hiện nay
Trải qua nhiều thời kì, ngôn ngữ hình thành, diễn đạt tâm tư, suy nghĩ của con người, trở thành công cụ đắc lực trong giao tiếp, kết nối thế giới. Trong thế kỉ XXI, thế kỉ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 4.0 mở ra cơ hội tốt đẹp cho sự phát triển toàn diện của đất nước ta. Tuy nhiên, cũng chính cơn lốc này đã tạo ra một thách thức với ngôn ngữ dân tộc. Mỗi giai đoạn lịch sử với những đặc điểm riêng cũng tạo cho ngôn ngữ có những thay đổi. Sự giao thoa văn hóa bởi xu thế hội nhập, sự du nhập của những thứ mới hiện đại ít nhiều ảnh hưởng đến ngôn ngữ dân tộc. Nhiều từ ngữ mới xuất hiện trong giao tiếp, trên báo chí. Có những từ ngữ được cộng đồng chấp nhận và sử dụng. Những từ ngữ này làm phong phú thêm cho vốn từ vựng tiếng Việt. Cũng có những trường hợp từ ngữ nước ngoài bị lạm
76
dụng. Trong tiếng Việt có từ có nghĩa tương đương nhưng thay vào đó báo chí hay chủ thể phát ngôn lại dung từ tiếng anh, trường hợp này nếu không chấn chỉnh kịp thời sẽ làm lu mờ sự trong sáng của tiếng Việt.
Nên nhớ rằng tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam. Các thế hệ người dân Việt Nam xưa nay luôn luôn có ý thức đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt - tâm hồn Việt đã được quốc tế công nhận. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là việc luôn luôn cần thiết. Trước hết bảo vệ tiếng việt từ cách sử dụng từ ngữ để vốn từ của ta không những không mai một mà còn được bổ sung thêm.
Ngoài những giải pháp đối với từng trường hợp cụ thể đã nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tác giả khóa luận xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cần sớm có một văn bản pháp quy chuẩn hóa các quy tắc sử dụng từ ngữ trên báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng. Văn bản ràng buộc nhà báo phải cực kì có trách nhiệm với câu chữ của mình, hạn chế tình trạng giật tít câu view (lượt xem), dùng từ ngữ sính ngoại trên mặt báo.
Thứ hai, các cơ sở đào tạo báo chí thực sự chú trọng hơn đến việc đào tạo các một cơ sở về ngôn ngữ và tiếng Việt để đảm bảo đào tạo được các lớp nhà báo có tâm có tài.
Thứ ba, khắt khe hơn với chuẩn ngoại ngữ của những người làm báo, đặc biệt báo mạng điện tử để người làm báo am tường về ngôn ngữ, tránh những nhiểu nhầm và sai sót không đáng có.
Thứ tư, hi vọng các giải pháp trên được xem xét thực hiện, không để tiếng Việt bị mai một, lai căng trong thời kì hội nhập.
Báo chí – “thứ quyền lực thứ tư” - có trách nhiệm lo giữ gìn, ủng hộ việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc biệt, báo mạng điện tử với khả năng chia sẻ tốc độ thông tin nhanh thì càng cần chú ý đến việc sử dụng từ ngữ để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
77
Mỗi độc giả của báo bị ảnh hưởng bởi từ ngữ sử dụng trên báo mà phát ngôn tự làm mòn mỏi, nghèo nàn đi tiếng mẹ đẻ làm mờ đi sự trong sáng của tiếng Việt. Việc cẩn thận khi dùng từ ngữ trên báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng cần được các nhà báo lưu tâm, chú trọng. Giữ gìn từ ngữ, tiếng nói của dân tộc để chống lại sự xâm lăng văn hoá.
Báo mạng điện tử phát hành trên Internet, là kênh thông tin toàn cầu. Việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt chuẩn mực trên báo mạng điện tử không những góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói chung mà còn giúp cho cộng đồng người Việt trong và ngoài nước tiếp cận và nắm bắt được từ ngữ tiếng Việt chuẩn mực. Người Việt tại nước ngoài có thể tìm về ngôn ngữ dân tộc thông qua báo mạng. Người nước ngoài khi học tiếng Việt cũng sẽ có thêm nguồn tham khảo đang tin cậy nếu từ ngữ tiếng Việt được sử dụng chuẩn mực trên báo mạng điện tử.
3.4. Tiểu kết
Tiếng Việt và chữ Việt biểu hiện sức sống văn hoá, tâm hồn Việt. Dù
quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở, giao lưu với các nước trên thế giới ngày càng nhiều, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt lúc này là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của mỗi người dân Việt Nam. Cần có những giải pháp thiết thực từ phía báo chí, đặc biệt là cơ quan báo mạng điện tử, những người làm báo, bạn đọc để tiếng Việt giữ gìn được nét tinh hoa của mình trên báo mạng điện tử.
