Vai trò của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếngViệt trong sử dụng

Một phần của tài liệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, vietnamnet, pháp luật việt nam từ 1 6 2018 đến 1 1 2019) (Trang 32 - 34)

dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử

1.2.1. Tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trước hết, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn hồn cốt dân tộc. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt cũng có nghĩa là giữ gìn cho tiếng mẹ đẻ của chúng ta luôn phát triển lành mạnh, vừa phát huy được bản sắc tinh tế của ngôn ngữ dân tộc vừa du nhập được những khái niệm mới cần thiết cho cuộc sống hôm nay trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nếu chỉ biết “ôm khư khư” lấy những gì mà ông cha ta để lại, không biết vận dụng nó một cách sáng tạo và không biết làm cho nó phong phú, sinh động hơn lên trong thời đại mới thì điều đó không còn là “bảo vệ sự trong sáng” của tiếng Việt.

Theo Hoàng Tuệ, bản sắc của ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng: nó là một liên hệ giữa con người với dân tộc, với quá trình đấu tranh và phát triển của dân tộc. Thông qua tiếng nói của mình, con người thấy lại được cả quá khứ của cha ông mình, dân tộc mình. Trong mối liên hệ ấy, có phần sâu sắc là tình cảm. Chính tình cảm ấy là nhân tố cơ bản của tình đồng bào, của lòng yêu nước. Trong mối liên hệ ấy, có phần sâu sắc khác là trí tuệ, là nhận thức.

Tiếng nói của dân tộc là nơi lưu trữ kinh nghiệm và kinh nghiệm của các thế hệ cha ông đi trước. Thông qua tiếng nói, cha ông thông báo hiểu biết và kinh nghiệm ấy cho các thế hệ con cháu đời sau. Vì vậy mà bản sắc, tinh hoa của tiếng nói dân lộc luôn có vai trò quyết định đối với sự phát triển của tư duy.

Bản sắc, tinh hoa ấy thể hiện cái riêng độc đáo của tiếng nói dân tộc, nhưng nó không phải là cải hoàn toàn khác biệt so với những ngôn ngữ khác. Những nguyên lý cơ bản trong cấu trúc ngôn ngữ, của tiếng nói loài người, suy cho cùng, là giống nhau. Có thể nói là không thể có và không bao giờ có một sự thuần khiết tuyệt đối, một cái bản sắc độc nhất. Không thể có một thứ

27

độc ngữ hoàn toàn riêng biệt. Sẽ có sự giao thoa nhất định giữa các ngôn ngữ. Thế nhưng phải giữ được bản sắc của mình.

Quá trình phát triển lâu dài của tiếng nói hình thành nên cái bản sắc, cái tinh hoa, cái trong sáng riêng của tiếng nói dân tộc. Khi đã hình thành thì với giá trị của bản thân nó, đồng thời với tác động của ý thức gần gũi nó, nó trở thành vững bền. Chính trong tính chất vững bền ấy mà nó phát huy được tác dụng, trong một giai đoạn lịch sử có thể khá dài, đặc biệt khi các điều kiện xã hội ở giai đoạn ấy có tính chất ổn định. Tuy vậy, cái tinh hoa vẫn hoàn toàn không phải là cái bất biến. Trái lại, nó cũng biến đổi, cùng với sự biến đổi sự phát triển của dân tộc, của xã hội,...

Trong bài “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chi rõ cái giàu, cái đẹp của tiếng Việt và nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa cái giàu đẹp của tiếng Việt với cái giàu đẹp trong cuộc sống của nhân dân ta trải qua lịch sử xây dựng và đấu tranh lâu dài và gian khó. Nhưng mặt khác, cố Thủ tướng cùng khẳng định sự cần thiết phải “nhìn thấy khả năng phát triển phong phú” của tiếng Việt. Hai nhiệm vụ được đặt ra rất cụ thể: “Bản thân nó (tiếng Việt) đã giàu, lại có khả năng biến hoá vô cùng nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, phát triển nó”[14, tr 75].

Bản sắc, tinh hoa của ngôn ngữ gắn bó mật thiết với cấu trúc của nó. Tiếng Việt khác cơ bản với tiếng Nga, tiếng Anh. Đó là sự khác nhau giữa ba ngôn ngữ có cấu trúc tiêu biểu cho ba loại hình ngôn ngữ khác nhau. Tuy vậy, qua những đặc điểm loại hình không thể nhận ra đầy đủ cái bản sắc, cái tinh hoa, cái trong sáng riêng của một ngôn ngữ. Còn phải tìm bản sắc của ngôn ngữ qua sự thể hiện của cấu trúc ngôn ngữ ở phạm vi vận dụng nó. [44]

Tổng hợp những quan điểm trên, có thể nói, “sự trong sáng” của tiếng Việt là cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, là cái hay, cái đẹp, cái tốt làm nên diện mạo riêng của tiếng Việt được mọi người thừa nhận và vận dụng. Nhưng sự trong sáng đỏ không phải là đứng yên, vĩnh cửu mà nó luôn hướng tới sự phát triển ngày càng hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc

28

sống bằng cách loại bỏ những cái không phù hợp và tiếp thu có chọn lọc những cái mới thực sự có giá trị từ nhiều nguồn khác nhau.

1.2.2. Vai trò của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử

Từ ngữ là đơn vị cơbản tạo thành tác phẩm báo chí, giúp truyền thông điệp đến độc giả. Việc sử dụng từ ngữ một cách hợp lí, chính xác, chuẩn mực chính là góp phần vào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đây là vấn đề về quan điểm tư tưởng và quan điểm chính sách trong công tác chuẩn mực hoá ngôn ngữ nói chung.

Trước tiên, cần chú ý tới một sự tổng kết của lịch sử: kẻ bành trướng tràn tới đâu là đem theo ngôn ngữ của chúng tới đó làm công cụ thống trị; kẻ bị thống trị đấu tranh bảo vệ bản ngữ là góp phần rất quan trọng vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước.

Tiếng Việt là một chứng minh cho thực tế lịch sử đó, cho tinh thần đấu tranh của dân tộc ta. Vì vậy, hiện tại cũng như trong tương lai, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là một công tác luôn luôn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vì bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc là nhiệm vụ lâu dài của nhân dân ta. Vì báo chí, cụ thể ở đây là báo mạng điện tử là một phương tiện thông tin đại chúng có tính bổ biến cao nên từ ngữ được sử dụng trên báo mạng điện tử có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của người dân. Từ ngữ trên báo mạng điện tử có thể được lan truyền mạnh hoặc trở thành thói quen sử dụng của người Việt. Chính vì thế, sử dụng từ ngữ trên báo mạng hợp lý là góp phần phát triển tiếng Việt về lượng và chất, góp một công lớn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, vietnamnet, pháp luật việt nam từ 1 6 2018 đến 1 1 2019) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)