2.2.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ như trên, quản lý nhà nước về tơn giáo trên địa bàn huyện cịn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục.
* Những hạn chế về thực hiện nội dung quản lý
Một là, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về tơn giáo
Mặc dù có nhiều cố gắng trong cơng tác phổ biến, giáo dục chủ trương chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nhưng hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn một số tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và thống nhất về tôn giáo. Trên thực tế, ở một số nơi có một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn có tư tưởng bảo thủ, hẹp hịi, cứng nhắc và cịn mang nặng định kiến, mặc cảm với tín đồ, chức sắc các tơn giáo. Tình trạng lơ là, bng lỏng quản lý, mất cảnh giác tạo sơ hở và bị lợi dụng vẫn cịn tồn tại. Chính điều đó đã dẫn đến việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong các tơn giáo cịn nhiều lúng túng, bị động, thiếu tính nhất quán, để vụ việc kéo dài làm cho vấn đề trở nên phức tạp thêm, tạo cơ hội cho các phần tử cực đoan lợi dụng lôi kéo quần chúng, dẫn đến làm mất ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.
Hai là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về tôn giáo
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo cịn bng lỏng, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Hạn chế này dẫn đến phát sinh vụ, việc tơn giáo phức tạp đó là việc xử lý các vấn đề có liên quan đến tơn giáo cịn thụ động, lúng túng, kém hiệu quả, có nhiều vụ việc do làm chưa chưa thấu đáo, kém
tính thuyết phục, gây ra tâm lý phản cảm nên quần chúng tín đồ chưa đồng tình ủng hộ.
Về việc giải quyết nhà, đất có liên quan đến tơn giáo: vấn đề giải quyết nhà, đất tôn giáo vốn đã rất phức tạp, nhạy cảm lại phải áp dụng nhiều quy định trong nhiều văn bản pháp luật liên quan về quản lý đất đai. Vẫn còn một bộ phận trong chức sắc, tín đồ tôn giáo nhận thức chưa đầy đủ hoặc cố tình hiểu sai các quy định của pháp luật về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tơn giáo địi lại cơ sở liên quan đến tôn giáo do nhà nước quản lý, bố trí, sử dụng; vận động các tín đồ hiến tặng, chuyển nhượng đất đai.
Ba là, quy định tổ chức bộ máy làm quản lý nhà nước về tôn giáo; đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo
Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Một số cán bộ, công chức thiếu sự quan tâm giải quyết một cách thấu đáo, hợp lý, đúng quy định của pháp luật về những nhu cầu chính đáng trong sinh hoạt tơn giáo.
Hiện nay, mặc dù Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và phân cơng 01 đồng chí Phó trưởng Phịng Nội vụ phụ trách quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nhưng khối lượng lớn các công việc như: tơn giáo, cải cách hành chính… cơng việc cũng bị chi phối nhiều, không chỉ tập trung về công tác tôn giáo.
Cán bộ làm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở cấp xã trên địa bàn huyện được giao cho công chức Văn phịng - Thống kê làm cơng tác Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân và công tác Nội vụ và giao cho 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách. Đội ngũ công chức làm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cấp xã không chuyên
trách, không yên tâm cơng tác và gắn bó lâu dài với công việc và thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định do yêu cầu công tác cán bộ của địa phương.
* Những hạn chế về sử dụng phương pháp quản lý
Một là, pháp luật về tơn giáo cịn thiếu các biện pháp chế tài.
Chế tài là một biện pháp cần thiết để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực tơn giáo cũng vậy, nếu các tổ chức, tín đồ các tơn giáo vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có biện pháp răn đe, xử lý, trừng trị. Tuy nhiên, cho đến nay, các văn bản trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực tơn giáo lại chưa có biện pháp này dẫn đến việc khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương. Ví dụ: theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thơng báo về việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành thì tổ chức tơn giáo trước khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân huyện nơi đến nhưng Tòa Giám mục Bùi Chu chỉ gửi 01 văn bản thông báo họ tên linh mục và ngày đến, không gửi hồ sơ theo quy định.
