Từ vựng với việc thể hiện biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

Một phần của tài liệu Đặc trưng từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 99 - 102)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Từ vựng với việc thể hiện biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

Phép điệp là một trong những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng phổ biến và đắc địa trong thơ của Văn Công Hùng. Không những thế, nó trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong sự cách tân ngôn ngữ của ông. Việc lặp lại cùng một từ, một cụm từ trong cùng một dòng thơ hay trong nhiều khổ thơ để đẩy mạnh cảm xúc, để thể hiện sự giày vò, sự xao xác không yên trong tâm hồn nhà thơ đa cảm mà nặng tư duy phân tích này. Xét trong 401 bài thơ, có rất nhiều bài tác giả sử dụng hình thức điệp (lặp) điệp âm, điệp ngữ, điệp đầu, điệp cuối, điệp phụ âm đầu, điệp thanh, điệp vần. Phép điệp góp phần rất lớn trong việc tạo nên tính nhạc, để nhấn mạnh, để gây ấn tượng và làm cho bài thơ giàu cảm xúc. Hơn nữa, việc sử dụng phép điệp cùng với việc mở rộng biên độ thơ góp phần thể hiện những tình cảm phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp của đời sống con người.

Một số cách điệp Văn Công Hùng thường sử dụng và đã tạo ra những hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc:

- Điệp từ ở đầu mỗi câu thơ: Như là không còn chiều nữa/ như là hoa xoan tháng ba/ như là cô nàng hàng xóm/ vừa sang xin lửa nấu cơm (Hát rong - Nhưng còn nỗi nhớ thì sao); Ta với mùa đông mơ mãi những cánh đồng/ mơ thấy khói và mây về miền nắng/ mơ tim hoa xoan trập trùng phương bắc mơ con chuồn chuồn thấp cao ký ức/ phập phồng nào em thả buổi tinh sương (Trong cơn mơ có thực - Hoa hồng);

Công Hùng - Ngày mùa đông); Một mình... Chỉ một mình (Cầm nhau mà đi - Một mình), Có những lúc... (Hát rong - Có những lúc), Hà cớ gì...(Đêm không màu - Hà cớ gì); ...

- Điệp đầu câu bằng từ nối và liệt kê: Thơ cho đời cho bạn cho tôi có chút đắng khé lòng nổi trôi thân phận/ có tí ti ngọt ngào nụ hôn tình ái/ có vầng trăng bạc phếch ở trên đầu (Đêm không màu - Thơ trong chiếu rượu); “Cao nguyên là gió rượu cần/ là lang thang bước chân trần lãng du/ là cuồn cuộn bụi mùa khô/ là mang mang nắng giăng tơ mật vàng/ là khan, là hội, là xoang/ là em tóc rối bên hàng thông xanh (Bến đợi - Cao Nguyên);...

- Điệp cấu trúc câu:

+ Hai câu hoặc nhiều câu gần nhau trong cùng một khổ: Chiều nay trút lá Chiều nay râu lên bạc/ chiều nay cứ gió mải về/ chiều nay còn nốt phố xanh (Chợt quỳ); Trời ướt đầm bình minh trở dâm nắng (Vòm trời khác); ...

+ Một câu ở đầu hoặc ở cuối các khổ liên tiếp: Ga cuối (Cầm nhau mà đi - Ga cuối), Ngày mùa đông (Hát rong - Ngày mùa đông).

+ Một câu ở khổ đầu và khổ cuối: Ngủ đi em (Bến đợi - Ru), Rồi em sẽ trở về con đường cũ (Vòm trời khác - Trở về).

- Điệp cả đoạn hoặc khổ thơ: Hình như tình yêu/ mỏng như tơ nhện/ hình như nụ hôn/ mang đầy vị đắng (Trong cơn mơ có thực - Hình như).

- Điệp kèm theo cấu trúc so sánh: em guồng vào anh cơn say bất tận/ tiếng lá buồn rơi suốt vườn đêm/ như là gió đang xào xạc đâu đó/ như là mưa đang nằm giữa vai người (Trong cơn mơ có thực - Ngày không bình yên nữa).

