Việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay
3.1.1. Giải pháp đề xuất đối với các cơ quan chức năng
Trước hết, các cơ quan chức năng cần có văn bản hoặc quy định chung về việc sử dụng từ ngữ chuẩn mực, có được các quy ước chung với các từ “ngoại nhập” vào tiếng Việt.
- Có bộ phận giám sát việc sử dụng từ ngữ trên báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng trước khi tiếng Việt bị sử dụng lệch lạc trên báo mạng điện tử.
Không rõ vì lý do mà cho đến nay Quốc hội, Chính phủ vẫn chưa xác định văn tự quốc gia, chưa nêu rõ vai trò của chữ Quốc ngữ. Có vẻ đấy là một sự “ngó lơ” hơi thiếu công bằng với tiếng Việt.[11]
- Cần quy chuẩn những cách viết và cách đọc thiếu thống nhất. Việc quy chuẩn này, trước hết, liên quan tới cách viết, cách đọc các tên riêng nước ngoài. Tình trạng viết tên riêng nước ngoài khá lộn xộn vẫn còn xuất hiện ở nhiều tờ báo. Có báo sử dụng phiên âm, có báo dùng cách viết chuyển tự và giữ nguyên dạng. Lại có báo vừa sử dụng cách viết theo lối phiên âm, vừa sử dụng cách viết chuyển tự và giữ nguyên dạng. Và ngay trong cùng một lối viết là phiên âm, nhiều tên riêng nước ngoài cũng được viết không giống nhau ở các nhà báo khác nhau.
Theo tác giả, trong khi chưa có văn bản chính thức quy định về cách viết tên riêng nước ngoài của Nhà nước trên các tác phẩm báo chí thì các cơ quan chức năng như Bộ Thông tin và Truyền thông nên tạo lập các văn bản nhằm tạo ra sự thống nhất với toàn nền báo chí.
66
Cần nêu rõ cách viết (hay cách đọc) đối với tên riêng nước ngoài tiêu biểu nhất, gồm tên người, tên địa lý, tên các cơ quan, tổ chức v.v). Đây sẽ là tài liệu hướng dẫn quan trọng đối với các nhà báo làm việc tại cơ quan. Đồng thời cũng là văn bản pháp lý làm cơ sở cho nhà báo khi viết tin bài.
Và nếu có thực hiện thì trong quá trình soạn thảo nó, cần huy động được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà báo và nhiều đối tượng có liên quan khác trong xã hội để đảm bảo được tính đúng đắn và hợp lý.
Được biết, Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức biên soạn cuốn Cẩm nang nghiệp vụ phát thanh “Quy định cách đọc tên nước, thủ đô và tên một số tổ chức quốc tế trên Đài Tiếng nói Việt Nam.” Đây là công trình ý nghĩa giúp các nhà báo vừa tiết kiệm được thời gian và công sức lại vừa đạt được sự thông nhất trong việc viết và đọc các tên riêng nước ngoài thường gặp. Thiết nghĩ cũng cần một bộ quy định như vậy đối với việc sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử.
Thông tấn xã Việt Nam cũng có bộ quy tắc nội bộ riêng về việc viết tên riêng nước ngoài.
Đây là điều kiện hết sức quan trọng và là căn cứ khách quan giúp nhà báo hạn chế được sai sót trong công việc nghề nghiệp của mình đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
3.1.2. Giải pháp đề xuất đối với cơ quan báo chí
Điều đầu tiên cần có sự thống nhất về sử dụng ngôn ngữ giữa các cơ quan báo chí. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng vận động và phát triển. Trong quá trình đó, có những thành tố tỏ ra lạc hậu, bị đào thải và ngược lại, có không ít thành tố mới xuất hiện, đáp ứng các nhu cầu thực tại của cuộc sống.
Do vậy, nếu nhà báo chỉ dừng lại với kiến thức đã có thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong tác nghiệp. Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, các cơ quan báo chí nên mở các lớp bồi dưỡng về ngôn ngữ học cho cán bộ, phóng
67
viên, biên tập viên. Đặc biệt là các biên tập viên – những người trực tiếp chỉnh sửa câu cú, từ ngữ cho tác phẩm báo chí.