Hai là, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở huyện Trực Ninh còn thiếu sự thống nhất, chưa kịp thời, hiệu quả. Việc phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan làm cơng tác tơn giáo cịn thiếu rõ ràng cụ thể, cịn có sự chồng chéo hoặc bng lỏng quản lý. Các ngành quản lý nhiều khi chưa hiểu biết sâu sắc về chính sách tơn giáo, chưa gắn cơng tác tơn giáo với nhiệm vụ của đơn vị mình. Cơng tác sơ kết, tổng kết quá trình thực tiễn thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về tôn giáo để rút kinh nghiệm ở cấp cơ sở
cịn chưa được coi trọng. Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thật sự coi trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức làm công tác vận động quần chúng tín đồ các tơn giáo. Trong khi đó, chất lượng của các tổ chức này ở vùng tôn giáo tập trung cịn nhiều yếu kém, chưa có phương thức hoạt động phù hợp.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Trực Ninh trong những năm qua còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế đó do một số nguyên nhân về thực hiện nội dung và sử dụng phương pháp quản lý.
* Nguyên nhân của những hạn chế về thực hiện nội dung quản lý
Một là, sự bất cập, hạn chế trong nhận thức về tơn giáo và chính sách
tơn giáo.
Huyện Trực Ninh có 02 tơn giáo chính, đó là Phật giáo và Cơng giáo. Trong những năm qua, tín đồ các tơn giáo ln hành đạo theo phương châm “Kính Chúa, yêu nước”, sống “tốt đời đẹp đạo”, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của huyện.
Các tơn giáo đã có q trình tồn tại và phát triển khá lâu ở huyện Trực Ninh. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không hiểu biết về hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn. Hiện nay, đường hướng hoạt động của các tơn giáo là tích cực khuyếch trương thanh thế, phát triển tín đồ. Vì vậy, nhiều hoạt động truyền đạo trái phép đã diễn ra trên địa bàn. Đặc biệt, đã có dấu hiệu cho thấy, hoạt động của các tơn giáo có sự chỉ đạo của các thế lực từ nước ngoài. Hoạt động của các giáo hội khơng cịn là hoạt động tôn giáo thuần túy nữa mà đã có tính đan xen với chính trị. Trước tình hình phức tạp như vậy, một bộ phận cán bộ, đảng viên có thành kiến nặng nề, có tư tưởng phân biệt đối xử với tơn giáo; chỉ nhìn thấy những tiêu cực, hạn chế mà khơng nhìn thấy mặt tích cực của tơn giáo. Những
bất cập trong nhận thức như vậy đã là nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Trực Ninh.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước
Cơng tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo trong đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa sâu rộng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn chưa nắm rõ chủ trương, chính sách về tơn giáo của Đảng và Nhà nước, chưa hiểu rõ những quy định cụ thể về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không thể đạt hiệu quả cao được.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, đổi mới phong cách quản lý cho phù hợp với cơ chế mới còn chưa được diễn ra tích cực. Việc làm rõ thẩm quyền của chính quyền cấp huyện đóng vai trị rất quan trọng. Điều đó nhằm nâng cao sự chủ động, sáng tạo, đồng thời, tăng cường tính chất tự quản, qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý tập trung của Nhà nước. Thực hiện tốt nguyên tắc “kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ” và nguyên tắc “trực thuộc hai chiều” trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện.
Với mục đích nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo hiện hành; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thơng thống, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tơn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người; ngày 18/11/2016, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIV đã thơng qua Luật Tín ngưỡng, tơn giáo (Luật số 02/2016/QH14), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật Tín ngưỡng, tơn giáo ra đời đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 và thay thế Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tơn giáo năm 2004. Tuy nhiên, việc cụ thể pháp luật và các chính sách của Nhà nước ở địa phương cịn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí của quần chúng tín đồ cịn hạn chế; cơng tác tun truyền chưa phong phú và phù hợp với trình độ, tâm lý của tín đồ. Do đó, ảnh hưởng đến việc tiếp thu các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung và chính sách về tơn giáo nói riêng.
Ba là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; cán
bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo
Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là do tổ chức bộ máy quản lý. cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện hiện nay chưa hồn thiện và cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra của công tác tơn giáo trong tình hình mới. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ đặt ra, trong khi các tổ chức tôn giáo ngày càng mở rộng quy mô và tăng cường hoạt động và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm; tuy nhiên, chế độ hỗ trợ đặc thù ngành chưa có. Chính vì vậy, việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; cán bộ, công chức, viên chức làm cơng tác tơn giáo gắn với chính sách đào tạo, thu hút cán bộ là cần thiết và cấp bách.
Chương 3