nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ.
Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ đối với sinh viên chính là nâng cao trình độ nhận thức thẩm mỹ, xây dựng niềm tin, lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp, hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tạo nên nhu cầu thẩm mỹ chân chính, thúc đẩy ý chí khát vọng vươn tới lý tưởng cao đẹp. Qua đó mỗi sinh viên phải biết tạo ra cho mình cái đẹp và đưa nó vào trong việc học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành một cơng dân có ích cho xã hội.
Để phát huy tốt vai trò của chủ thể giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ đối với sinh viên, cần phải tập trung thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, phát huy vai trò của hệ thống lãnh đạo, quản lý của nhà trường về cơng tác văn hóa và nghệ thuật.
Trong nghị quyết Trung ương chín (Khóa XI) đã xác định: “Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và tồn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam” [6, tr.58]. Hệ thống lãnh đạo, quản lý ln có tính định hướng, tính mục đích và tính tổ chức cao theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã được đề ra. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong nhận thức về cơng tác văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ và triển khai tổ chức thực hiện. Nhiều chương trình chưa được quan tâm chỉ đạo, cũng như chưa có sự đầu tư và quyết liệt. Việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng cịn chậm, thiếu tính đồng ộ và thiếu tính khả thi. Cơng tác quản lý cịn chậm đổi mới, có lúc bị xem nhẹ, thậm chí cịn bng lỏng. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trong các lĩnh vực văn hóa chưa thực sự được quan tâm.
Để phát huy được tốt hơn vai trò của ban lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực văn hóa cần nghiên cứu, hồn thiện, bổ sung, tìm ra điều kiện thích hợp thúc đẩy sự phát triển về văn hóa thẩm mỹ. Bên cạnh đó cần cụ thể hóa các nghị quyết lãnh đạo của Đảng đưa ra phương hướng, kế hoạch phù hợp cho sự phát triển của lĩnh vực văn hóa cũng
như trong việc định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cần xây dựng nội dung, chương trình, thời gian các môn học một cách khoa học, hợp lý, cân đối phù hợp với đối tượng đào tạo, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên. Trong quá trình xây dựng nội dung bài học cần chú ý đến việc lồng ghép các giá trị thẩm mỹ trong đó để đưa các giá trị thẩm mỹ lại gần với sinh viên giúp họ nhìn nhận tốt hơn trong học tập và rèn luyện.
Các cấp ủy đảng, tổ chức trong Học viện thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các khoa trong nhà trường quan tâm thực hiện đầy đủ tốt nhất các yêu cầu nguyên tắc, tiêu chí thẩm mỹ trong mọi hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường. Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, các cơ quan trong nhà trường phát huy hết được vai trị của mình trong việc giáo dục, định hướng thẩm mỹ, điều chỉnh bằng dư luận thẩm mỹ để phát triển nhận thức thẩm mỹ cho sinh viên.
Thứ hai phát huy vai trò đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý học viện trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý sinh viên đóng vai trị là chủ thể tác động bên ngoài, song đó là q trình giáo dục có tính hướng đích theo chương trình đào tạo và được thực hiện trực tiếp bằng những biện pháp sư phạm thẩm mỹ.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học của nhà trường về định hướng thẩm mỹ cần tránh hết sức cách làm mang tính chất ngẫu hứng, chủ quan, ít có tác dụng căn bản đối với việc định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên. Công tác quản lý, rèn luyện cho sinh viên cần chú trọng quan tâm một cách đúng mức đến tổ chức các hoạt động thẩm mỹ đa dạng, phong phú cho sinh viên. Cần khắc phục ngay các biểu hiện xem nhẹ giáo dục định hướng giá trị thẩm mỹ hay một số giảng viên, cán bộ chưa làm tấm gương tốt cho sinh viên noi theo.
Để phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý sinh viên trong giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho sinh viên hiện nay, cần thực hiện một số vấn đề sau:
Đối với sinh viên có chương trình giảng dạy mơn Mỹ học Mác – Lênin cần coi trọng đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng giảng viên giảng dạy môn mỹ học và các mơn có liên quan đến việc định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên như đạo
đức học, … Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giảng viên giúp họ tiếp cận với những giá trị thẩm mỹ tiên tiến để đưa ra những nội dung giảng dạy phù hợp. Đối với sinh viên không được học các môn mỹ học Mác – Lênin, giáo viên cần chú ý tới việc lồng ghép các giá trị thẩm mỹ trong các môn học, trong các hoạt động giáo dục, đào tạo.
Vấn đề đưa tiêu chí thẩm mỹ vào trong các hoạt động của nhà trường là khâu trung tâm, quan trọng trong giáo dục, định hướng thẩm mỹ. Do vậy, phải đan xen giáo dục thẩm mỹ vào trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của sinh viên để giá trị thẩm mỹ thấm dần vào mỗi người. Đội ngũ giảng viên không chỉ là những người truyền đạt những vấn đề cơ bản của mơn mỹ học, mà cịn phải biết lựa chọn, định hướng những nội dung cốt lõi, những giá trị văn hóa thẩm mỹ tạo cơ sở cho việc tự định hướng để người học tự tiếp cận, lĩnh hội, tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm thẩm mỹ cần thiết, giúp họ phát triển về nhận định thẩm mỹ của mình.
Thứ ba đẩy mạnh giáo dục thẩm mỹ bằng biện pháp nêu gương.
Giáo dục thẩm mỹ bằng phương pháp nêu gương là phương pháp lấy nhân cách để tác động nhân cách. Trong quá trình học tập, việc lấy những tấm gương tiêu biểu về người tốt trong học tập, rèn luyện, ... để tác động vào sinh viên giúp cho họ phấn đấu học tập và noi theo… hồn tồn mang tính khả thi và có tác dụng rất trực tiếp. Việc phát huy, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt ở trong trường học có tác dụng động viên, tơn vinh kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, những tấm gương tiêu biểu có sức mạnh lan tỏa, tác động lớn đến ý thức thẩm mỹ cho sinh viên. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên cần phải chú trọng phát huy vai trò của phương pháp nêu gương.
Để thực hiện biện pháp này, cần nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng quán triệt sâu sắc tư tưởng về thi đua yêu nước Hồ Chí Minh để làm chuyển biến nhận thức về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của cơng tác thi đua, khen thưởng trong đào tạo. Cần thực hiện nghiêm túc, kiểm tra, tổng kết tất cả các phong trào thi đua, phát hiện, lựa chọn các tập thể, sinh viên có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để biểu
dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Nhân rộng các điển hình tiên tiến, những tấm gương mẫu mực về đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử, quan hệ tốt đẹp trong đội ngũ giáo viên, các cán bộ quản lý góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan tang cường quan tâm tạo điều kiện để các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt được tôn vinh, được tuyên truyền nêu gương, tạo dư luận thẩm mỹ tích cực và sự lan tỏa sâu rộng trong toàn nhà trường. Mỗi giáo viên, cán bộ cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở các trường.