ở phương diện sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay và nguyên nhân
2.3.1 Hạn chế
Tiến hành khảo sát các tờ báo mạng điện tử, tác giả khóa luận tổng hợp được một số hiện tượng như sau:
42
2.3.1.1. Việc sử dụng tên riêng trên các tờ báo khảo sát chưa có sự nhất quán
* Việc sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài: Chưa có sự đồng nhất về cách viết, chỗ viết phiên âm tiếng Việt, chỗ để nguyên từ tiếng Anh.
- Ví dụ 1:
Trong bài viết “Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đăng vào ngày 05/10/2018 trên Dân trí, tên riêng các nước được viết theo dạng phiên âm có gạch nối (như phần gạch chân): “Theo xếp hạng của Ngân hàng
Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan.”
Thế nhưng trong bài “Mở đường bay Vinh - Singapore giữa năm 2019”
(09/11/2018) cũng trên Dân trí thì tên riêng được viết theo tên tiếng Anh: “Ngày 9/11, UBND tỉnh cho biết, dự kiến vào tháng 6/2019, tuyến đường bay
quốc tế Vinh - Singapore sẽ được mở để phục vụ đi lại cho người dân và du khách. Bên cạnh đó, tuyến bay quốc tế Vinh - Băng Cốc cũng sẽ được mở lại vào tháng 1/2019.”
Bài viết “Đường bay thẳng đầu tiên từ Bangkok (Thái Lan) đến Cam
Ranh (Việt Nam)” ngày 14/12/2018 trên Dân trí, tên thủ đô của Thái Lan thì
viết dưới dạng tiếng Anh còn Thái Lan là từ phiên âm trong tiếng Việt.
Bài viết “Hội thảo du học Malaysia - Lộ trình chuyển tiếp Mỹ và Canada đảm bảo” đăng ngày 19/06/2018 trên Dân trí, tên nước Malaysia lại viết theo tên tiếng Anh mà không phiên âm như bài viết ở trên.
Như vậy rõ ràng không có sự thống nhất trong cách sử dụng tên riêng nước ngoài trên cùng tờ báo.
- Ví dụ 2: Một tên riêng, 2 cách viết trong cùng 1 bài báo
Bài báo Tập đoàn viễn thông Hoa Vi: Tham vọng lớn, sóng gió nhiều
(1/1/2019) trên Pháp luật Việt Nam điện tử đã xuất hiện 2 cách viết tên một công ti viễn thông của Trung Quốc: Hoa Vi và Huawei.
43
Tên gọi của công ti Hoa Vi ở chú thích và nội dung bài khác nhau. Độc giả quen với cái tên Huawei hơn so với Hoa Vi. Khảo sát nhanh 10 độc giả, khi đưa ra tên gọi Hoa Vi thì 10 người đều không biết, nhưng đưa tên gọi Huawei (Có người đọc là Hoa goây, người đọc Huê goây, người đọc là Hơ goây ) thì 10 độc giả đều nhận ra công ti viễn thông hàng đầu thế giới này.
(http://baophapluat.vn/kinh-te/tap-doan-vien-thong-hoa-vi-tham-vong-lon-song-gio- nhieu-432391.html)
- Ví dụ 3: Cách dùng tên riêng tiếng nước ngoài giữa các tờ báo mạng điện tử không có sự thống nhất.
44
Nếu dùng từ khóa “Hoa Vi” tìm trên báo Vietnamnet thì không ra kết quả công ti viễn thông Trung Quốc. Nếu dùng từ khóa “Huawei” thì ra một loạt kết quả liên quan đến công ti viễn thông của Trung Quốc.
- Ví dụ 4:
+ Trên báo Dân trí, mục Thế giới ngày 04/12/2018 có bài viết Những
người Hàn Quốc hâm mộ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
+Trên Vietnamnet (04/12/2018), mục Thế giới 24h có bài viết: Ông Trump chìa 'củ cà rốt' với Kim Jong Un.
+ Trên Pháp luật Việt Nam điện tử ngày 20/9/2018 có bài viết: Bất ngờ
trước những phát biểu khiêm nhường của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tên của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong ba ví dụ trên được viết khác nhau. Dân trí và Pháp luật Việt Nam điện tử có cùng cách viết Kim Jong-un, Vietnamnet lại viết Kim Jong Un.
- Ví dụ 5:
+ Trên Dân trí, mục Thế giới ngày 10/12/2018 có bài viết: Lời cuối cùng của nhà báo Ả rập Xê út trước khi bị sát hại
+ Vietnamnet: Ảrập Xêút thay hàng loạt bộ trưởng sau vụ Khashoggi + Pháp luật Việt Nam điện tử: Sau vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại: Mỹ thu hồi thị thực 21 người Ả rập Xê-út
45
Cùng chỉ một quốc gia Tây Á nhưng ba tờ báo với ba cách viết khác nhau.
