Tình hình chung về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đối với hoạt động tôn giáo ở huyện trực ninh, tỉnh nam định hiện nay (Trang 33 - 38)

Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện nay

2.1.2.1. Khái qt tình hình tơn giáo ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện nay

Tình hình tơn giáo ở huyện Trực Ninh trong những năm gần đây diễn ra khá ổn định. Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 tơn giáo chính được cơng nhận cơ sở pháp lý và được phép hoạt động là Phật giáo và Cơng giáo. Ngồi ra, cịn có một số giáo phái lạ chưa cơng nhận tư cách pháp nhân. Phật giáo có 61 chùa, số lượng tín đố chiếm khoảng 35% dân số tồn huyện; Cơng giáo có 13 xứ, 63 họ giáo, số lượng tín đồ chiếm khoảng 22,5% dân số toàn huyện. Tổng diện tích đất đai tơn giáo đang sử dụng là 780.547 m2 . Trong đó, Phật giáo: 272.048 m2; Cơng giáo: 452.055 m2. Đến nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 35/61 cơ sở tôn giáo của đạo Phật; 45/76 cơ sở tôn giáo của đạo Công giáo.

So với tồn tỉnh, các tơn giáo ở huyện Trực Ninh chiếm tỷ lệ nhỏ, ít phức tạp, cộng đồng các tôn giáo trên địa bàn huyện sống hịa thuận, ln đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống và sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hoạt động tích cực, trong hoạt động các tơn giáo cịn có xu hướng tăng cường củng cố các tổ chức giáo hội, củng cố đức tin tơn giáo, tích cực truyền đạo phát triển tín đồ; khuyếch trương thanh thế, mở rộng địa bàn; một số cơ sở thờ tự của các tôn giáo tự ý cơi nới, sửa chữa trái phép khi chưa có sự nhất trí của chính quyền; vẫn cịn hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động mê tín dị đoan trục lợi cho cá nhân… Những hiện tượng đó làm ảnh hưởng đến hoạt động tôn giáo lành mạnh, ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an của địa phương.

2.1.2.1. Đặc điểm tôn giáo ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Huyện Trực Ninh có 02 tơn giáo chínhlà Phật giáo và Cơng giáo. Ngoài những đặc điểm chung, tơn giáo ở huyện có những đặc thù riêng.

Một là, về Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào huyện Trực Ninh từ

khá sớm (khoảng trên 1000 năm), quá trình du nhập vào đây Phật giáo đã thích nghi được với các tín ngưỡng ở địa phương như tín ngưỡng thờ Thần, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu… Trải qua các cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, sau này là thực dân Pháp, đạo Phật vẫn phát triển và là một loại hình sinh hoạt tơn giáo khá phổ biến. Cùng với cả nước trong quá trình xây dựng và đổi mới, Phật giáo không ngừng phát triển và luôn đồng hành cùng dân tộc.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 61 ngơi chùa, trong đó 28 ngơi chùa được cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh, 01 cơ sở an cư kiết hạ tập trung tại chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ). Tồn huyện có 56 tăng, ni đang trụ trì, với 62.336,1 tín đồ (chiếm 35% dân số tồn huyện), số Phật tử (đã quy y Tam bảo) là 3600 người. Tổng diện tích đất đai Phật giáo đang sử là 272.048 m2. Đến nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 35/61 cơ sở tôn giáo của đạo Phật.

Trong những năm qua, Phật giáo huyện Trực Ninh đã phát huy được truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, luôn nêu cao tinh thần nhập thế gắn với chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. Phật giáo của huyện đã tích cực tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước một cách sâu rộng tới nhân dân. Đặc biệt, tham gia vào các công tác từ thiện, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa với những người có cơng với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sỹ, xây dựng được hơn 20 ngôi nhà đại đồn kết tặng cho hộ nghèo khơng phân biệt tơn giáo. Nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ, tăng, ni, Phật tử huyện Trực Ninh đã dành hàng trăm triệu đồng để mua sổ tiết kiệm tặng cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có hồn cảnh khó khăn. Ngồi ra, cịn tổ chức đi các nghĩa trang Trường Sơn, Điện Biên, thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang Tây Ninh để làm lễ cầu siêu cho các chân linh, các hương hồn liệt sỹ nhằm phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát đối với các gia đình có cơng với cách mạng; tổ chức các khóa lễ, tu, cầu siêu; thuyết giảng Kinh điển Phật giáo; quy y cho các Phật tử nhằm giáo dục đạo đúc, văn hóa xã hội, gia đình, truyền thống yêu nước cho thanh thiếu niên, Phật tử. Qua đó, đã tùng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan len lỏi trong tơn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, giữ vững ổn định an ninh, trật tự xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bên cạnh những thành tưu đạt được, Phật giáo huyện Trực Ninh cũng còn một số hạn chế cần khắc phục. Một số tăng, ni trụ trì ở các chùa khi nhận người vào tu không báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Nhiều chùa được tơn tạo, sửa chữa nhưng khơng xin phép chính quyền. Tín đồ ở một số nơi cịn tự ý khôi phục chùa cũ, xây dựng chùa mới trái phép. Mâu thuẫn giũa chức sắc

với chức sắc, giữa chức sắc với ban hộ tự và tín đồ diễn ra ở một số nơi chưa được Giáo hội giải quyết dứt điểm, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự của địa phương. Bên cạnh những phật tử có niềm tin tơn giáo chân chính cũng cịn khơng ít những người lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để trục lợi cho bản thân, biến nơi thờ tự thành nơi “bn thần, bán thánh”, hoạt động mê tín dị đoan…