Nói chung giữ gìn tiếng nói dân tộc thông qua việc dùng từ ngữ chuẩn mực chính là bảo vệ đất nước về mặt văn hóa, bảo vệ các giá trị tinh thần của dân tộc xuyên suốt lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là rất tốt, nhưng hãy bảo vệ nó với một quan điểm đúng đắn, tránh cực đoan. Bảo vệ tiếng ta song cũng tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
78
PHẦN KẾT LUẬN
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người. Một ngôn ngữ đa dạng, biểu cảm nhưng hàm xúc và logic là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những sáng tạo mới.
Ngôn ngữ nào cũng đều trải qua quá trình biến đổi lâu dài để phát triển và hoàn thiện. Tiếng Việt của dân tộc cũng vậy. Nếu so sánh những từ chúng ta thường dùng ngày nay và các từ mà “các cụ ngày xưa” vẫn dùng, ta cũng thấy khác nhau nhiều. Có rất nhiều từ mới và nhiều từ không mới nhưng được dùng với nghĩa khác. Vì vậy, giới trẻ cũng đã phải vận dụng đầu óc, sự liên tưởng phong phú của mình thì mới nghĩ ra được sự thay thế, và họ cho là “hoàn hảo”. Chúng ta không phản đối chuyện tạo từ vựng cũng như du nhập các từ mới để làm phong phú thêm vốn từ vựng dân tộc nhưng điều quan trọng là chúng ta sử dụng từ vựng sao cho hợp lý.
Tuy nhiên, cũng cần phải có sự “kiểm soát” nhất định để từ ngữ trên báo mạng điện tử được sử dụng phù hợp và đảm bảo sự trong sáng của dân tộc.
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp, phương tiện của tư duy mà còn là sự kết tinh những giá trị bản sắc, tinh hoa của một dân tộc trong lịch sử phát triển lâu dài. Vì vậy, vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang được đặt ra một cách cấp thiết.
Vì vậy, mọi người nói chung và những người làm báo mạng điện tử nói riêng không nên coi những biểu hiện “lạ” xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống ngôn ngữ hiện đại là bình thường, là đáng “đón nhận” mà cần có những hành động cụ thể, thiết thực, kịp thời, để góp phần tích cực giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Trăn trở về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ngay từ lâu, khi may mắn có cơ hội được nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả
79
đã lựa chọn đề tài cho khóa luận liên quan đến ngôn ngữ trên báo chí, cụ thể là việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay.Đây là đề tài không mới nhưng theo tác giả không thể bỏ qua. Hi vọng dù đề tài còn nhỏ nhưng góp phần nào đó vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
Được sống và làm việc trong một môi trường ngôn ngữ trong sáng, mẫu mực, chắc chắn những người làm truyền thông sẽ phải có nỗ lực để hoà nhập, mà trước hết là có thái độ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Alexa https://www.alexa.com/topsites/countries/VN
2. Nguyễn Thu An, Ngôn ngữ báo chí Internet, Luận văn Thạc sỹ
chuyên ngành báo chí. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2001, tr. 31- 35.
3. Hoàng Anh (2008), Những kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Hoàng Anh, (2007), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên đài tiếng nói Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
5. Tạ Tuấn Anh, (2016) Đặc điểm ngôn ngữ tin trên báo mạng, điện tử ở Việt Nam hiện nay (khảo sát các bảo điện tử vietnam plus (bản tiếng việt), vnexpress, Dantri), Luận văn thạc sĩ báo chí học Hà Nội
6. Nguyễn Trọng Báu, (2002), Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí,
NXB Khoa học xã hội
7. Nguyễn Ngọc Bích (2013), Thông tin về khiếu nại, tố cáo trên báo
chí (Khảo sát báo Thanh tra, Pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP Hồ Chí Minh năm 2012), Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
8. Cambrige online:
https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/language
9. Lyo Canty, 16/6/2017, Phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet –
Vietnam Press, https://medium.com/vietnam-press-ti%E1%BA%BFng-
vi%E1%BB%87t/ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-b%C3%A1o- %C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-vietnamnet-a57db4f42932
10. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt, NXB Giáo dục
81
11. Lê Khắc Cường, , (2017) , Luật Ngôn ngữ nhìn dưới góc độ dạy
tiếng, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ - Chuyên san Khoa học Xã
hội và Nhân văn, tập 1, số 4.