Trong quá trình khảo sát, tác giả thấy rằng, các từ ngữ chỉ tên các quốc gia hầu như được viết bằng tên tiếng Anh như Indonesia, Campuchia, Malaysia, Singapore, Syria…Những tên riêng này trước đây thường được phiên âm có gạch nối nhưng bây giờ hầu như hiếm gặp trên các tờ báo mạng điện tử.
Một số ít tên đã được Việt hóa và dùng quen thuộc như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thái Lan, Pháp…
Tác giả khóa luận thống kê được tần suất sử dụng tên riêng nước ngoài trên các tờ báo khảo sát (thời gian từ 1/6/2018 đến 1/1/2019) như sau:
Bảng 2.1. Tần suất sử dụng các cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên 3 tờ báo khảo sát
Tên báo Số bài báo khảo sát Số bài báo có tên riêng nước ngoài Số bài báo sử dụng tên địa danh nước ngoài phiên âm (Ví dụ: Ma- lai-xi-a,…) Số bài báo sử dụng tên riêng phiên âm Hán Việt Số bài báo sử dụng tên địa danh nước ngoài là từ tiếng Anh (Ví dụ: Malaysia, Philipines,…) Dân trí (Mục Xã hội) 225 (100%) 19 (8,4%) 0 (0%) 5 (2,2%) 19 (8,4%) Vietnamnet (Mục Việt Nam và Thế giới) 50 (100%) 50 (100%) 0 (%) 29 (58%) 50 (100%) Pháp luật Việt Nam điện tử (Mục Thời trang) 64 (100%) 46 (71,9%) 1 (1,6%) 2 (3,1%) 43 (67,2%)
46
Phỏng vấn sâu độc giả, thu về được ý kiến như sau: những độc giả thích từ nguyên trạng nước ngoài vì theo họ để nguyên trạng là tôn trọng tiếng bản ngữ. Phần độc giả thíchh từ được phiên âm sáng tiếng Việt cho rằng như từ ngữ được Việt hóa dễ đọc, dễ hiểu hơn.
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ yêu thích của độc giả với các cách viết tên riêng tiếng nước ngoài
*Việc sử dụng tên riêng tiếng Việt: chưa đảm bảo quy tắc chính tả.
Ví dụ 1:
Ở bài viết “Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” trên Dân
trí ngày 05/10/2018, tên cảng Cái Mép Hạ được ở 2 câu viết theo 2 cách khác nhau:
Trên cơ sở đó, mới đây Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng dự án Trung tâm logistics Cái Mép hạ và dự án cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo đó, đối với dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép Hạ, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hướng dẫn Công ty CP xuất, nhập khẩu tổng hợp Hà Nội- Tập đoàn Geleximco về thủ tục đầu tư, thuê đất, giao đất và thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật để sớm triển khai một trung tâm logistics đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam.
47 Ví dụ 2:
Cùng viết về Vũ “nhôm”, 2 bài trên báo Dân trí có 2 cách viết tên nhân vật khác nhau:
Trên Dân trí mục Chính trị ngày 05/09/2018, bài viết Ai là người giúp
Vũ Nhôm lấy được 31 nhà đất công tại Đà Nẵng?” có đoạn: Trả lời câu hỏi
của các đại biểu Quốc hội về việc xử lý Vũ “nhôm”, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, cơ quan chức năng đang xét thêm hành vi “rửa tiền”, “trốn đi nước ngoài” với nhân vật này, đồng thời đấu tranh làm rõ ai là người giúp Vũ lấy được 31 nhà đất công và hàng chục dự án tại Đà Nẵng.
Tít tên dùng Vũ Nhôm nhưng thân bài lại dùng Vũ “nhôm”. Cách viết không đồng nhất. Viết Vũ Nhôm dễ bị hiểu rằng đối tượng được nhắc tới họ Vũ tên Nhôm. Cách viết Vũ “nhôm” dễ hiểu là tên Vũ và biệt hiệu là “nhôm”.
Trong một bài viết khác Khắc phục toàn bộ thiệt hại, Vũ “nhôm” vẫn bị đề nghị mức án 25 năm tù ngày 7/12/2018 trên Dân trí, cái tên Vũ “nhôm”
lại được dùng.
