Phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện về mặt thẩm mỹ cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 40 - 42)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Sinh viên là chủ thể tiếp nhận tác động từ bên ngoài, đồng thời thể hiện sự tự thân phát triển, là nhân tố trực tiếp quyết định hiệu quả của việc định hướng giá trị thẩm mỹ. Vai trò của các tổ chức, các lực lượng giáo dục, tuyên truyền thẩm mỹ chỉ có ý nghĩa định hướng, tác động, còn hiệu quả thực sự cịn phụ thuộc trực tiếp có tính quyết định vào sự tiếp nhận một cách tự giác, tích cực của sinh viên. Trên cơ sở nhận thức rõ mục tiêu, yêu cầu khách quan quá trình đào tạo của nhà trường, mỗi sinh viên cần chuyển hóa thành nhu cầu bên trong theo những nguyên tắc, quy luật của cái đẹp và tự định hướng hành vi đẹp, tự thẩm định giá trị, tự vươn tới lý tưởng cao đẹp, tự hành động theo tiêu chí cái đẹp như một tất yếu.

Để phát huy sự nỗ lực, tích cực học tập, rèn luyện về mặt thẩm mỹ của sinh viên cần tập trung giải quyết một số nội dung, biện pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất chú trọng yếu tố thẩm mỹ trong xây dựng động cơ, mục đích học tập, rèn luyện của sinh viên.

Việc định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên chỉ đạt được hiệu quả khi sinh viên xác định được ngay từ đầu động cơ, mục đích học tập, rèn luyện. Để có được động cơ, mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn thì cần phải có tâm thế chuẩn bị ngay từ khi vào trường và luôn được củng cố trong quá trình học tập tại nhà trường.

Mỗi sinh viên cần phát huy được tính tích cực, tự giác đưa các giá trị thẩm mỹ vào trong quá tình học tập, rèn luyện và ý chí phấn đấu trở thành người có nhân cách

đẹp. Cùng với việc học tập và rèn luyện theo tiêu chí thẩm mỹ phải ln chú ý kết hợp tính khoa học và tính logic, khắc phục tính tiêu cực trong nhà trường cũng như bên ngoài xã hội. Chống chủ nghĩa cá nhân nhưng đồng thời cũng phải tôn trọng lợi ích cá nhân sao cho phù hợp, khơng trái lại với lợi ích tập thể. Xác định được mục đích học tập và rèn luyện đúng đắn, tư tưởng thẩm mỹ tiên tiến góp phần đưa việc định hướng giá trị thẩm mỹ đến sinh viên thuận lợi hơn.

Thứ hai là nâng cao khả năng chuyển biến những giá trị thẩm mỹ trở thành hành động thẩm mỹ của bản thân sinh viên.

Việc xác định động cơ, mục đích tự giáo dục thẩm mỹ của sinh viên chỉ là tiền đề, để đạt được hiệu quả cần phải thông qua các hoạt động thực tiễn. Nâng cao khả năng chuyển biến những giá trị thẩm mỹ trở thành hành động thẩm mỹ của bản thân sinh viên cần có sự tiếp thu trong q trình học tập, việc nắm chắc các tri thức lý luận, sự nghiêm túc rèn luyện, học hỏi, lĩnh hội những tri thức tiên tiến. Để có được những bước tiếp biến như thế trong giá trị thẩm mỹ cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

Chủ động đưa sinh viên tham gia tích cực các hoạt động văn hóa thẩm mỹ đa dạng, phong phú của nhà trường, đồng thời ln đặt ra những u cầu mang tính thẩm mỹ gắn liền với việc tạo ra môi trường thuận lợi để sinh viên rèn luyện văn hóa ứng xử, giao tiếp, biết tiếp thu và chọn lọc tri thức, phát triển văn hóa thẩm mỹ. Đặc biệt là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên phát huy hết khả năng, sở trường thẩm mỹ, các tri thức thẩm mỹ đã tiếp thu vào trong thực tiễn.

Thứ ba nâng cao năng lực tự điều chỉnh theo tiêu chí thẩm mỹ, qua đó phản biện, sáng tạo, làm giàu tri thức thẩm mỹ cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong quá trình học tập, rèn luyện.

Giá trị thẩm mỹ chỉ có giá trị khi được gắn với thực tiễn và thông qua thực tiễn để tự làm giàu tri thức. Để có được giá trị thẩm mỹ sinh thì sinh viên cần rèn luyện ngay cả trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Chính trong q trình đó đã phần nào thúc đẩy sự sáng tạo những giá trị thẩm mỹ mới, đồng thời áp dụng những giá trị thẩm mỹ đã được tiếp nhận vào thực tế, phản biện, phê phán những hành động phản giá trị, khơng có tính thẩm mỹ, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm qua

các hoạt động đó. Nâng cao năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên để họ có ý thức tự giác giáo dục, chuyển những yêu cầu giá trị, chuẩn mực thẩm mỹ vốn có khách quan của xã hội.

Bên cạnh việc bồi dưỡng và củng cố tri thức thẩm mỹ cần xây dựng cho sinh viên thói quen phê phán những hành vi không đẹp, vi phạm những quy định, chuẩn mực cái đẹp. Biện pháp cơ bản là đưa sinh viên vào các hoạt động dân chủ, phát huy được tính sáng tạo, ý thức xây dựng và thái độ tích cực phê bình và tự phê bình để họ thấy được cái hay, cái đẹp, nhận biết được cái xấu, cái thấp hèn, … để sinh viên tự bộc lộ chứng kiến của bản thân.

Cần tạo ra nhiều nguồn khác nhau để sinh viên tự lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng sáng tạo giá trị thẩm mỹ, tự làm giàu tri thức của mình trong q trình học tập, rèn luyện tại trường. Ngồi ra cần phải động viên và quan tâm đến sự rèn luyện, tu dưỡng của sinh viên, luôn định hướng và đưa ra mục tiêu đúng đắn phù hợp với đào tạo giáo dục thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)