc
- Nhiều chỗ giao cắt đồng mức không có đèn tín hiệu
- Mặt đường đang xuống cấp, ghò ghề và thấp nên dễ bị ngập trũng nước vào mùa mưa
+ Đường La Thành:
Đường nhỏ, hẹp và ghồ ghề không có dải phân cách Ở sát vỉa hè ở 2 bên đường là các ở gà nên hầu như các phương tiện chủ yếu đi vào giữa 2 làn nên thường xuyên xảy ra tình trạng ách tác Ngoài ra thì tại điểm giao với bệnh viện Phụ sản thì lưu lượng xe ra vào tương đối nhiều đã làm cho phương tiện di chuyển trên đường La Thành phải giảm tốc độ cũng như xảy ra ách tắc tạ điểm này
Ngoài ra thì lộ trình tuyến đi từ đường Liễu Giai ra Kim Mã là không hợp lý do phải đi qua nút giao Nguyễn Chí Thanh- Kim Mã mà lưu lượng ở đây rất lớn và hay ách tắc nên có biện pháp bố trí lại hợp lý
Về chất lượng hệ thống điểm đầu cuối:
Do đây là tuyến vòng khép kín nên điểm đầu cuối trùng nhau tức là vừa là điểm xuất phát vừa là điểm dùng cuối của tuyến Bãi đậu xe chỉ là các vạch sơn trắng, nhỏ hẹp và cùng chung điểm đỗ của tuyến 14 nên số lượng xe dừng lại ở đây không nhiều hơn 6 xe do không đủ diện tích đỗ Bãi đỗ xe không nằm tách riêng ra với tuyến đường mà nằm ngay cạnh vỉa hè co cách vạch sơn trắng ký hiệu để phân biệt
Khu vực nhà chờ cho khách không có chỉ có biển thông báo lộ trình của tuyến nên chỗ chờ HK chỉ là các đứng ven chỗ dừng của xe
Hình 2 13 Thông tin tại điểm đầu cuối Bờ Hồ
Không có thời gian chạy xe cũng như tần suất chạy xe của tuyến nên làm cho HK phải đứng chờ một thời gian khá lâu để lên xe Ngoài ra hiện tượng HK đi nhầm chiều đi và chiều về( lộ trình chiều đi và về khác nhau) do không có thông báo của những xe đang chuẩn bị chạy
Vào những ngày nghỉ thì lượng khách rất nhiều chủ yếu là đi tham quan Hồ Gươm chiếm tỷ lệ lớn và chủ yếu là đi bằng vé lượt trong ngày Hiện nay lộ trình tuyến đã thay đổi nhưng trên bảng biểu vẫn chưa thay đổi thông tin
Hệ thống điểm dừng đỗ:
- Chiều đi: ( Bờ Hồ- Hai Bà Trưng- Cầu Giấy- Bờ Hồ)
Có tổng số 38 điểm dừng trong đó có 13 điểm dừng( chiếm 34,2%) có nhà chờ che mưa che nắng và bản đồ toàn mạng lưới xe buýt Còn lại 25 điểm dừng(tỉ lệ 65,8%) chỉ có biển báo không có mái che mưa nắng cho hành khách trong quá trình chờ xe buýt, không có thông tin gì về tuyến ngoài hành trình rút ngắn của tuyến cũng như tần suất chạy của tuyến để thông tin cho HK
Một số điểm đỗ thì bề rộng dành cho HK chờ xe là quá nhỏ so với lưu lượng người tại đây nên HK phải đứng xuống lòng đường để chờ xe gây nguy hiểm cho HK cũng như người lưu thông trên đường
Ngoài ra thì tại các điểm chờ xe buýt cũng xuất hiện tình trạng các loại phương tiện( xe ôm, xe khách, ) dừng đỗ tại khu vực dành riêng cho xe buýt gây khó khăn cho xe buýt khi đi vào các điểm đỗ Bên cạnh đó thì tại một số điểm dừng đỗ thì có một số hàng
Chương II Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hánh khách công cộng trên tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ
quán bán rong đã lấn chiếm bề rộng điểm chờ của HK để kinh doanh làm cho điểm chờ hẹp đi so với quy mô ban đầu của nó như trên đường Thái Thịnh
Tại một số điểm dừng thì bố trí trước các hố thoát nước nên rất ghồ ghề làm cho xe buýt phải đi quá một đoạn mới dùng lại so với quy định dừng đỗ của nó như trên đường Khâm Thiên, đường Nguyễn Lương Bằng… gây khó khăn cho một số HK lần đầu tiên đi xe buýt
Khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng là 481,57m phù hợp với cự ly đi lại của người dân trong đô thị của Viêt Nam( khoảng cách đi lại trung bình của người dân là: 400- 500m)
- Chiều về:
Có 33 điểm dừng trong đó có 13 điểm dừng có nhà chờ che mưa che nắng( chiếm 39,4%) còn lại 20 điểm dừng chỉ có biển báo thông tin tóm tắt về chuyến đi