*Viết hoa tùy tiện:
Ví dụ 1:
Bài viết trên Dân trí ngày 30/10/2018 với tựa đề “Nước nào mua điện
thoại “Made in Việt Nam” nhiều nhất thế giới?”
Đoạn đầu bài báo dùng “Tổng cục Thống kê””:
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính chung 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 10,6%, đạt 40,7 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 15,2%, đạt 24,3 tỷ USD.
Nhưng ở đoạn cuối viết “Tổng Cục Thống Kê”:
Theo Tổng Cục Thống Kê, trong 10 tháng năm 2018, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 6,4 tỷ xuất 6,4 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập
48
siêu 20,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 27,1 tỷ USD.
Ở đây viết đúng là “Tổng cục Thống kê”.
Ví dụ 2: trong bài viết “Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế” đăng vào thứ Sáu 05/10/2018 trên Dân trí:
“Điều này xuất phát chủ yếu từ việc các Doanh nghiệp hạn chế về quy mô, vốn, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực.” Từ “Doanh nghiệp” không là tên
riêng chỉ là danh từ bình thường nhưng lại được viết hoa bất thường. Ví dụ 3:
49
2.3.1.2. Hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh trên các tờ báo khảo sát
*Chêm xen từ ngữ tiếng nước ngoài (chủ yếu tiếng Anh) trong bài báo: hiện tượng này đang xảy ra khá phổ biến, đặc biệt ở các chuyên mục thể thao, giải trí.
Ví dụ 1:
Bài viết Ronaldo, Neymar: Những tay chơi hàng hiệu đích thực của
làng túc cầu (15/6/2018), báo Pháp luật Việt Nam dẫn lại của Zing có đoạn:
“Neymar cũng mặc suit như bao quý ông khác, nhưng anh được đánh giá ấn
tượng nhất khi khoác lên người những món đồ trẻ trung, cá tính như bomber jacket, T-shirt, jacket da, jeans rách...”
Một loạt từ tiếng anh được sử dụng để chỉ trang phục của cầu thủ nước ngoài có tên Neymar.
Ví dụ 2:
Bài viết Những xu hướng được phái đẹp ưa chuộng hè 2018 ngày
18/6/2018 trên báo Pháp luật Việt Nam có đoạn:
“(PLO) - Được nhiều chị em trưng dụng, xu hướng matching set, giày toe - ring hay sắc tím lavender chính thức trở lại cuộc đua phong cách của phái đẹp dịp hè này.”
Sự lựa chọn này thêm phần thông minh khi kết hợp với váy kẻ sọc cùng hàng nút off-set, có thể tùy chỉnh độ hở của chân theo sở thích người mặc.
Matching set: Không chỉ mùa hè, xu hướng matching set luôn làm mưa làm gió trên các diễn đàn thời trang. Hoa hậu Olivia Culpo trưng dụng crop-top trễ vai kết hợp chân váy có cùng họa tiết hoa lá tôn vẻ trẻ trung, đầy sức sống. Phụ kiện luôn được hạn chế tối đa trong set đồ.
Tím laveder: Đầu năm 2018, các chuyên gia thời trang nhận định màu tím lavender (hoa oải hương) sẽ thay thế sắc hồng pastel mùa hè này. Những cô nàng có cá tính mạnh mẽ cũng phảng phất sự ngọt ngào, nữ tính khi lựa sắc tím nhẹ nhàng, cùng chất liệu vải thoáng mát và co giãn.
50
Ví dụ 3: Bài “Kylie Jenner bị chê diện trang phục bảo hộ lao động xem
thời trang” đăng ngày 23/6/2018 trên báo Pháp luật Việt Nam
Nói về bộ sưu tập lần này, thương hiệu Louis Vuitton đã mang đến sự đột phá, khi lựa chọn Virgil Abloh, nhà thiết kế sáng lập nên nhãn hiệu đường phố Off-White, làm giám đốc sáng tạo. Sứ mệnh của Virgil Abloh chính là cải cách dòng thời trang nam bằng tinh thần street-wear phóng khoáng.
*Sử dụng từ tiếng Anh thay cho từ tiếng Việt tương đương nghĩa hoặc
phiên âm tiếng Việt
Bảng một số từ nước ngoài sử dụng trên báo mạng điện tử hiện nay.
Bảng 2.2. Một số từ ngữ tiếng Anh sử dụng trên báo mạng điện tử hiện nay STT Từ tiếng Anh hoặc từ lạ khác tiếng Việt Nghĩa tiếng Việt Mục
xuất hiện Ghi chú
1 Blazer Áo cộc
tay
Thời trang
Đây là một từ chỉ loại áo khoác gần với áo “vest” nhưng cách điệu hơn.