- Điệp mở rộng, liên tưởng: Và một dòng sông ám ảnh cõi vô hình/ miền xa khuất trôi nhanh về xa lạ/ và em vẫn một mình, như lá/ thủa địa đàng thanh thản trái cấm rơi/ Gió dã quỳ hoang dại tuổi thơ tôi/ thổi thăm thẳm xa xưa miền cổ tích/ miên man cao nguyên xanh màu u tịch/ sắc vàng nào lưu luyến cỏ bazan (Hát rong - Gió dã quỳ).

thức điệp là một dụng ý nghệ thuật. Có khi đó là những xôn xao không thể chỉ nói một lần, khi khác lại là sự bâng khuâng cơ hồ là vô tận, khi khác nữa lại là sự rối ren, chật hẹp không gì gỡ ra được ngoài những câu thơ. Và cũng có lần quá rung động vì những tinh khôi, mong manh, bé nhỏ: Ngày mùa đông/ chợt một vàng hoe/ Ngày mùa đông/ gió manh manh/ Ngày mùa đông/ vườn chúm chím/ Ngày mùa đông/ dằng dặc con đường hấp hoảng tiếng chuông (Đêm không màu - Ngày mùa đông).

Xúc động trước cái đẹp là biểu hiện cơ bản của tâm hồn thi nhân. Văn Công Hùng dùng phép điệp thật thành công và đắc địa để diễn tả sự rung động đôi khi xuất hiện như sự ngẫu nhiên may mắn nhưng lại là cảm xúc vô cùng vững bền trong tâm hồn nhà thơ. Để có được cái may mắn đó trước hết phải có một tâm hồn đẹp, biết yêu và biết xúc động, biết nâng niu và nuôi dưỡng những giọt nước mắt quý giá của mình, vì những gì đẹp đẽ nhất: chợt một vàng hoe/ gió manh manh/ vườn chúm chím của ngày mùa đông. Hiện tượng lặp trong thơ khá đặc biệt, vừa có lặp từ ở đầu câu/khổ: ngày mùa đông, vừa lặp cấu trúc nên khó để xếp đoạn thơ này vào một hình thức điệp nào. Nhưng đôi khi cũng không cần quan tâm lắm việc xếp nó vào đâu, chỉ cần biết đó là một cảm xúc đẹp, quý mà Văn Công Hùng gửi gắm bằng thơ.

Hình thức điệp trong thơ của Văn Công Hùng không chỉ có tác dụng khơi gợi và bộc lộ cảm xúc mà còn có tác dụng tạo ra nhiều kiểu nhịp ứng với cung cảm xúc đó. Vì vậy tính nhạc trong thơ của Văn Công Hùng thực ra rất giàu có nhưng cũng khó phát hiện. Có thể kể một số kiểu nhịp cơ bản”

- Nhịp tương phản: Anh nhớ em như không hề nhớ/ chỉ một mình cui cút với mình thôi/ thế thì nhớ làm gì thêm cho nhớ/ cứ một mình tưởng tượng một mình thôi (Cầm nhau mà đi);…

- Nhịp bàn luận: Sẽ đi về đâu hàng chục nghìn linh hồn vô tội/ những cặp đang yêu nhau/ những đôi vợ chồng đang ngủ/ những cuộc làm tình dang dở/ những thiếu nữ tròn căng ánh sáng/ những đứa bé lẫm chẫm tới trường/

tất cả đang chung một chiếc cầu mỏng manh/ thiên đường đấy ư?(Đêm không màu - Viết cho bóng tối); …

- Nhip liệt kê: Và một dòng sông ám ảnh cõi vô hình/ miền xa khuất trôi nhanh về xa lạ/ và em vẫn một mình, như lá/ thủa địa đàng thanh thản trái cấm rơi/ Gió dã quỳ hoang dại tuổi thơ tôi/ thổi thăm thẳm xa xưa miền cổ tích/ miên man cao nguyên xanh màu u tịch/ sắc vàng nào lưu luyến cỏ bazan (Hát rong - Gió dã quỳ); em thì thùy mị nết na/ ta như gấu biển chợt sa địa đàng/ một con sông một đò ngang/ một cơn sóng vỗ một hàng huyền trâm/ một cơn bão nổi âm thầm/ một con thuyền giấy vô tăm tích bờ (Vòm trời khác - Ta ngồi chơi cuộc tình cờ);…

- Nhịp liên tục: Cứ mãi thanh tân, mãi mãi vụng về /mãi mãi nắng, mãi sương. Mãi mãi/ cao nguyên tháng ba những con đường tha thiết/ vỗ dập dờn thăm thẳm nỗi gì ơi/ Cứ tím bằng lăng, cứ vàng biếc dã quỳ/ cứ nghìn tuổi thông bên đường hư ảo/ và em nữa suốt một đời giông bão/ thổi qua anh năm tháng chẳng yên bình (Hát rong - Cao nguyên tháng ba);...

Phép điệp từ vựng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách

Một phần của tài liệu Đặc trưng từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)