Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đối với hoạt động tôn giáo ở huyện trực ninh, tỉnh nam định hiện nay (Trang 25 - 27)

cấp huyện

Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là cách thức mà cơ quan nhà nước sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý nhằm mục đích thực hiện mục tiêu quản lý. Để thực hiện các mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở cấp huyện gồm các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp hành chính, phương pháp tổ chức, phương pháp kinh tế, phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục.

1.2.3.1. Phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục

Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở cấp huyện. Đối tượng quản lý là giáo dân, chức sắc các tôn giáo. Họ là những người coi trọng niềm tin tơn giáo, thậm chí hy sinh để bảo vệ niềm tin. Đồng thời, họ cũng là những người có sự nhạy cảm khi bị đụng chạm tới niềm tin. Vì vậy, địi hỏi chủ thể quản lý phải tơn trọng niềm tin tơn giáo chính đáng của đối tượng quản lý, tuyên truyền, giáo dục thuyết

phục họ tuân thủ, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo tuy đã có nhiều đổi mới nhưng cịn duy trì nhiều tư duy cũ, coi trọng đức tin tôn giáo không phù hợp với chủ nghĩa xã hội, tôn giáo đối lập với khoa học… dẫn tới tình trạng hạn chế các hoạt động tơn giáo, dùng các biện pháp hành chính áp đặt trong quản lý nhà nước về tơn giáo. Mặt khác, một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhà tu hành vẫn cịn mặc cảm trong sinh hoạt cộng đồng. Do đó, muốn làm tốt cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo, cần ưu tiên và kiên trì sử dụng pương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục.

1.2.3.2. Phương pháp hành chính

Đây là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính buộc đối tượng quản lý phải phục tùng. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, phương pháp này rất cần thiết. Biểu hiện hành chính trong thực hiện phương pháp này là ban hành các quy định pháp luật (luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy…), ban hành các quyết định quản lý (đơn phương, bắt buộc…) cụ thể để làm công cụ quản lý và xử lý các vụ việc trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Việc sử dụng phương pháp này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, đặt lợi ích của dân tộc, xã hội lên trên hết. Cách thức tác động của phương pháp này vào quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh thể hiện ở các hình thức như sau: cho phép, đăng ký và thơng báo, bắt buộc, cấm đoán.

1.2.3.3. Phương pháp kinh tế

Đây là phương pháp mà chủ thể quản lý dùng những lợi ích kinh tế để tác động vào đối tượng quản lý, qua đó, hướng hoạt động của đối tượng quản lý phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, phương pháp này tập trung vào đảm bảo lợi ích kinh tế của

quần chúng nhân dân, trong đó có tín đồ tơn giáo, thúc đây việc nâng cao đời sống của nhân dân các vùng có đạo.

1.2.3.4. Phương pháp tổ chức

Đây là phương pháp mà chủ thể quản lý sử dụng nhằm tập hợp đông đảo cơng dân mà trọng tâm là các tín đồ tơn giáo vào trong các tổ chúc xã hội để thực hiện sự quản lý. Đồng thời, thông qua việc quản lý tại các tổ chúc xã hội, tín đồ có thể nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình đối với cơng cuộc xây dựng đất nước.

1.2.3.5. Phương pháp cưỡng chế

Các quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều phải được tổ chức tơn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc thực hiện nghiêm chỉnh. Trong trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật, cương chế là phương pháp cần thiết được sử dụng nhằm đảm bảo quyền lực của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Bên cạnh những phương pháp chủ yếu trên, trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở cấp huyện, cơ quan nhà nước còn sử dụng một số phương pháp khoa học khác như: phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thực địa… để phục vụ công tác quản lý. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do vậy, trong nghiên cứu và thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở cấp huyện, cần sử dụng linh hoạt các phương pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đối với hoạt động tôn giáo ở huyện trực ninh, tỉnh nam định hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)