.Ngân hàng HSBC tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và thẩm định thông tin

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (1) (Trang 44 - 49)

2.3.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:

Nhằm tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần, khi nhận hồ sơ vay vốn CBTD phải kiểm tra sơ bộ các yếu tố: Bộ hồ sơ đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu; Các giấy tờ có đủ chữ ký và dấu xác nhận của các cơ quan liên quan; Các loại giấy tờ có phù hợp với nhau về nội dung.

Khách hàng vay vốn lần đầu cần xuất trình các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay. Các lần vay tiếp theo, khách hàng không phải lập lại các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay song phải bổ sung trong trường hợp có thay đổi như: tăng vốn điều lệ, bổ sung ngành hàng kinh doanh, thay đổi chủ sở hữu, thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, kế toán trưởng...

2.3.2. Thẩm định thông tin

Sau từ 2- 4 ngày khi tiếp nhận bản hồ sơ vay vốn, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính xác thực, cũng như hợp pháp của hồ sơ:

- NH xác thực lại thông tin khác hàng cung cấp bằng cách: Phỏng vấn trực tiếp; mua hoặc tìm kiếm các thơng tin qua các trung gian; thơng qua các thơng tin có được từ báo cáo của người vay...

- Sau khi xác thực thông tin của khách hàng, NH lập tờ trình, báo cáo thẩm định/ tái thẩm định:

+ Cán bộ tín dụng, cán bộ tái thẩm định có trách nhiệm lập tờ trình/ báo cáo thẩm định, tái thẩm định.

39 | P a g e

+ Báo cáo thẩm định có thể được lập sau khi kết thúc q trình thẩm định hoặc cũng có thể lập song song với quá trình thẩm định khoản vay.

+ Trường hợp cần thiết phải tái thẩm định, cán bộ thẩm định thực hiện các bước qui định đối với CBTD và có thể lựa chọn hoặc Lập báo cáo thẩm định riêng hoặc Bổ sung ý kiến vào Báo cáo thẩm định do CBTD lập.

+ Ý kiến của trưởng/phó tín dụng được nêu tại phần cuối của Báo cáo thẩm định: Phân tích tính xác thực từ những thơng tin đã thu thập được từ phía khách hàng cung cấp như năng lực pháp lý, uy tín vay của khách hàng như khơng nợ xấu, khơng tiền án tiền sự, phương án, dự án kinh doanh có mang lại hiệu quả khơng,..để nhận xét thiện chí cũng như thái độ đi vay của khách hàng để làm cơ sở ra quyết định cho vay.

- Thẩm định tài sản đảm bảo là bước quan trọng hay nguồn trả nợ của khách hàng để phòng tránh, giảm thiểu hay hạn chế rủi ro cho ngân hàng:

+ Điều tra thông tin về tài sản: tài sản mà khách hàng mang đi thế chấp bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của chính khách hàng đi vay, phải được pháp luật cho phép, không bị pháp luật cấm ở các hoạt động mua, bán, thế chấp…Vào thời điểm ký hợp đồng thế chấp tài sản, tài sản đó khơng được xảy ra bất kì tranh chấp nào về quyền sở hữu hoặc quản lý.

+ Giá trị tài sản thế chấp của Quý khách sẽ được thẩm định bởi một Công ty Thẩm Định Giá do Ngân hàng chỉ định. Khách hàng sẽ trực tiếp thanh tốn cho các cơng ty cung cấp dịch vụ với mức phí được niêm yết tại trang web của Ngân hàng HSBC theo địa chỉ https://www.hsbc.com.vn/https://www.hsbc.com.vn/ đọc giá trị định giá tài sản của Quý khách. Để đảm bảo tính độc lập và khách quan, công ty định giá được Ngân hàng lựa chọn ngẫu nhiên và khách hàng khơng thể can thiệp vào q trình chọn lựa này.

+ Giá trị tài sản thế chấp sẽ ảnh hưởng đến mức độ giải ngân của ngân hàng đối với nhu cầu vốn vay của khách hàng. Nếu là khoản vay thế chấp bất động sản ngân hàng cho vay tối đa lên đến 60% giá trị tài sản thế chấp, còn vay mua nhà khoản vay tối đa đạt 70% dựa vào giá trị ngôi nhà mua.

- Ngoài ra, ngân hàng sẽ xác thực thu nhập tối thiểu của khách hàng tối thiểu phải đạt 10 triệu VND để đáp ứng khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thông qua công việc, nguồn thu của khách hàng.

2.4. Phê duyệt hồ sơ sau khi đã thẩm định liên quan

Nhân viên thẩm định sẽ lập tờ trình gửi lên người có thẩm quyền duyệt khoản vay. Phê duyệt cho vay và ban hành quyết định cho vay:

- Nếu đồng ý cho vay, thông báo quyết định cho khách hàng và đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, điều kiện tín dụng (nếu có).

- Trả lời khách hàng nếu đề xuất tín dụng bị từ chối.

40 | P a g e

+ Trình trưởng/phó phịng tín dụng hoặc Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh (trường hợp cần thiết) duyệt ký.

+ Gửi trả lại khách hàng toàn bộ các loại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm theo thư, công văn từ chối.

2.5. Tiến hành các thủ tục về thế chấp tài sản đảm bảo

Nếu ngân hàng đồng ý cho vay, nhân viên ngân hàng sẽ soạn công chứng và mời khách ký hoặc đăng ký giao dịch tài sản.

