Những yêu cầu đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếngViệt

Một phần của tài liệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, vietnamnet, pháp luật việt nam từ 1 6 2018 đến 1 1 2019) (Trang 34 - 42)

trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử

1.3.1. Sử dụng từ ngữ chính xác, đúng chính tả và ngữ nghĩa trong các tác phẩm báo chí

29

Trên cơ sở những ý kiến thảo luận qua các hội nghị về chính trị và thuật ngữ trong nhiều năm, Ủy ban Khoa học xã hội và Bộ Giáo dục đã thông qua một số quy định về chính tả để kịp thời thống nhất chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Dưới đây là một số quy định đã được đông đảo các nhà nghiên cứu ủng hộ[10]…

- Thống nhất viết nguyên âm - âm chính /i/ bằng chữ cái "i", ví dụ: lí luận, kĩ thuật, mĩ thuật…

Chú ý: - Khi cần phân biệt uy với ui như túy với túi thì vần vẫn viết

như cũ.

- i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, ví dụ: y (hắn ta), ý kiến, yêu, ầm ĩ, ỉ eo.

- Khi trong thực tế đang tổn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất thỉ có thể chấp nhận cả hai hình thức ấy, ví dụ: eo sèo / eo xèo; sứ mạng / sứ mệnh.

- Về việc dùng dấu nối.

+ Dùng dấu nối trong các liên danh như: cách mạng khoa học - kĩ thuật, môn hóa - dược, Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ Dùng dấu nối khi chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng, ví dụ: chuyến tàu Hà Nội - Huế, thời kì 1945 - 1954, sản lượng 5-7 tấn.

+ Khi phân biệt ngày, tháng, năm: 2-9-1945, 30-4-1975.

Trên đây mới chỉ là những quy định đối với một số trường hợp đang gây nên tình trạng hỗn độn trong cách viết. Trong việc chuẩn hóa chính tả và cải tiến chữ viết còn nhiều vấn đề nữa cần tiếp tục thảo luận, nghiên cứu, chẳng hạn, viết d/gi thống nhất bằng z, việc dùng f thay ph, việc bỏ h trong gh, ngh,..,và xa hơn nữa, việc thống nhất dùng một trong ba cách viết c, k, q, dùng một cách thể hiện cho âm đệm /w/,…

30

Theo quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa (ban hành kèm theo quyết định số 07/2003/qđ-bgdđt ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):

- Cách viết tên riêng Việt Nam

+ Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai, Tố Hữu, Thép Mới, Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.

Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp

bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. Ví dụ: Ông Gióng, Bà Trưng, Đồ Chiểu, Đề Thám.

+ Tên địa lý: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.

Chú ý: Tên địa lý được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách

kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lý và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lý. Ví dụ: Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc. Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây, Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thủy, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

+ Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.

+ Tên người, tên địa lý và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ: Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi, Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng, Y- rơ-pao, Chư-pa.

31

+ Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

Ví dụ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; Trường Tiểu học Kim Đồng; Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.

+ Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

Ví dụ: (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu, (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu, (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.

- Cách viết tên riêng nước ngoài: + Tên người, tên địa lý:

 Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành; Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.

 Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích ăng-ghen, Vơ- la-đi-mia I-lích Lê-nin; Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.

 Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài: Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam.Ví dụ: Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp, Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tùy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt. Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank).

32

* Đối với thuật ngữ: Cần đảm bảo được tính chính xác của thuật ngữ cũng như giải quyết vấn đề sau đây

Một số lưu ý khi sử dụng thuật ngữ mà tác giả Vũ Quang Hào đưa ra trong giáo trình “Ngôn ngữ báo chí”:[18]

Một là đối với tạp chí chuyên ngành, việc dùng thuật ngữ là đương nhiên, tất yếu. Song yêu cầu ở đây là dùng thuật ngữ nhất quán theo một hệ thống. Đối với thuật ngữ khoa học gốc ngoại, cần dùng theo một giải pháp thống nhất, nghĩa là hoặc để nguyên dạng hoặc nhất loạt phiên âm (phiên theo một cách). Khi dùng nguyên dạng thuật ngữ gốc ngoại, cần nhất quán dùng theo một thứ ngữ (tránh trường hợp khi thì dùng theo tiếng Anh, khi thì dùng theo tiếng Pháp … như trong trường hợp của một số bài báo về lĩnh vực у học, dược học…). Cuối cùng, trong trường hợp dùng những thuật ngữ của các ngành khoa học kế cận thì cần tham khảo cách viết thuật ngữ ở những tạp chí về các ngành khoa học kế cận đó.

Hai là đối với báo chí dùng cho đông đảo công chúng, cần tính tới những điểm sau đây trong việc dùng thuật ngữ:

- Tránh hoặc hạn chế tới mức thấp nhất dùng những thuật ngữ chuyên ngành hẹp (ngoại trừ những mục tin khoa học kỹ thuật). Tạm lấy mặt bằng tri thức của công chúng báo chí là trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học làm cơ sở cho việc dùng thuật ngữ trên báo chí. Chẳng hạn, đối với tất cả những thuật ngữ đã xuất hiện ở sách giáo khoa (chương trình phổ thông 12 năm) thì việc dùng chúng là đương nhiên, nhà báo không cần phải giải thích gì thêm. Những thuật ngữ nằm ngoài chương trình vừa nêu tạm coi là thuật ngữ chuyên ngành hẹp.

