song việc thực hiện nó cịn hạn chế
Việc đánh giá thực trạng phương thức giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho sinh viên hiện nay cùng với đánh giá về nội dung còn là đánh giá về sử dụng các phương thức giáo dục thẩm mỹ. Đó là việc khẳng định phương thức giáo dục, định hướng thẩm mỹ trong hệ thống chương trình giáo dục đào tạo có tuân thủ những tiêu chí, nguyên tắc thẩm mỹ hay khơng, có thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên hay khơng, có đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho sinh viên hay không.
Phương thức giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho sinh viên trong Học viện hiện nay là kết hợp giữa phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Cơng tác giáo dục định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định. Đầu tiên phải kể đến đó chính là việc đưa thẩm mỹ đan xen với các môn học tạo sự hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên tích cực học tập, rèn luyện. Bên cạnh đó việc giáo dục thẩm mỹ còn giúp sinh viên tự giác cải tạo môi trường sống xung quanh thêm xanh – sạch – đẹp. Ngồi ra cịn tạo cho sinh viên thói quen gioo tiếp, ứng xử đúng chuẩn mực, tránh lối
nói trống khơng, nói tục,… diễn ra bên trong và ngồi nhà trường. Xây dựng mối quan hệ thầy trò ngày càng gần gũi và thân thiết. Tuy nhiên còn bộc lộ một số hạn chế như:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ chưa thật sự hiệu quả. Nội dung thơng tin cịn nghèo nàn, tính định hướng tư tưởng, giá trị thẩm mỹ chưa cao. Hình thức, phương pháp tuyên truyền, định hướng, giáo dục thẩm mỹ còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn học viên vào các hoạt động thẩm mỹ, chưa kích thích được niềm say mê, tích cực tự học tập, tự rèn luyện của học viên. Như vậy, những yêu cầu đánh giá hiệu quả về mặt thẩm mỹ trong tất cả các hoạt động giáo dục đào tạo hầu hết chưa được coi trọng đúng mức.
Vai trò các phương tiện truyền thông đại chúng trong tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên như: truyền thanh, truyền hình, sách báo, điện ảnh, băng hình,... chưa phát huy hết tính năng, tác dụng, nên hiệu quả tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ cho học viên còn thấp. Những hạn chế về phương thức giáo dục, định hướng thẩm mỹ trên là do trong hệ thống chương trình giáo dục đào tạo chưa bám sát theo những tiêu chí, nguyên tắc thẩm mỹ nhất định và đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên. Thực trạng chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục thẩm mỹ của các chủ thể và tự giáo dục thẩm mỹ của sinh viên cho thấy còn bất cập trên một số mặt: nhận thức về vai trò giáo dục thẩm mỹ trong phát triển toàn diện nhân cách chưa đầy đủ; nội dung, chương trình giáo dục đào tạo trong Học viện hiện nay chưa tương xứng với mơ hình phát triển tồn diện nhân cách. Những bất cập, chưa tương xứng ấy đặt ra phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan của các chủ thể thơng qua đề cao vai trị và sự quan tâm của các tổ chức đến định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹ; nâng cao năng lực tổ chức hoạt động văn hoá nghệ thuật, năng lực giáo dục thẩm mỹ của các chủ thể để đáp ứng yêu cầu định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.