12. Dân trí, 21/06/2014, Báo điện tử Dân trí - Người bạn gần gũi của hàng triệu độc giả, https://dantri.com.vn/xa-hoi/bao-dien-tu-dan-tri-nguoi-
ban-gan-gui-cua-hang-trieu-doc-gia-1403792893.htm
13. Vũ Đậu, 26/11/2017, Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển
của tiếng Việt, Đời sống và Pháp luật điện tử
http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/nguon-goc-hinh-thanh-va-lich-su- phat-trien-cua-tieng-viet-a210807.html
14. Phạm Văn Đồng, 1966, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Tạp chí Văn học, Hà Nội, 1966, số 3,tr. 75.
15. Nguyễn Văn Dững – Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông – Lý
thuyết và kĩ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị Hà Nội
16. Nguyễn Thị Trường Giang, (2010), Báo mạng điện tử - Những vấn
đề cơ bản (Sách chuyên khảo) , NXB Chính trị - Hành chính
17. Nguyễn Thị Trường Giang, (2013), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản; NXB Thông tin và Truyền thông
18. Vũ Quang Hào (2007), Giáo trình Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông
tấn Hà Nội
19. Phạm Thị Thu Hoài, (2010), Hiện tượng tiếng “lóng” sử dụng trên
một số báo chí dành cho giới trẻ (Xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa),
Luận văn thạc sĩ khoa học ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
20. Trần Minh Hùng, (2018), “Từ tiếng Anh trên các phương tiện
truyền thông tiếng Việt”,
21. Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quàn lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
82
22. Khoản 12 Điều 3 Nghị định sổ 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
23. Khoản 13 Điều 3 Nghị định sổ 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phù về quàn lý, cung cắp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.)
24. Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
25. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), (1995), Phong cách học tiếng Việt,
NXB Giáo dục
26. Trần Thị Phương Lan, (2013), Hiệu quả tác động của diễn đàn trên
báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo mạng điện tử vietnamnet, Dân Trí, VOV Online từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013), Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
27. Thành Huy Long, 07/12/2016, Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên truyền thông đại chúng, Người làm báo online,
http://nguoilambao.vn/de-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-tren-truyen- thong-dai-chung-n4216.html
28. Luật Báo chí sửa đổi năm 2016
29. Hồ Minh Nguyệt, (2016), Luận văn thạc sĩ “Chất lượng video trên
báo mạng điện tử hiện nay (Khảo sát Nst.com.my, Washingtonpost.com, Tuoitre.vn, từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2016), Ngành Báo chí học,, mã số 60
32 01 01
30. Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (đồng chủ biên), (2014), Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (Sách chuyên
83
31. Đỗ Hồng Nhung (2015), Tính nhân văn trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và tuyên
truyền
32. Nguyễn Tri Niên,(2003), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đồng Nai 33. Nội san Thông tấn, số 7/2013, Chuẩn hóa cách sử dụng tên riêng
tiếng nước ngoài , Thông tấn xã Việt Nam
https://dhtn.ttxvn.org.vn/tintuc/chuan-hoa-cach-su-dung-ten-rieng-tieng-nuoc- ngoai-2575
34. Hoàng Phê, (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
35. Đào Nguyên Phúc, (2013), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia
36. Phan Vĩnh Phúc, (2010), Bước đầu nghiêsn cứu thực trạng ngôn
ngữ giới trẻ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh
37. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) - Nguyễn Tiến Hải (1995), Tác phẩm báo
chí, Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 23-25
38. Nguyễn Thảo, 06/11/2016, Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi, thiếu chuẩn mực, Báo Vietnamnet, https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-
hoc/tieng-viet-dang-bi-dung-de-dai-thieu-chuan-muc-338087.html
39. Nguyễn Thị Thoa, (2007), “Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở
Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
40. Phạm Huy Thông, Phát hiểu kết thúc Hội: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb. Khoa học xã hội, H., 1981, tr. 32.
41. Thông tư hướng dẫn một sổ nội dung về hoạt động cung cẩp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện từ trên Internet.
84
42. Trần Lệ Trang, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo mạng
điện tử , KLTN, 2008.
43. Minh Tư, 17/9/2017, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Việc không của riêng ai, Giáo dục và Thời đại, https://giaoducthoidai.vn/giao-
duc/giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-viec-khong-cua-rieng-ai-3810938- b.html
44. Hoàng Tuệ, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb. Khoa học xã hội, H., 1981,
tr. 48-55.
45. VOV, 30/07/2016, VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt, Báo điện tử VOV https://vov.vn/xa-hoi/dau-an-vov/vov-to-
chuc-hoi-thao-ve-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-535446.vov
II.Tài liệu tiếng Anh
85
PHỤ LỤC
Phần phụ lục của khóa luận Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong
sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (Khảo sát báo điện tử Dân trí, Vietnamnet, Pháp luật Việt Nam từ 1.6.2018 đến 1.1.2019) bao gồm:
1. Các biên bản phỏng vấn sâu: Phỏng vấn chuyên gia về ngôn ngữ báo chí, 2 độc giả.
2. Câu hỏi điều tra xã hội học.
86 1. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa Phát thanh - Truyền hình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 (Chuyên gia về ngôn ngữ báo chí)
Đề tài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong sử dụng từ ngữ trên