- Cần dùng thống nhất thuật ngữ theo một hệ thông đặc biệt lưu ý hiện tượng các biến thể thuật ngữ để tránh tình trạng trong cùng một bài báo xuất hiện ba biến thể người nguyên thủy, người vượn, vượn người nguyên thủy (mà thực chất chỉ là một).

33

Đối với những thuật ngữ gốc ngoại thì có thể áp dụng như cách dùng chúng trong tạp chí chuyên ngành.

- Không dùng thuật ngữ theo sở thích cá nhân cũng như không tùy tiện rút gọn cấu trúc thuật ngữ. Chẳng hạn trong cùng một bài báo khi thì tác giả ưa dùng dạng Hán Việt của thuật ngữ (chất đạm, chất béo, chất bột v.v…) khi thì lại thích dùng dạng Ấn - Âu của nó (prô-tít, li-pít, glu-xít…).

- Không dùng thuật ngữ khoa học để diễn đạt những nội dung thông thường ở trong bài báo, tránh hiện tượng làm nhòe, làm rối nghĩa của thuật ngữ. Chẳng hạn: cách dùng chiến dịch phân xanh, chiến dịch phòng bại liệt, chiến dịch hoa hồng đỏ … (Như đã biết, chiến dịch là một thuật ngữ nghệ thuật quân sự, không phải trận đánh nào cũng được coi là chiến dịch), hoặc sự lạm dụng trên báo chí hiện nay đối với các thuật ngữ hộp đen, cộng đồng, môi trường,…

1.3.2. Phát triển vốn từ vựng tiếng Việt một cách phong phú nhưng vẫn đảm bảo tính dân tộc

Như đã nói ở trên, chuẩn mực về từ ngữ ngoài việc đòi hỏi việc sử dụng từ phải đạt được những yêu cầu về các phương diện: âm thanh, hình thức cấu tạo, kết hợp ngữ pháp, nội dung ngữ nghĩa, màu sắc phong cách... mà nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt về mặt từ ngữ còn đòi hỏi phát triển vốn từ của tiếng Việt sao cho vừa phong phú, lại vừa bảo toàn được bản sắc tinh hoa của tiếng Việt.

Trong quá trình phát triển vốn từ tiếng Việt, tránh cấu tạo từ mới một cách vô nguyên tắc và vay mượn từ ngừ nước ngoài một cách tuỳ tiện.

Việc sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực không hề phủ nhận những sáng tạo trong sử dụng, những cách dùng từ độc đáo, những đóng góp mới mẻ và sự uyển chuyển, linh hoạt trong sử dụng. Có những đóng góp và sáng tạo đó phải dựa trên những quy luật; những sự uyển chuyển linh hoạt đó phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Có như thế giao tiếp xã hội mới không hỗn loạn và người đọc người nghe mới có cơ sở để lĩnh hội được

34

cải mới sáng tạo. “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” còn hàm chứa cả nội dung thường xuyên tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ có giá trị tích cực từ các thứ tiêng bên ngoài, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia trên thế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các yếu tố đó có thể thuộc các bình diện khác nhau: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Nhưng ở đây cần lưu ý:

+ Chữ tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ cần thiết (khi tiếngViệt còn thiếu) để làm phong phú và gia tăng khả năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho tiếng Việt.

+ Yếu tố tiếp nhận phải được Việt hoá (về hình thức, về ngữ nghĩa, về sắc thái phong cách,…) để trở thành yếu tố của hệ thống tiếng Việt.

+ Tránh sự lạm dụng (vay mượn tràn lan, tuỳ tiện, ngay cà khi không cần thiết), tránh bệnh sính dùng tiếng nước ngoài.

Xin mượn câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để nhấn mạnh việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kì hội nhập:

“Tiếng Việt Nam ta giàu lắm, phong phú lắm (đây là nói về làm văn,

chứ còn về các môn học khác: khoa học, kĩ thuật, kinh tế học, triết học, thì tiếng ta còn nghèo, phải dùng chữ nước ngoài, nhưng chỉ nên dùng danh từ mà tiếng ta không có. Chúng ta nên bỏ thói quen dùng chứ nước ngoài thay tiếng Việt Nam theo kiểu dùng chứ: "kiều lộ" thay chữ "cầu đường"; "câu đường" là tiếng Việt Nam dễ nghe, dễ hiểu lại hay, vì sao không dùng? ở đây có nhiều chuyện nói, nhưng chỉ ngoặc nói đôi câu…).”

1.4. Tiểu kết

Như vậy, chương I khóa luận tổng kết lại những vấn đề lý luận cơ bản về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay, làm tiền đề để tìm hiểu tình hình sử dụng từ ngữ tiếng Việt trên báo mạng điện tử hiện nay trong chương II. Trong đó, các khái niệm liên quan đến tài như tiếng Việt, từ ngữ, báo mạng điện tử, ngôn ngữ báo chí cũng như vai trò, yêu cầu của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ

35

ngữ đã được đưa ra. Đây có thể coi là cơ sở khách quan cho nghiên cứu việc sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay.

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT TRONG SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

(KHẢO SÁT BÁO ĐIỆN TỬ DÂN TRÍ, VIETNAMNET, PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THÁNG 1.6.2018 ĐẾN THÁNG 1.1.2019)

Một phần của tài liệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, vietnamnet, pháp luật việt nam từ 1 6 2018 đến 1 1 2019) (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)