GIÁO Ở HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định và tình hình hoạt động tơn giáo trên địa bàn huyện Ninh, tỉnh Nam Định và tình hình hoạt động tơn giáo trên địa bàn huyện
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Ninh, tỉnh Nam Định
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Trực Ninh nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Nam Định, được tái lập từ ngày 01/04/1997 sau khi chia tách huyện Nam Ninh theo Nghị định số 19/NĐ- CP ngày 26/02/1997 của Chính phủ; diện tích đất tự nhiên 14.395,4 ha; dân số 178.103 người. Huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 18 xã và 03 thị trấn, trong đó, thị trấn Cổ Lễ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.
Phía Bắc huyện Trực Ninh giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình, lấy sông Hồng làm ranh giới; phía Nam giáp huyện Hải Hậu; phía Đơng giáp huyện Xuân Trường; phía Tây giáp huyện Nghĩa Hưng. Với địa thế có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như: Quốc lộ 21, 21B, 37B; Tỉnh lộ 490C, 487, 488B, là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển các ngành dịch vụ, thương mại. Sông Hồng, sông Ninh Cơ là những mạch giao thông thủy quan trọng, thuận lợi cho Trực Ninh trong việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế với các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh.
Huyện Trực Ninh có hai tiểu vùng rõ rệt là vùng Bắc và vùng Nam. Vùng Bắc ở tấy bắc sông Ninh Cơ gồm 13 xã và 02 thị trấn (Cổ Lễ, Cát Thành), địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng Nam nằm ở phía Tây Nam sông Ninh Cơ gồm 05 xã và 01 thị trấn (Ninh Cường) ven Quốc lộ 37B, địa hình khá bằng phẳng, nghiêng đều về phía Nam.
Đất đai của huyện nằm ven sông Hồng và hai bên sông Ninh Cơ, được bao bọc bởi 6,3km đê sông Hồng và 37km đê tả, hữu sông Ninh Cơ; đất đai màu mỡ có tiềm năng về sản xuất nơng nghiệp. Nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ và thủy triều; mật độ kênh mương nội đồng khá dày, trung bình từ 0,7 - 0,9km/km2, nguồn nước tưới tiêu thuận tiện.
Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 14.395,4 ha; trong đó đất nơng nghiệp 9.796 ha, đất phi nông nghiệp 4.490,8 ha; đất bằng chưa sử dụng 108,2 ha.
Nguồn nước mặt do sông Hồng và sông Ninh Cơ cung cấp dồi dào, vùng hạ lưu sông Ninh Cơ bị ảnh hưởng nước mặn. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1500 - 1800mm. Nguồn nước ngầm phong phú có thể khai thác tới độ sâu từ 120 - 200m. Lượng phù sa bồi đắp hàng năm, cùng với hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh cũng là điều kiện tốt để Trực Ninh phát triển nông nghiệp, là một trong những huyện trọng điểm sản xuất của tỉnh.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Trực Ninh có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đồng bằng sơng Hồng với các thế mạnh về đất đai, giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng… Dân số đông, nguồn lao động dồi dào (chiếm khoảng 58% dân số), Trực Ninh đang ở thời kì dân số vàng, nhân dân lao động cần cù, sáng tạo, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển mạnh mẽ trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, Trực Ninh đã sớm hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tổ chức các mơ hình liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Một số doanh nghiệp nơng nghiệp đang tích cực đầu tư, mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất hứa hẹn sẽ đem lại một nền nơng nghiệp sạch, an tồn trên địa bàn huyện.
Công nghiệp và dịch vụ phát triển khá mạnh đã thu hút nhiều lao động nơng thơn tham gia, góp phần chuyển dịch đáng kể cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện, đồng thời tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.
Trong 5 năm trở lại đây, tình hình chính trị của huyện của huyện khá ổn định. Kinh tế - xã hội đạt được những kết quả khả quan và tương đối toàn diện, tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được nâng cao. Theo báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I năm 2018 của huyện Trực Ninh, trong quý I năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,51% (theo giá cố định năm 1994). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển tồn diện. Tỷ trọng ngành cơng nghiêp - xây dụng chiếm 41,14%, nơng nghiệp 25,18%, dịch vụ 33,68%. Huyện có ba cụm cơng nghiệp tập trung tại thị trấn Cổ Lễ, Cát Thành và xã Trực Hùng thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư giải quyết việc làm cho lao động của địa phương và các địa phương khác trong tỉnh [29].
Bên cạnh đó, Trực Ninh cịn là mảnh đất có truyền thống văn hóa, cách mạng, nhân dân lao động cần cù, sáng tạo. Nhân dân, cán bộ 14 xã, thị trấn và nhân dân, cán bộ huyện Trực Ninh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; nhân dân và cán bộ huyện Trực Ninh được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 2012 và Hn chương Lao động hạng Nhì năm 2016; huyện có hàng trăm đền chùa nhà thờ và cơng trình kiến trúc cổ, trong đó có 12 cơng trình được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa; có nghệ thuật hát chầu văn, múa rối, hát chèo…
Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh; những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo huyện liên tục xếp tốp đầu tỉnh.
Cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện đoàn kết, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, tích cực thi đua lao động,
học tập và công tác, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, tỉ lệ hộ nghèo giảm, khơng cịn hộ đói. Nhân dân tích cực hưởng ứng đóng góp cơng sức, tiền của xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế…
Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, biến động. Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Q trình cơng nghiệp hóa trên địa bàn diễn ra nhanh, tuy tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng để lại những khó khăn cho huyện trong các lĩnh vực như: ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đât và đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, tình trạng bỏ rộng khơng cấy đang diễn ra ở một số địa phương.