6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Từ HánViệt trong thơ củaVăn Công Hùng
Về khái niệm từ Hán Việt, có nhiều nhà nghiên cứu nêu ra những công trình ngôn ngữ học nói chung, hoặc những chuyên luận về Hán Nôm nói riêng. Trên cơ sở những đặc điểm chung của các định nghĩa và cái nhìn tổng quát về từ Hán Việt, có thể định nghĩa từ Hán Việt như sau: Từ Hán Việt là những từ gốc Hán được nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, về cơ bản được đọc theo âm Đường - Tống, nhưng chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt. Với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán Việt ngày nay được ghi bằng ký tự La- tinh. Tiếp cận thơ của Văn Công Hùng dưới góc độ từ vựng học, đặc biệt là qua sự khảo sát từ Hán Việt trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy sức hấp dẫn lôi cuốn của lớp từ này được thể hiện ở một số điểm chính sau:
Một là, để thể hiện khái quát những triết lý trong đời sống cũng như trong nghệ thuật nói chung, nhà thơ đã sử dụng khá nhiều từ HánViệt. Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi thì trong số 194 bài thơ được khảo sát, tác giả đã có khoảng 293 từ Hán Việt (kể cả danh từ riêng). Trong đó, có khoảng 110 từ ghép, chiếm khoảng hơn 37,5% tổng số lượng từ Hán Việt. Đặt tỷ lệ từ Hán Việt ở văn bản thơ Văn Công Hùng trong sự so sánh với một số nhà thơ khác thuộc thế hệ trước như Nguyễn Bính, Huy Cận và cùng thời như Lệ Thu, Lê Hoài Lương... chúng ta có thể thấy rõ từ Hán Việt trong thơ của Văn Công Hùng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều này cũng góp phần thể hiện xu hướng triết lý hoá và khái quát hoá mạnh mẽ trong ngôn từ của các tác phẩm.
Để triết luận về vẻ đẹp của thiên chức nghệ sĩ, bên cạnh việc phát hiện những nét đẹp có tính khách quan, Văn Công Hùng cũng thường nhận ra và bàn luận về những thiên chức của người nghệ sĩ. Đó là những cái thuộc về bản năng trời phú riêng cho giới làm nghệ thuật. Thông qua lớp từ Hán Việt đặc sắc, nhà thơ luận về nó khá sắc sảo, lối cách diễn đạt bất ngờ, thú vị:
có chút đắng khé lòng nổi trôi thân phận có tí ti ngọt ngào nụ hôn tình ái
có vầng trăng bạc phếch ở trên đầu
(Bến đợi - Thơ trong chiếu rượu) Trong đời nghệ sĩ, nỗi đau thân phận và trải nghiệm tình ái chính là những ý tưởng quan trọng để nhà thơ có thể trải lòng và cung hiến cho đời những vần thơ ngọt ngào, những suy tư trăn trở phù hợp với tâm lí của cộng đồng. Những câu thơ có sử dụng lớp từ Hán Việt như thế, nếu liên kết lại sẽ thấy được tâm thức thi ca của Văn Công Hùng “Đó phải chăng là sự vắt cạn sinh lực trong từng niềm vui, nỗi buồn của nhân gian mới mong góp nhặt đem về cho thơ những gì đồng nghĩa với lửa, với nỗi khắc khoải đê mê trong đau đáu phận mình, phận đời? Và như thế thơ mới trở thành có ích” [28].
Bằng cái tôi chiêm nghiệm, chất vấn, Văn Công Hùng độc thoại trước hết với chính mình và hướng đến được cùng giãi bày với người đọc qua nhữnghình ảnh của cuộc sống. Bởi vậy, thơ ông đi vào lòng người nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nó như thuộc về bản năng của người nghệ sĩ có trái tim lớn, chứa đựng nhiều tâm trạng, cảm xúc, nhà thơ phải phân thân thành nhiều người để bộc lộ các sắc thái, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của nhiều số phận:
có những lúc ta là ta xa lạ ta như là phiên bản của ta thôi ấy là lúc soi vào ảo ảnh
thấy ta là ai của ngày xưa...
