Giới thiệu khái quát về các tờ báo khảo sát

Một phần của tài liệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, vietnamnet, pháp luật việt nam từ 1 6 2018 đến 1 1 2019) (Trang 42 - 45)

2.1.1. Báo Dân trí

Dân trí là tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Ra đời từ năm 2005, Dân trí khi ấy là một trang tin điện tử. Cho đến ngày 15/7/2018, Dân trí được Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức cấp giấy phép báo mạng điện tử (giấy phép số 1050/GP – BTTTT). Hơn 10 năm hoạt động, Dân trí trở thành báo điện tử hàng đầu Việt Nam với lượng truy cập báo tính bằng hàng trăm triệu lượt/tháng. Điểm ấn tượng của Dân trí ngoài thông tin nhanh, chính xác mà còn là tờ báo có tính nhân văn cao. “Nhân văn – Nhân bản – Nhân ái” những tiêu chí nội dung hết sức gần gũi và thân thiện. Hiện nay, dù có sự cạnh tranh từ nhiều tờ báo mạng khác nhưng Dân trí vẫn giữ được chỗ đứng trong lòng độc giả. Theo Admicro – công ti hàng đầu về khai thác quảng cáo trực tuyến, số lượng pageviews (lượt xem trang) của Dân trí tính đến tháng 5/2017 lên đến hơn 171 triệu lượt/tháng. Website của Dân trí xếp thứ 16 trong top website của Việt Nam do Alexa xếp hạng. Lượng bạn đọc của Dân trí không chỉ dừng lại trong nước mà còn đông đảo khắp thế giới.

37

Dân trí có các mục về các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, thể thao, văn hóa, giáo dục và một Quỹ Nhân ái hoạt động với mục đích làm cầu nối cho những tấm lòng hảo tâm tới những hoàn cảnh khó khăn. Hơn 10 năm hoạt động, Dân trí đạt được nhiều giải thưởng lớn như năm 2012: bốn loạt bài của báo Dân trí đã lọt vào vòng chung khảo giải báo chí quốc gia lần VI. Trong đó loạt bài "Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ" của tác giả Vũ Văn Tiến đoạt giải B và "Câu chuyện từ vị "sứ thần" 10 tháng tuổi" giành giải C. Năm 2010, bốn tác giả của Dân trí được trao Giải báo chí Quốc gia. Đó là Cấn Mạnh Cường - Phương Thảo đoạt Giải B (không có giải A) loạt bài về xây dựng khách sạn tại Công viên Thống nhất. Năm 2008: tác phẩm "Thủ tục để làm người còn sống - Quả bom thời hậu chiến" của tác giả Bùi Hoàng Tám lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng Báo chí Quốc gia.

Với lượng độc giả lớn nên những thông tin và câu từ trên báo điện tử Dân trí ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận công chúng Việt Nam.[26], [12]

2.1.2. Báo Vietnamnet

Vietnamnet là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam, được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT). Vietnamnet ra hằng ngày cả bản tiếng Việt và tiếng Anh. Tờ báo có các chuyên mục như: quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn, nghe nhạc.

38

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý tách các báo điện tử Vietnamnet thành Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của VNPT vào ngày 21 tháng 3 năm 2008. Ngày 15 tháng 5 năm 2008, Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị với VNPT tách Vietnamnet ra khỏi VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông.

(nguồn: Internet)

Báo Vietnamnet có những chuyên mục chính là xã hội, công nghệ, kinh doanh, chính trị, thế giới, sức khỏe, giải trí, thể thao, đời sống, quốc tế. Tuy từng bị tin tặc tấn công song báo đã khắc phục được. Cho đến nay, Vietnamnet vẫn là tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam với lượng truy cập hằng ngày lớn.[26][1]

2.1.3. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, là công cụ quan trọng của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và Bộ Tư pháp. Xuất phát từ đề án thành lập một tờ báo mang thương hiệu pháo luật, ngày 10/07/1985, báo Pháp luật Việt Nam đã “chào sân” bạn đọc cả nước với tên gọi “Pháp luật thường thức” nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin – đặc biệt là thông tin về pháp luật, pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, chủng loại thông tin đặc biệt quan trọng mà tại thời điểm đó chưa có tờ báo nào đứng ra gánh vác, đảm đương. Ngày 16/7/1985 số báo đầu tiên của báo Pháp luật Việt Nam ra đời.

39

Ban đầu, đội ngũ người làm báo của báo Pháp luật Việt Nam xuất phát từ nhiều chuyên ngành khác nhau, kinh nghiệm viết báo, làm báo, tổ chức một tờ báo hoàn toàn mới mẻ. Từng thành viên phải kiêm nhiệm hầu hết các công đoạn từ viết bài, đọc đến in ấn phát hành, đưa tờ báo đến tay người đọc.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, ban biên tập đưa ra quyết định sáng suốt: chuyển từ tuyên truyền pháp luật trên báo giấy đến truyền thông pháp luật đa phương tiện trên không gian internet. Ngày 9/11/2015 - Ngày Pháp luật Việt Nam - đã được ban biên tập chọn làm ngày ra mắt chuyên trang PhapluatPlus, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động tại địa chỉ www.phapluatplus.vn, chuyên trang điện tử Truyền hình Pháp luật, chuyên trang điện tử Doanh nhân và Pháp luật đã được ra mắt ngày 18/1/2017. Tháng 1/2019, báo ra mắt chuyên trang Sao pháp luật. Một loạt các chuyên trang điện tử ra đời thể hiện sự nhạy bén đưa tin của báo trong thời kì công nghệ số 4.0.

Sau 33 năm phát triển, báo Pháp luật Việt Nam đã trở thành tờ báo hàng đầu trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đến nay, báo Pháp luật Việt Nam đã có nhiều ấn phẩm báo in, báo điện tử, chuyên trang điện tử với 15 phòng, ban, gần 200 cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc tại trụ sở chính tại Hà Nội và nhiều cơ quan đại diện trong cả nước. [7]

Một phần của tài liệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong sử dụng từ ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử dân trí, vietnamnet, pháp luật việt nam từ 1 6 2018 đến 1 1 2019) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)