6. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Xét về ngữ nghĩa
phương thức chuyển nghĩa, Đỗ Hữu Châu cũng đề xuất nguyên tắc phân tích từ ngữ trong nghiên cứu tác phẩm thơ mà thực chất là phân tích tác phẩm xuất phát từ việc xem xét các từ vựng theo các trường nghĩa mà nó phụ thuộc vào. Ông chú ý đến việc từ được dùng theo nghĩa chính hay nghĩa chuyển. Hiện tượng nhiều nghĩa trong nghệ thuật là một hiện tượng thường gặp. Nguyên tắc để phân tích hiện tượng nhiều nghĩa trong tác phẩm là: Bất cứ từ ngữ được dùng trong trường hợp nào khi phân tích cũng phải bám sát nghĩa chính, hiểu chính xác nghĩa của từ. Từ đó, dựa vào những quy tắc chuyển nghĩa, dựa vào quan hệ ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa mà tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.
Nghĩa của từ chỉ được bộc lộ một cách cụ thể và đầy đủ trong các ngữ cảnh, hay nói cách khác, nghĩa của từ được hiện thực hoá trên trục ngữ đoạn. Vì vậy, xem xét bình diện ngữ nghĩa của từ ngữ không thể bỏ qua việc khảo sát các kết hợp từ ngữ đã được các nhà thơ sử dụng.
Về vấn đề kết hợp từ, những kiểu kết hợp từ không thông thường đã xuất hiện trong các tác phẩm thơ Nôm. Chẳng hạn khi Nguyễn Trãi viết:
Trời nghi ngút, nước mênh mông... Lẻ có chim bay cùng cá nhảy... Nào của cởi buồn trong thuở ấy...
Các kiểu kết hợp như trời nghi ngút, lẻ có chim bay, cởi buồn là những cấu trúc kết hợp, tổ hợp từ khá lạ trong ngôn ngữ khẩu ngữ cũng như ngôn ngữ thi ca. Điều này tiếp tục được thể hiện trong thơ của Hồ Xuân Hương sau này. Tuy nhiên đây chỉ là những trường hợp cá biệt, phải đến Thơ mới thì các kiểu kết hợp không thông thường mới thật sự nở rộ. Điều này tạo nên khả năng diễn tả rất lớn của hệ thống từ vựng tham gia kiến tạo nên những rung động tế vi, nhạy cảm của tâm hồn thi sĩ hiện đại.
Ta bắt gặp trong rất nhiều bài thơ hay của phong trào Thơ mới những tổ hợp từ rất đỗi lạ kì theo kiểu Tây hoá như: Hơn một loài hoa, luồng run rẩy,
tiếng vàng, niềm tóc bạc, hòn trăng, sợ buồn, mầm trời huyền bí, tắt nắng đi, buộc gió lại... nhưng tổ hợp này đã thể hiện được những ảnh hưởng của thi ca Âu châu và được ghi dấu trong các hình ảnh ẩn dụ theo kiểu chuyển đổi cảm giác. Một sáng tạo độc đáo của các thi sĩ thời Thơ mới. Điều ấy vẫn chứng thực được một điểm khá rõ ràng là thơ ca vẫn luôn vận động và cách tân để làm mới mình và tự nó đã xây dựng thành những quy tắc mới, góp phần thể hiện một cách cụ thể nhất những diễn ngôn nghệ thuật đặc sắc nhất.