Hai là, về Cơng giáo: Nam Định là nơi có giáo sĩ Công giáo đến truyền

đạo đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Sách “Khâm định Việt sử thông giám

cương mục” của Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết: "Theo sách Dã Lục thì

ngày 1 tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tơng có người Tây Dương là I-Nê-Khu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ ngấm ngầm truyền giáo về tà đạo Gia Tô" [22]. Trong đó, xã Ninh Cường, hiện nay là thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh. Sự kiện này được giáo sử Công giáo lấy làm thời điểm đánh dấu hoạt động truyền giáo ở miền Bắc Việt Nam…

Đầu thế kỷ XVII, cùng với họat động tích cực của các giáo sĩ dịng Tên, nhất là giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến năm 1659, Toà Thánh ban hành sắc chỉ thành lập hai địa phận đầu tiên ở Việt Nam: địa phận Đàng Trong và địa phận Đàng Ngoài dựa theo ranh giới Trịnh - Nguyễn. Huyện Trực Ninh thuộc vào địa phận Đàng Ngoài.

Thời kỳ 1848 - 1936, dù bị chính sách cấm đạo của triều đình nhà Nguyễn cản trở (đặc biệt gắt gao dưới những năm thời Tự Đức - trước và trong giai đoạn thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam) và gây tổn hại, nhưng Công giáo ở huyện Trực Ninh vẫn tiếp tục duy trì và phục hồi sau những cản trở của chính quyền các cấp triều Nguyễn.

Cách mạng Tháng Tám nổ ra, trong dịng người tham gia giành chính quyền, đón chào ngày Độc Lập ở huyện Trực Ninh có nhiều giáo dân. Giáo dân tích cực tham gia vào việc xây dựng chính quyền cách mạng, gìn giữ xóm làng, họ đạo.

Từ khi Nam Định bị thực dân Pháp chiếm đóng trở lại (1947), chúng đã triệt để lợi dụng lòng tin của giáo dân, hà hơi tiếp sức cho bọn phản động trong giáo hội Thiên chúa chống phá công cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta giành thắng lợi, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, bọn phản động đội lốt Công giáo dựa vào giáo lý, thần quyền, cấu kết với các thế lực đế quốc, phản động tay sai ngoan cố đã thực hiện kế hoạch lôi kéo, cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam. Hành động này của bọn phản động gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của giáo dân trong huyện, để lại những ảnh hưởng nặng nề, kéo dài trong nhiều năm sau.

Trong khi một bộ phận giáo dân bị bọn phản động dụ dỗ, cưỡng ép di cư thì đơng đảo giáo dân, bằng tình u q hương, được soi rọi bằng những vận động, chỉ dẫn kịp thời của chính quyền nhân dân, đã yên tâm ở lại làng quê, xứ đạo.

Hiện nay, huyện Trực Ninh có 13 xứ, 63 họ giáo, số lượng tín đồ là 33.102,66 người (chiếm khoảng 22,5% dân số tồn huyện). Tổng diện tích đất đai Cơng giáo đang sử dụng là 452.055 m2. Đến nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 45/76 cơ sở tôn giáo của Đạo Công giáo.

Trực Ninh là nơi hưởng ứng tích cực, có hiệu quả tinh thần bức thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam về chăm lo học tập của con em Nếu như trước đây hầu như các gia đình giáo dân khơng quan tâm đến học văn hoá của con em, hoặc chỉ cần cho con em học đến hết bậc Tiểu học để đọc được kinh bổn là đủ, thì ngày nay giáo dân lại tích cực cho con em đi học, đóng góp cho việc xây dựng trường lớp của con em.

Nhiều xứ đạo đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động phong trào "Người công giáo thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo", "Xứ họ tiên tiến, gia đình cơng giáo gương mẫu", "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống ở khu dân cư "... Giáo dân Trực Ninh là

minh chứng quan trọng về tinh thần "Kính Chúa, u nước", "Sống phúc âm giữa lịng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào".

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công giáo ở huyện Trực Ninh vẫn còn một số tồn tại. Việc đào tạo chức sắc và tu sỹ Cơng giáo cịn chưa thực sự tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Tình trạng nữ tu trái phép vẫn cịn diễn ra. Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết nhà, đất Cơng giáo vốn đã rất phức tạp, nhạy cảm lại phải áp dụng nhiều quy định trong nhiều văn bản pháp luật liên quan về quản lý đất đai. Mặc dù, huyện đã tích cực phổ biến rộng rãi đến đông đảo cán bộ, công chức; các ban, ngành, địa phương, các tổ chức Cơng giáo nhưng vẫn cịn một bộ phận trong chức sắc, tín đồ nhận thức chưa đầy đủ hoặc cố tình hiểu sai nội dung Chỉ thị, lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tơn giáo địi lại cơ sở liên quan đến tôn giáo do nhà nước quản lý, bố trí, sử dụng; vận động các tín đồ hiến tặng, chuyển nhượng đất đai. Ngoài ra, việc tách, lập giáo xứ, giáo họ mới, khôi phục giáo xứ, giáo họ cũ, nâng cấp giáo họ thành giáo xứ còn diễn ra tùy tiện, chưa được cấp có thẩm quyền cơng nhận. Một số kẻ xấu lợi dụng niềm tin tôn giáo của người dân để lôi kéo vào các thế lực phản động nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”, chống phá Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đối với hoạt động tôn giáo ở huyện trực ninh, tỉnh nam định hiện nay (Trang 33 - 38)