Lớp bồi dưỡng ấy có thể mời những chuyên gia có uy tín về ngôn ngữ học có theo sát đời sống báo chí, có các công trình từng được nhận là có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà báo. Họ sẽ giúp cho các nhà báo cập nhật kiến thức căn bản và mới về ngôn ngữ, nhất là lĩnh vực từ vựng- lĩnh vực nhạy cảm nhất, dễ bị tác động nhất bởi thực tế đời sống và hay hàm chứa những hiện tượng gây tranh cãi. Trên cơ sở các đó, những người làm sẽ hình thành các kỹ năng, các phương pháp khiến bản thân họ tự tin hơn, có cách thức xử lý linh hoạt hơn khi gặp những hiện tượng ngôn ngữ mới mẻ nào đó.
Như đã nói ở mục trên, nội bộ cơ quan có những quy định riêng về sử dụng từ ngữ, đề cao tính dân tộc. Giống như cách Đài tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đã làm.
Khi tuyển nhân sự cho tòa soạn cần đề cao năng lực sử dụng ngôn ngữ của ứng viên. Người không giỏi sử dụng ngôn ngữ thì không thể trở thành nhà báo giỏi. Vì thế, khi tuyển dụng nên chọn những người có trình độ tiếng Việt khá, giỏi. Thậm chí cần tuyển những người hiểu biết cả tiếng nước ngoài. Họ phải làm chủ các kiến thức cơ bản về ngữ pháp và có vốn từ vựng sâu rộng, am tường các điểm về phong cách, nắm vững các quy luật về ngữ âm.
Thiết lập và mở rộng hợp tác với các chuyên gia giỏi bên ngoài để tư vấn cho những bài viết quan trọng của cơ quan dùng từ ngữ chuẩn mực. Nguồn nhân lực của một cơ quan báo chí, dù lớn mạnh đến mấy, cũng không thể giải quyết được hết mọi vấn đề về sử dụng tiếng Việt trong các tác phẩm mà nó tạo ra. Bởi lẽ, các nhà báo thường thiên về thực hành nghiệp vụ chứ không phải là nghiên cứu. Họ nhiều khi không thể phát hiện ra sai sót về ngôn từ trong tác phẩm của mình cũng như của người khác; và trong một số trường hợp, ngay cả khi phát hiện ra, họ cũng không đủ cơ sở để giải thích tại sao như thế lại là sai (điều này gây cản trở rất lớn đối với sự hình thành các kỹ năng biên tập). Do đó, cần huy động các chuyên gia ngôn ngữ ở bên ngoài
68
hợp tác với cơ quan báo chí ở nhiều phần việc khác nhau: viết bài, biên tập, góp ý kiến về các chuyên mục hay chương trình; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, v.v. Được trang bị đầy đủ các kiến thức cả về lý luận lẫn thực tiễn, những ngày này sẽ tạo điều kiện cho các nhà báo vừa làm vừa học một cách hiệu quả.
Thứ nữa, tòa soạn cần lắng nghe ý kiến phản hồi của công chúng. Thiết lập kênh kết nối với độc giả để nhận phản hồi. Công chúng là đối tượng báo chí hướng tới phục vụ, là những người quyết định sự tồn tại và hoạt động của báo chí. Do vậy, cần chú ý lắng nghe các ý kiến của công chúng, trong đó có các ý kiến về sử dụng tiếng Việt trong các tác phẩm đã đăng tải.
Các ý kiến đó cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng. Đây là cơ sở đáng tin cậy để các nhà báo rút kinh nghiệm và dần hoàn thiện việc sử dụng từ ngữ của mình. Vì công chúng đích thực thường rất khách quan trong nhận xét, đánh giá. Thêm vào đó, những người gửi ý kiến phê phán đến cơ quan báo chí có thể là những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó.
Nếu đủ điều kiện, tòa soạn có thể làm điều tra xã hội học để nâng cao chất lượng tòa soạn, nắm bắt tâm lý công chúng. Nếu tòa soạn là đơn vị kinh doanh câu chữ thì độc giả chính là những khách hàng. Điều tra nhu cầu của khách hàng để phục vụ tốt hơn. Kết quả những cuộc điều tra này chắc chắn sẽ góp phần tích cực đối với việc nang cao chất lượng tiếng Việt ở đây.