Nếu tài sản đảm bảo là sổ đỏ thì thời gian hồn thiện thế chấp thường khoảng 1 tuần bao gồm kí kết hợp đồng thế chấp cơng chứng, đăng kí giao dịch và đợi kết quả giao dịch đảm bảo tại Phịng đăng kí đất đai - Sở tài ngun mơi trường.

HSBC cho phép khách hàng có thể hoán đổi tài sản thế chấp khi cung cấp (các) tài sản thế chấp đủ tiêu chuẩn khác. Khách hàng có thể nhận lại giấy tờ tài sản đảm bảo của mình trong vịng 5 (năm) ngày làm việc sau khi hoàn thành mọi nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.

2.6. Tiến hành cho vay, giải ngân

Cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng theo mẫu tương ứng với loại hình cấp tín dụng để trình Trưởng phịng.

Sau khi kiểm sốt nội dung hợp đồng, ký kết bổ sung hoặc chỉnh sửa gì thêm, kiểm tra thủ tục giao dịch tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ duyệt giải ngân cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

Nếu khoản giải ngân không được chuyển khoản thành công cho (các) nhà cung cấp của Khách hàng do thông tin không đúng, và nếu HSBC không nhận được trả lời của Khách hàng trong vòng ba 03 ngày làm việc kể từ ngày HSBC thông báo, khoản giải ngân đó sẽ được tự động hồn trả cho HSBC và tiền lãi lũy kế và phí trên khoản giải ngân này sẽ được khấu trừ vào tài khoản của Khách hàng.

2.7. Giám sát và kiểm soát khoản vay

Sau khi giải ngân, ngân hàng phải giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay theo quy trình quy định của NH:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay - Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay

+ Cán bộ tín dụng chủ động thực hiện bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay.

+ Trường hợp cần thiết, CBTD trình trưởng/phó phịng tín dụng bổ sung lực lượng nhằm bảo đảm chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay được tốt nhất.

41 | P a g e

+ Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động báo cáo trưởng/phó phịng tín dụng tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất.

+ Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra vốn vay theo nội dung bản Kế hoạch kiểm tra, CBTD cần báo cáo lại trưởng/ phó phịng tín dụng xin ý kiến điều chỉnh thích hợp.

+ Trường hợp khách hàng không hợp tác tạo điều kiện để kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD cần kiên trì thuyết phục và đảm bảo thực hiện bằng được việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định.

- Lập biên bản và báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay:

+ Sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD cần lập biên bản hoặc báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình trưởng/phó phịng tín dụng có ý kiến.

+ Tại Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD phải có ý kiến rõ ràng về việc: Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng; Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với số tiền đã giải ngân; Tình hình tài sản; Các ý kiến đề xuất kiến nghị.

+ Trưởng/phó phịng tín dụng căn cứ Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay của CBTD để quyết định.

+ Trong phạm vi quyền hạn được Tổng giám đốc ủy quyền, căn cứ nội dung báo cáo của phịng tín dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ra các quyết định xử lý phù hợp.

- Ngân hàng cần kiểm tra, giám sát người vay vốn có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng, kịp thời đưa ra phương thức giải quyết đề phòng rủi ro

- Đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh tốn, q trình thanh tốn của khách hàng, cũng như chất lượng của tài sản thế chấp, cầm cố.

- Lập báo cáo theo quy định,.. đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. KH có thể chọn một trong hai phương thức sau: Tiền gốc và lãi bằng nhau tính theo dư nợ Trả góp bằng nhau, trong đó lãi được tính theo dư nợ giảm dần và tiền gốc được điều chỉnh để đáp ứng số tiền trả góp tương đương yêu cầu.

2.8. Thu nợ

KH có thể gửi u cầu thanh tốn trước khoản vay (thanh tốn tồn bộ hoặc trả trước một phần). Tùy thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng, Bên vay có thể trả nợ gốc cộng với bất kỳ khoản lãi và phí phát sinh nào (nếu có) bằng VND vào ngày yêu cầu. Bên cạnh đó, KH sẽ phải trả một khoản phí trả nợ trước hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể liên hệ với bất kỳ Chi nhánh / Văn phòng giao dịch nào của HSBC để được hỗ trợ hoặc đến số Hotline (84 28) 37247247 để được tư vấn.

42 | P a g e

- Nếu khách hàng thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi theo hợp đồng đã kí kết, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lí hợp đồng. Khách hàng sẽ nhận lại giấy tờ tài sản đảm bảo sau tối đa 5 ngày làm việc sau khi hoàn thành tất cả nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng HSBC.

- Ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn nợ nếu khách hàng chưa có khả năng thanh tốn khoản vay đúng hạn. Ngoài ra, Ngân hàng HSBC sẽ áp dụng lãi vay trả chậm hay quá hạn trên khoản tiền gốc đang quá hạn thanh tốn theo quy định tại Hợp Đồng Tín Dụng.

- Trường hợp khách hàng khơng đủ khả năng thanh tốn khoản vay, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ cho đến khi thu đủ nợ ngân hàng sẽ thanh lý hợp đồng.

- Tùy theo số ngày quá hạn thanh toán của Khoản Vay mà Ngân hàng HSBC sẽ phân loại thành các nhóm nợ tín dụng khác nhau và báo cáo về Trung Tâm Thơng Tin Tín Dụng (CIC).

43 | P a g e

PHẦN 2: SO SÁNH QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

A - SO SÁNH QUY TRÌNH TÍN DỤNG GIỮA AGRIBANK, EXIMBANK VÀ HSBC HSBC

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (1) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)