(Có những lúc)
Bằng những từ Hán Việt có tính sáng tạo (tức là những từ Hán Việt được du nhập qua con đường Nhật ngữ) như phiên bản và uyển ngữ ảo ảnh giàu sức khái quát trong câu thơ rất gợi cảm. Người đọc dường như cảm giác được rằng nhà thơ lặng lẽ đem bản thân mình ra làm đối tượng cho mình chiêm cảm, thổn thức cùng nỗi đau của bản thân, nhặt nhạnh từng mảnh mình rơi vãi, từ đó ông
chất vấn cuộc đời. Ông không né tránh cái tôi thực của mình, tự tâm để nó bơi giữa dòng nước ngược, thoải mái thốt lên những điều đang dày vò nó với những cảm xúc lạ hay là những cảm xúc dồn nén, kìm kẹp trái tim nhà thơ. Cá biệt có những đoạn thơ mà tỉ lệ từ Hán Việt gần như chiếm tuyệt đối:
Những giáo luật siêu hình Biến tội đồ thành Thánh nhân Những thánh nhân vọng ước Hồi sinh từ khăn trải giường
(Vòm trời khác – Nâu)
Nâu là một ám ảnh hiện sinh trong tập Vòm trời khác, Văn Công Hùng đã phát huy một cách tối đa những giá trị thẩm mĩ và khả năng khái quát của từ đơn và ghép Hán Việt để có thể bộc bạch những nghiệm sinh và đánh giá của cá nhân trước những thay đổi quá nhanh trong cơn lốc kỹ thuật số của thế kỉ XXI. Đây cũng là một trong những điểm nhấn về nghệ thuật dùng từ Hán Việt trong thơ của Văn Công Hùng.
Hai là, với số lượng khoảng 293 từ Hán Việt được Văn Công Hùng sử dụng có đến hơn 90% là những từ quen thuộc và dễ hiểu. Hệ thống từ này tuy là gốc Hán nhưng lại rất quen với cảm thức ngôn ngữ của người Việt hiện đại, thí dụ như:
... Ám ảnh những con giun héo quắt
(Vòm Trời khác - Những buổi chiều không về) Con người nhốt mình trong từng cơn tự kỷ
(Vòm trời khác - Nâu) Có những ngã ba bập bùng ký ức
(Cầm nhau mà đi - Đêm Việt Trì) Đặc biệt từ ám ảnh đã xuất hiện trong 21 bài thơ và rải đều trong 07 tập. Điều đó cũng phần nào thể hiện những trăn trở về cuộc nhân sinh và
những vấn đề do cuộc sống hiện đại đặt ra trong tâm thức của nhà thơ. Trong số những từ chúng tôi đã thống kê được trong văn bản thơ của Văn Công Hùng chỉ có một số ít từ là tương đối lạ với cảm thức ngôn ngữ của người Việt mà thôi như: đương nam (đang thời trai tráng), hiện nhiên (hiện ra một cách thản nhiên), nguyên hạ (cao nguyên vào mùa hạ),…
Giọt nước mắt chiều cuối năm chợt hiếm Cơn mê dài ngây dại đương nam.
(Cầm nhau mà đi – Liên tưởng ngày ba mươi) Khuất sau đời nhau cái nhìn tiếc nuối
Sông cạn dần viên sỏi trắng hiện nhiên.
(Cầm nhau mà đi – Chiều Xuyến chi) Bay qua bao cõi vô hình
Về miền nguyên hạ gặp thình lình mưa
(Lục bát Văn Công Hùng – Về miền nguyên hạ) Ba là, hệ thống từ Hán Việt được dùng trong thơ của Văn Công Hùng là bất đắc dĩ hay nói cách khác là không thể không dùng vì lý do nghệ thuật.
Tháng tư về thoảng một nốt nhạc trầm Gõ vào cánh cửa thời gian mơ hồ Ô hay mà đã sang hè
Tháng tư lấp một cõi về miên man
(Lục bát Văn côngHùng – Tháng tư về) Ta ngồi lên đá mà mềm
Bên sương mà nhớ bên đêm mà buồn Ta ngồi đong những hoàng hôn
Vay trời một khắc trôi muôn phận chiều.
(Lục bát Văn Công Hùng – Một ngơ ngác người) Ta dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu thơ trên nếu thay từ Hán Việt bằng những từ thuần Việt thì rõ ràng hình tượng ngôn từ các bài thơ sẽ
mất hết ý nghĩa nghệ thuật thâm thúy của nó.
Từ Hán Việt với sức khái quát cao đã giúp Văn Công Hùng triển khai ý đồ nghệ thuật theo thủ pháp mỹ học hiện đại, thể hiện ngôn ngữ thơ một cách hàm súc, tượng trưng hóa trong bút pháp miêu tả,… Từ Hán Việt trong thơ của văn Công Hùng trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sắc thái trang nhã của ngữ cảnh được miêu tả. Dù chưa mang vẻ trác tuyệt như ngôn ngữ Hán Việt của những thi sĩ ảnh hưởng của Đường Thi đậm nét thời Thơ mới như Vũ Hoàng Chương, Huy Cận, Quách Tấn... nhưng những giá trị của lớp từ Hán Việt và cách sử dụng từ Hán Việt của Văn Công Hùng trong 07 tập thơ là điều đặc sắc không thể phủ nhận được.