Không dừng lại ở đấy, cơ quan báo chí có thể xây dựng một môi trường ngôn ngữ trong sáng, mẫu mực .
Các cơ quan báo chí cần có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh để nâng cao trình độ tiếng Việt cho đội ngũ những người làm báo của mình. Những tác phẩm chất lượng nổi trội cũng như những tác phẩm còn mắc nhiều hạn chế, sai sót trong sử dụng tiếng Việt cần được phân tích, đánh giá thấu đáo; sau đó đưa vào nội bộ hoặc treo ở chỗ thuận tiện cho việc đọc để các nhà báo học hỏi, rút kinh nghiệm. Đây là sự động viên tinh thần rất có ý nghĩa đối
69
với nhà báo có tác phẩm hay và là sự nhắc nhở cần thiết với nhà báo còn chưa đầu tư thời gian và công sức như mong đợi cho tác phẩm của mình.
Bên cạnh đó, nên có cả hình thức thưởng phạt về vật chất thoả đáng đối với hai loại ấn phẩm này: chẳng hạn tác phẩm xuất sắc, trả nhuận bút gấp 2 lần; với tác phẩm mắc lỗi nghiêm trọng - không trả nhuận bút,…
Ngoài ra cơ quan báo chí có thể xây dựng hộp thư góp ý nội bộ. Ở đó người ta phân tích, đánh giá, chỉnh sửa một số lỗi tiêu biểu về sử dụng ngôn từ được lấy từ các báo khác nhau kể cả báo mình. Thời đại công nghệ, không khó để lập một nhóm góp ý trên mạng xã hội. Ai có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn từ của đồng nghiệp gửi vào nhóm chung đó. Người phụ trách có trách nhiệm kiểm tra. Nếu thấy ý kiến nào xác đáng sẽ chuyển ngay tới người cần chỉnh sửa. Những phát hiện tinh tế, những ý kiến đánh giá sâu sắc nên khen thưởng xứng đáng và công bố rộng rãi trong toàn tòa soạn.
3.1.3. Giải pháp đề xuất đối với cơ sở đào tạo báo chí
Trước hết, cơ sở đào tạo báo chí như các trường đại học hàng đầu về báo chí tại Việt Nam như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo chí – Truyền thông của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)…cần quan tâm hơn nữa đến đào tạo kĩ năng sử dụng ngôn ngữ báo chí cho sinh viên.
Các cơ sở đào tạo báo chí ngoài việc chú trọng dạy kĩ năng tác nghiệp, cung cấp kiến thức về sự phát triển hiện đại của báo chí, cần quan tâm nhiều hơn quan tâm bộ môn ngôn ngữ báo chí.
Giáo dục rèn luyện sinh viên học việc ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ trong sử dụng từ ngữ ở các tác phẩm báo chí của mình ngay từ khi manh nha bước vào nghề thì ý thức sử dụng từ ngữ một cách chuẩn mực sẽ “ngấm” dần trong tư tưởng.
Ngoài các môn học cơ bản về ngôn ngữ như Tiếng Việt thực hành, Ngôn ngữ báo chí, tác giả khóa luận đề xuất nên đưa vào chương trình môn học liên quan đến cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt để bổ sung kiến thức cơ
70
bản về lý luận ngôn ngữ, giúp sinh viên, học viên xác định được vai trò, chức năng, ý nghĩa của ngôn ngữ (nhất là tiếng mẹ đẻ) trong đời sống và trong nghề nghiệp của họ. Từ đó họ có được căn cứ khách quan để lý giải nhiều tình huống liên quan đến thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong công việc và cuộc sống sau này.
Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng môn Ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí hiện nay gồm nhiều mảng tùy thuộc loại hình báo chí hoặc thể loại: Ngôn ngữ báo in, ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hình, ngôn ngữ báo mạng điện tử; ngôn ngữ phóng sự, ngôn ngữ tin, ngôn ngữ bình luận, ngôn ngữ phỏng vấn…Mỗi loại với những đặc điểm riêng về ngôn ngữ cần được khảo sát.
Báo chí đang phát triển không ngừng song hành cùng công nghệ trong Cách mạng công nghệ 4.0. Ngoài báo mạng điện tử sau này còn có các tác phẩm được phát hành trên các ứng dụng điện thoại (app trên điện thoại) hoặc nền tảng khác, hoặc có những thể loại báo chí mới, những siêu tác phẩm báo chí…Khi đó cần chú trọng tới môn học Ngôn ngữ báo chí để giữ gìn tiếng nói dân tộc trên báo chí trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ cũng như quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng.