Vấn đề thứ hai ở góc độ ngữ nghĩa là việc các nhà thơ sử dụng một cách linh hoạt những nghĩa gốc và nghĩa phái sinh trong ngôn từ thi ca. Nếu trong thơ Nôm thời trung đại, các tác giả về cơ bản trung thành với việc sử dụng những ý nghĩa căn bản của từ hơn là sáng tạo ra những nét nghĩa phái sinh. Tuyệt đại bộ phận yếu tố Hán Việt trong thơ trung đại đều mang nghĩa gốc. Ví dụ Nguyệt trong các Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đều được xác định ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt là Trăng. Nhưng đối với yếu tố thuần Việt thì khả năng linh động, chuyển nghĩa linh hoạt (hơn hẳn so với yếu tố Hán Việt). Điều này được thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường giàu khả năng tạo hình ảnh, cái thanh và cái tục hoà quyện lẫn nhau tạo nên một sự lấp lửng nghệ thuật thú vị. Từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường gây ấn tượng đặc biệt, nhất là hệ thống từ láy: Khéo khéo, khom khom, ngửa ngửa, phơi phới, phì phạch, vắt ve... lượng từ láy có khả năng tu từ ấy trong thơ Hồ Xuân Hương đã tạo nên sự liên tưởng trên cơ sở của các biểu tượng hai mặt. Mặt khác trong sự phát triển nghĩa của từ cùng với hoạt động hành chức của nó đã được phát huy cao độ trong thơ Hồ Xuân Hương.
Trong Thơ mới, lượng từ ngữ được dùng với nghĩa phái sinh tăng rõ rệt so với các nhà thơ trung đại. Xuất phát từ đặc thù của phạm trù hiện đại và tâm hồn nóng bỏng, yêu thương, phơi phới của của các nhà thơ trẻ chịu ảnh hưởng của luồng gió cá nhân Âu Tây, trong ngôn ngữ Thơ mới, những trường
hợp chuyển nghĩa đặc biệt đã được sử dụng khá phổ biến. Thi sĩ có thể ngửi được mùi thơm của nhạc (Này lắng nghe em khúc nhạc thơm – Xuân Diệu), có thể cảm nhận được màu và hương của sự biệt li (màu biệt li, hương biệt li– Đoàn Phú Tứ) hoặc có thể nghe được hơi thở của không gian (Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn – Huy Cận) hoặc có thể cảm nhận được tiếng sáo qua những chiều kích của kĩ thuật tạo hình (Vắt vẻo bên bờ cây xanh – Thế Lữ). Có thể nói, hệ thống từ vựng tiếng Việt đến Thơ mới đã được khai thác một cách triệt để những khả năng biến tấu của ngữ nghĩa. Các thi sĩ đã đánh thức mọi tiềm năng, mọi khả năng biểu đạt của nó để tạo nên những diễn ngôn đẹp nhất, thú vị nhất và xúc cảm nhất về những rung động tinh tế trước thế giới bên ngoài và con người.
Từ những khả năng vận dụng hệ thống ngữ nghĩa linh hoạt của từ ngữ, các nhà thơ đã tạo nên những trường nghĩa về xã hội, thiên nhiên, cảnh quan đất nước trong thơ Nôm trung đại. Riêng đối với Thơ mới, trường ngữ nghĩa với những biểu hiện đa dạng về cái tôi cá nhân buồn đã được các nhà thơ hiện đại giai đoạn 1932 – 1945 thể hiện vô cùng xuất sắc. Điều này đã tạo nên tâm thế và đặc trưng căn bản về nội dung và phương thức thể hiện trong phong trào Thơ mới.
Tóm lại, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Thị Ân và khảo sát cá nhân, những vấn đề nêu bật trong tiểu mục này là những cơ sở quan trọng, là tiêu chí khảo sát mà chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt trong quá trình tìm hiểu đặc trưng từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng. Mạch từ ngữ luôn có sự tiếp nối từ thơ ca trung đại đến thơ ca hiện đại và đương đại. Sự phong phú và đa dạng cùng với những biểu hiện linh hoạt, nhuần nhuyễn, thần tình của hệ thống từ ngữ trong thơ Nôm trung đại và phong trào Thơ mới đã góp phần tạo dựng nên những căn cứ khoa học cụ thể để xác định và đánh giá một cách chuẩn xác, mang tính định lượng đối với thế giới ngôn từ của một thi s