2 Body painting
Vẽ trên cơ thể
Giải trí “Những hot girl làm mẫu body painting đình đám nhất hiện nay” bài đăng trên Pháp luật Việt Nam điện tử ngày 06/06/2018.
Thường những bài báo sử dụng từ này đều không có giải thích nghĩa tiếng Việt.
3 Book Danh từ:
sách
Giải trí Tìm từ khóa “book” trên trang của Vietnamnet sẽ ra các kết
51 Động từ:
đặt
quả liên quan đến sách, facebook và đặt lịch. Từ book
gần như được thay thế cho từ
đặt.
4 Boots Giày ống Thời trang
Thay vì dùng bốt như cách đọc, hầu hết các bài viết liên quan đến thời trang trên báo Pháp luật Việt Nam đều dùng boots. 5 Boyfriend
jeans
Thời trang
Trên mục thời trang của báo Pháp luật Việt Nam xuất hiện một từ khá khó hiểu về nghĩa như thế này.
6 Catse Tiền
công
Giải trí Cát-xê là phiên cách đọc của cachet trong tiếng Pháp:, có nghĩa là “tiền thù lao”. Thế nhưng hiện nay
7 Check Kiểm tra Đời sống Check – in (đăng kí khi đến) không còn xa lạ trên báo chí. Vietnamnet có rất nhiều bài báo sử dụng từ check – in như Giới
trẻ không ngại giá rét check-in băng tuyết ở Mẫu Sơn (31/12/2018)
8 Cherry quả anh đào
Thời trang
Cherry xuất hiện ở các mục thời
trang như tính từ chỉ màu sắc.
9 Combo Kết quả
của sự kết hợp
Giải trí, xã hội
Từ này được sử dụng tương đối nhiều thơi gian gần đây, chỉ một gói các khuyến mại hoặc nhóm
52 các sản phẩm. 10 Container Thùng đựng hàng Kinh tế, giao thông
Hầu hết các tít báo khảo sát đều dùng Container thay vì Công- ten-nơ.
11 Croptop Croptop Thời trang
Đây là loại chiếc áo ngắn hoặc cực ngắn, ôm sát hoặc hơi rộng, để lộ phần eo gợi cảm của người mặc. với chiếc áo dạng này chỉ giới hạn trong loại quần áo dành cho phái nữ.
12 Dancer Vũ công Xã hội, giải trí
Nếu dùng từ dancer là từ khóa tìm kiếm trên Vietnamnet sẽ có được kết quả là các bài báo liên quan đến vũ công. Nhưng nếu dung vũ công là từ khóa thì rất khó để tìm bài viết liên quan đến chủ đề này.
Từ dancer được sử dụng trong nhiều bài viết ở Vietnamnet như
Clip: Dancer nhí khiến cộng đồng mạng chỉ biết thốt lên "Quá đáng yêu" (29/9/2018), Tương lai Mytel từ câu chuyện của dancer xinh đẹp người Myanmar (11/6/2018)…
13 Fan Quạt Giải trí Fan và Fans thường xuyên xuất hiện trong các bài trong mục giải trí. Fan nữ, fans hâm mộ …
53 14 Fans Người hâm mộ Giải trí 15 Fashionista Tín đồ thời trang Thời trang
Xuất hiện nhiều ở các bà thời trang.
16 Film Phim ảnh Công nghệ
Dùng chỉ tấm phim. Ví dụ: phim máy ảnh.
17 Gas Khí ga Xã hội Trong nhiều bài viết trên Dân trí thay vì dùng từ “ga” tác giả viết “gas”.
18 Golf Golf Kinh tế,
thể thao
Trên cả 3 tờ khảo sát, có chỗ dùng golf, nơi dùng gôn.
19 High-low Cao - thấp
Thời trang
bộ váy đen high-low
20 Idol Thần
tượng
Giải trí Từ này xuất hiện trong các bài viết về giải trí.
21 Item Mục Thời
trang
Item có thể hiểu là một món đồ trong trong thời trang, được dùng nhiều trên mục thời trang.
22 Key Chìa
khóa
Công nghệ, thời trang
Từ này thường được dùng trong các bài báo viết về công nghệ.
23 Liveshow Live show
Giải trí Một từ mượn tiếng anh đã trở nên quen thuộc trong các bài viết về giải trí.
24 Make up Trang điểm
Thời trang
Từ các bài báo về thời trang đến câu cửa miệng của các bạn nữ, dùng từ “make up” thay cho
54
trang điểm.
25 Marketing Tiếp thị Kinh tế Một thuật ngữ về kinh doanh