Các điểm dừng đỗ là nơi đón trả khách chúng được bố trí dọc theo các tuyến nơi có mật độ người qua lai cao để tiện cho hành khách chuỷen tuyến dễ dàng đồng thời nó cũng ít ảnh hưởng đế người và phương tiện lưu thông trên đường Sự sắp sếp các điểm dừng đỗ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian đi lại của hành khách Do đó cần bố trí lại các điểm dừng đõ cho hợp lý với nhu cầu đi lại của hành khách Đòng thời phải xây dựng các điểm dừng đúng tiêu chuẩn( Tại điểm dừng đỗ cần có mái che, có các thông tin về tuyến và về mạng lưới VTHKCC…) Trong số các điểm dừng có điểm dừng thì có điểm Bờ Hồ và 2 điểm ở Thái Thịnh nên bố trí nhà chờ vì lưu lượng HK tại đây rất lớn do gần 2 bệnh viện và 2 trường học
Trong số 33 điểm dừng thì chỉ có điểm dừng 79 Đội Cấn là không hợp lý vì nó tiếp giáp ngay với ngõ và một ngã rẽ vì thế cần phải bố trí lại điêm dừng tại đây để tránh gây ra hiện tượng ách tắc tại đây
Khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ là 515,15m lớn hơn so với quy định
Về các điểm bán vé tháng trên tuyến
Trên tuyến có 2 điểm bán vé tháng (ĐH Giao Thông, Bến xe Kim Mã) phục vụ hành khách cả thứ 7 và chủ nhật Các điểm bán vé này được bố trí ở những vị trí là các đầu mối giao thông và các điểm trung chuyển lớn nên nó đã tại điều kiện thuận lợi cho hành khách trong quá trình làm vé tháng mới và dán tem hàng tháng Tuy nhiên do các điểm này còn quá nhỏ nên vào những ngày cuối tháng (từ ngày 25- ngày 30) do việc hành khách tập trung đi dán vé rất nhiều và do ý thức của người dân Việt Nam không chịu xếp hàng nên đa xảy
ra tình trạng chen lấn xô đẩy gây nhiều khó khăn cho người già, phụ nữ đặc biệt là những phụ nữ đang mang bầu và học sinh nhỏ tuổi
b Phương tiện:
Trên tuyến có tổng số có 15 xe hoạt động trong đó có 12 xe vận doanh Loại xe hoạt động trên tuyến là DAEWOO BS090DL, 60 chỗ trong đó có 21 chỗ ngồi và 39 chỗ đứng
Bảng 2 14:Các thông số kỹ thuật của xe BS090
Loại xe Thông số Đơn vị Daewoo BS 090 Chiều dài xe mm 4200 Dài toàn bộ mm 8935 Rộng toàn bộ mm 2490 Cao toàn bộ mm 3220 Bán kính quay vòng m 8 4 Sức chứa Chỗ 60 Trọng lượng xe không kg 8540 Trọng tải Ghế/Chỗ 25/60
Dung tích bình nhiên liệu Lít 200
Vận tốc tối đa Km/h 77
Thể tích xi lanh m3 8071
Hệ thống lái Trợ lực tay lái
Hệ thống phanh Khí hai dòng
Kiểu phanh 10,00-20-16PR
Vành bánh xe 7,00T-20
Công suất điều hòa Kcal/h 21000
(Nguồn Internet)
Bên ngoài xe được bố trí các thông tin ngắn gọn về lộ trình chuyến đi với mầu sơn được sử dụng hầu như đồng loạt như các tuyến buýt khác
Chương II Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hánh khách công cộng trên tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ
Hình 2 15 Hình ảnh xe buýt 09
Bên trong phương tiện được bố trí các thông tin về các điểm dừng đỗ cho HK biết được các điểm dừng đỗ Với số phương tiện vừa đưa vào sử dụng được 6 năm nên chất lượng phương tiện vẫn còn được đảm bảo tuy nhiên thì một số bộ phận nhằm phục vụ cho HK như điều hòa, đài phát thanh thông tin cho HK, đèn báo hiệu len xuống cho HK,…cần phải nâng cấp phương tiện để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của HK
c Yếu tố con người:
Để đảm bảo an toàn trong vận hành cũng như các yếu tố khác thì đòi hỏi người lái và phụ xe phải có ý thức trách nhiệm cũng như thái độ niềm nỡ đối với HK Xác định được yêu cầu ấy nên lái và phụ xe trên tuyến có thái độ phục vụ cũng như co trách nhiệm cao trong công việc Chính vì vậy lái và phụ xe trên tuyến được HK đánh giá cao về thái độ phục vụ
Với 434 phụ xe thì việc phục vụ và điều hành trên xe hợp lý đã được HK đánh giá cao: tận tình chỉ đường cho HK, niềm nở khi bán vé cũng như hướng dãn HK xuống xe, lên xe, sắp xếp chỗ hợp lý và ưu tiên những người theo quy đinh của xe buýt được ưu tiên Tuy nhiên vẫn còn một số phụ xe vẫn chưa nhiệt tình trong công việc cũng như thái độ phục vụ với HK không tốt, chiếm khoảng 20%( theo điều tra HK trên tuyến)
Đa số các lái phụ xe dều thực hiện đúng qui định của xí nghiệp và những quy định chung của Tổng công ty Vận tai Hà Nội Các lái phụ xe có thái độ rất nhiệt tình giúp đỡ những người không biết đường và đặc biệt là các cụ già, phụ nữ có thai, các em nhỏ
Tuy nhiên tình trạng lái xe dừng xe tại các điểm đỗ không sát vỉa hè rất phổ biến gây khó khăn cho việc lên xuống và gây cán trở các phương tiện khác tham gia giao thông Tình trạng lái xe phóng nhanh vượt ẩu trên đường gây nguy hiểm cho các phương tiện khác tham gia giao thông và gây ấn tượng không tốt về xe buýt với người dân
Toàn bộ công nhân lái xe và nhân viên bán vé của Transerco đều được trang bị đồng phục gắn thương hiệu Transerco-HaNoi Bus và đeo thẻ nhân viên trong khi làm việc
d Yếu tố khác:
- Được nhà nước hỗ trợ về mặt chính sách thuế và trợ giá cho xí nghiệp nên hoạt động của xí nghiệp luôn luôn được đảm bảo thông suốt trong bộ máy quản lý cũng như vận hành tren tuyến
- Trong qua trình hoạt động của tuyến thì yếu tố thời tiết cũng tác động không nhỏ đến hoạt động của xe buýt Những tác đông xấu của thời tiết đã làm thay đổi lộ trinh cũng như ngưng trệ hoạt động của tuyến như tháng 11/2008 thì mưa tô đã làm ngập một số tuyến đường làm cho các xe của tuyến không hoạt động được và một số phương tiện phải bão dưỡng toàn bộ
- Tác động không nhỏ đến yếu tố chất lượng của tuyến đó là các điểm dừng đỗ của tuyến đi qua các điểm thu hút Lượng HK tại các điểm thu hút càng lớn sẽ làm cho hoạt động của tuyến tăng lên cũng như doanh thu của tuyến tăng Chính vì thế các điểm đỗ của tuyến được bố trí khá hợp lý tại các điểm thu hút luồng HK tai đây như: đi qua 6 trương ĐH, một số BV lơn của Hà Nội, đi qua các trung tâm lớn,…Vì vạy hoạt động của tuyến cũng như mức độ thu hút của tuyến luôn ở mức cao
- Giá vé trên tuyến
Cũng như tất cả các tuyến bus khác thuộc Hà Nội Transerco, giá vé áp dụng trên tuyến BX Giáp Bát – BX Mỹ Đình theo quy định chung Hiện tại giá vé đang áp dụng đối với hình thức vận tải hành khách công cộng bằng xe bus như sau :
+ Vé lượt :
Đối với tuyến dưới 30Km : 3000 đ/lượt Đối với tuyến trên 30Km : 5000 đ/lượt + Vé tháng:
Vé 1 tuyến : Vé ưu tiên : 25 000 đ/tháng Vé không ưu tiên : 50 000 đ/tháng Vé liên tuyến : Vé ưu tiên : 50 000 đ/tháng
Vé không ưu tiên : 80 000 đ/tháng
Mức giá vé trên áp dụng bắt đầu từ 1/4/2005 Mức giá vé trên được coi là hợp lý, thỏa mãn yêu cầu chi phí cho việc đi lại chiếm không quá 10% thu nhập Hiện nay giá vé trên tuyến là 3000 đ/lượt đối với vé lượt, 25 000 đ/tháng đối với vé 1 tuyến và 50 000 đ/tháng đối với vé liên tuyến Bên cạnh đó, việc tăng giá vé xe bus so với trước đây phù hợp với sự gia tăng
Chương II Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hánh khách công cộng trên tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ
giá cả hiện nay và có thể góp phần làm giảm trợ giá của nhà nước Nhưng cùng với sự phát triển của hệ thống xe bus trong thành phố thì việc trợ giá của nhà nước cũng gia tăng đòi hỏi một giá vé phù hợp vừa thu hút hành khách sử dụng xe bus giảm ách tắc giao thông trong thành phố vừa giảm trợ giá cho nhà nước
Hiện nay có hai hình thức bán vé chủ yếu là bán vé trực tiếp trên xe (đối với vé lượt) và bán vé tại các địa điểm bán vé (đối với vé tháng) Hình thức bán vé hiện nay còn chưa đa dạng, ít linh hoạt, cần đa dạng hóa các hình thức bán vé để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trong việc sử dụng phương tiện vận tải công cộng