Trên cơ sở chương trình đào tạo cử nhân báo chí đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ quan báo chí nên có cách thức tổ chức phù hợp để tất cả các nhà báo đang công tác đều được học các môn học về ngôn ngữ kể trên.
3.1.4. Giải pháp đề xuất đối với đối với nhà báo
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của nhà báo về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt khi sử dụng từ ngữ. Cuộc cạnh tranh thông tin khốc liệt giữa các tờ báo mạng điện tử khiến nhà báo nhiều khi lờ là đi việc sử dụng ngôn từ của mình. Nâng cao nhận thức cho người làm báo về vai trò và ý nghĩa của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
71
Nhà báo cần thấy tác hại của việc vi phạm các chuẩn mực tiếng Việt cũng như thiếu ý thức trong việc vay mượn tiếng nước ngoài có thể gây ra. Từ đó nhà báo sẽ có những cân nhắc kỹ càng hơn trong sử dụng câu chữ tiếng Việt để xây dựng tác phẩm.
Một số nhà báo cho rằng, nói viết thế nào không quan trọng, miễn sao công chúng hiểu được, đưa thông tin nhanh nhạy là được. Đây là một quan điểm sai lầm. “Hiểu được” mới chỉ ở mức sơ khai. Cần phải hiểu đầy đủ, căn kẽ, trọn vẹn những gì nằm trong ngôn từ của nhà báo. Muốn vậy, không chỉ dừng ở mức nắm được một cách chung chung ý nghĩa từ vựng của câu chữ, mà còn phải cảm nhận được cả sự tinh tế, sâu sắc về những cái hay, cái đẹp của nó được thể hiện trong việc lựa chọn, sắp xếp từ ngữ, hình thức diễn đạt chuẩn xác, phù hợp. Vì ngay trong cái hay, cái đẹp thường đã hàm chứa các thông tin có giá trị.
Tư tưởng nói, viết chỉ cốt sao hiểu dẫn đến sự lộn xộn, cẩu thả trong sử dụng ngôn từ; do vậy, vừa làm giảm sút nghiêm trọng hiệu quả tiếp nhận thông tin, vừa làm tổn hại đến bản sắc tiếng Việt - phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của người Việt. Cùng với đó, phải làm cho người làm báo thấy được sự trong sáng của tiếng Việt trong các tác phẩm của họ có ý nghĩa như thế nào đối với sự trong sáng của tiếng Việt nói chung.
Các sản phẩm báo chí trên báo mạng điện tử có một lượng công chúng nhất định, thậm chí có một lượng lớn. Trong nhận thức của nhiều người, ngôn ngữ của chúng (nhất là những sản phẩm của các cơ quan báo chí lớn) đạt tới đỉnh cao của sự mẫu mực. Chính vì thế, việc sử dụng tiếng Việt ở đó có ảnh hưởng to lớn đối với việc sử dụng tiếng Việt của nhiều tầng lớp xã hội thuộc mọi vùng, miền đất nước. Nếu tiếng Việt trên báo chí có nhiều sai sót, thì các sai sót ấy sẽ dễ dàng và nhanh chóng trở thành sai sót của không ít người trong cộng đồng. Ngược lại, tiếng Việt trên báo chí trong sáng sẽ góp phần quan trọng cho tiếng Việt của đông đảo công chúng trở nên đúng hơn, hay hơn.
72
Song vượt lên tất cả và có ý nghĩa lâu dài, là việc giáo dục cho những người làm báo tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ viết của dân tộc- một di sản thiêng liêng, vô giá mà cha ông ta để lại. Những tình cảm và thái độ ấy, nếu được thường xuyên bồi dưỡng vun đắp, dần dần sẽ trở thành những phẩm chất văn hóa, những giá trị đạo đức của mỗi nhà báo, giúp họ trở thành nhân tố tích cực trong đấu tranh chống các biểu hiện xem thường, coi khinh tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
Chuyên gia về ngôn ngữ báo chí, PGS.TS Phạm Văn Tình nhận định rằng đối với người viết báo dường như việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng