Nhóm giải pháp về môi trường

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 158 - 183)

5. Phương pháp nghiên cứu

4.2.4. Nhóm giải pháp về môi trường

Theo dự báo của các chuyên gia, hậu quả của biến đổi khí hậu là hết sức nghiêm trọng, nguy cơ hiện hữu tác động đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước nói chung và các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Đối với các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng, nhằm giảm thiểu, ứng phó và thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, trong ngắn hạn cần tăng cường các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên như: trồng thêm các loại cây phát triển ở vùng ven biển, rừng sú vẹt, rừng phòng hộ, tạo vành đai xanh bảo vệ các đô thị ven biển; xây dựng phương thức duy trì, bảo vệ sông, lưu vực sông, bảo vệ nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất; bảo vệ môi trường, cắt giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường. Ngay từ khi lập kế hoạch, các công trình xây dựng trong các khu kinh tế phải tính đến tác động của mực nước biển dâng. Các công trình xây dựng thuộc các khu công nghiệp, khu du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thủy lợi và các công trình hạ tầng khác đều phải có kế hoạch ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn của công trình trước bão, lụt và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục triển khai các chương trình nhằm tăng cường, bảo vệ và nâng cấp các đê biển quốc gia, đồng thời cũng đặc biệt chú ý đến phòng ngừa rủi ro mực nước biển dâng; xây dựng thêm nhiều công trình để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng xói lở đới bờ và đường ven biển; trồng mới, phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng chắn sóng bảo vệ các công trình đê biển đểứng phó với nước biển dâng...

Về dài hạn, hướng tới các phương án và kế hoạch phát triển bền vững các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng cần tập trung giải quyết một số biện pháp chủ yếu sau đây:

- Tăng cường đầu tư cho hệ thống cảnh báo sớm về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực bờ và ven biển;

- Đánh giá thực trạng, phân tích không gian và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án cơ sở hạ tầng cơ bản trong các khu kinh tế ven biển ;

- Đánh giá khả năng tổn thương đới bờ và đô thị ven biển đối với biến đổi khí hậu, đặc biệt liên quan đến các hiện tượng cực đoan;

- Xác định các cấu trúc và vật liệu trong xây dựng công trình và cơ sở hạ tầng nhưđê, kè, đường giao thông, bến cảng, hệ thống cống, cáp điện, viễn thông... của các khu kinh tế ven biển để có thể chống chịu lũ lụt, nước dâng, bão và gió bão;

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong khu kinh tế ven biển đầu tư vào các công nghệ ít carbon (tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải từ giao thông, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, xóa bỏ trợ cấp đối với năng lượng hóa thạch,…);

- Có chính sách hỗ trợ hợp lý với cộng đồng dân cư khu vực ven biển để tăng khả năng phục hồi khi bịảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Hệ quả về khía cạnh kinh tế quan trọng nhất do mực nước biển dâng có thể liên quan đến sự gia tăng ngập lụt và các thiệt hại do bão. Bên cạnh tác động trực tiếp do mực nước lũ tăng tương đương giá trị mực nước biển dâng, quá trình ngập hệ thống công trình nổi và ngầm sâu hơn và thường xuyên hơn dẫn đến đòi hỏi phải nâng cao công suất hệ thống bơm thoát nước tại những khu vực nguy hiểm. Vấn đề mấu chốt đối với chiến lược phát triển bền vững các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng cần dựa trên cơ sở quản lý rủi ro ngập lụt và các giải pháp liên quan xói lởđới bờ. Trên cơ sở đánh giá các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, đưa ra được lộ trình dài hạn giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường theo hướng bền vững.

Về vấn đề giảm phát thải khí nhà kính ở các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng, cần hướng đến các nguồn năng lượng tái tạo, phát triển mô hình sử dụng năng lượng hiệu quả, xây dựng chính sách phát triển carbon thấp cho các khu kinh tế ven biển gắn liền với lộ trình đổi mới công nghệ nhằm tích cực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới. Tập trung ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít năng lượng, tài nguyên, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn trên đơn vị tài nguyên được khai thác và thải ra lượng thải thấp nhất.

Bên cạnh đó, do sự phát triển các KKT ven biển, hoạt động xây dựng hạ tầng KKT (như san lấp mặt bằng, tôn nền, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng,...) cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như hệ sinh thái ven bờ. Trong khi đó, việc phát triển các KKT có mối quan hệ mật thiết với việc hình thành và phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Các KKT ven biển là động lực hình thành

trục kinh tế ven biển, phát triển các vùng đô thị ven biển. Chính vì vậy, việc thiết kế cơ sở hạ tầng phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường bên trong cũng như bên ngoài các KKT theo hướng thân thiện với môi trường, ưu tiên đầu tư các hạng mục xử lý nước thải, rác thải, chống bụi, chống ồn. Đối với các doanh nghiệp thứ cấp, phải bảo đảm các yêu cầu xử lý môi trường cục bộ mới cho phép hoạt động.

Bên cạnh đó,cần nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho Ban quản lý KKT cả về nhân lực và trang thiết bị để tạo điều kiện cho họ chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thêm vào đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KKT gắn với việc kiên quyết và dứt điểm xử lý vi phạm, đồng thời, xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Kết luận chương 4:

Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, cần phải cân nhắc đến tính bền vững trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch dài hạn phát triển các KKT ven biển. Nguyên tắc chủ đạo là chuyển hướng từ nền kinh tế Nâu (một nền kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên) sang nền kinh tế Xanh (nền kinh tế dựa vào hệ sinh thái, có mức phát thải thấp: ít chất thải, ít carbon; thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng công nghệ sạch hơn).

Về phát triển các KKT ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng, đây là vùng có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượt trội so với nhiều vùng kinh tế khác. Đó vừa là thế mạnh và cũng là cơ hội cho việc phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trong chương cuối cùng, tác giả đã đề xuất định hướng về mô hình quản lý và phương thức phát triển cũng như những định hướng xây dựng chính sách ưu đãi cho các KKTVB nói chung, từđó tác giảđề xuất 4 nhóm giải pháp: về thể chế, về kinh tế, về xã hội và về môi trường để phát triển các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Tác giả cho rằng, mặc dù Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượt trội, tuy nhiên, đó mới chỉ là các lợi thế tĩnh (hay lợi thế cấp thấp). Các lợi thế này chủ yếu dựa trên tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện sẵn

có để phát triển, do vậy giá trị gia tăng thấp, hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không cao.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế đất nước cũng đang được tái cơ cấu cả về vĩ mô và vi mô, về lâu dài, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng cần phải có bước chuyển căn bản, từ tận dụng lợi thế tĩnh sang khai thác lợi thế động (lợi thế so sánh cấp cao), đó là: lợi thế về vốn, công nghệ cao, nhân công lành nghề, cơ sở hạ tầng hiện đại. Phát huy lợi thế so sánh có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia nói chung và của vùng nói riêng. Khi lợi thế so sánh được sử dụng hiệu quả sẽ tận dụng được tiềm năng và thế mạnh của Vùng, góp phần nâng cao hiệu suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực để tạo ra của cải vật chất, từđó tiến tới lợi thế cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.

KT LUN

Phát triển bền vững là yêu cầu phát triển của thế giới ngày nay. Ở nước ta, trong những năm vừa qua, để khắc phục sự tụt hậu, nền kinh tế đã phát triển khá nhanh; nhưng thực tiễn cho thấy, phát triển nhanh phải luôn đi cùng với đặc biệt coi trọng tính bền vững. Phải đề cao yếu tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa mặt số lượng và mặt chất lượng của tăng trưởng, thực hiện mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển toàn diện con người; giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; phát triển trong giai đoạn này phải tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững giai đoạn sau.

Muốn phát triển bền vững, phải giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản trong quá trình phát triển. Trước hết, phải phát triển bền vững trong kinh tế theo yêu cầu luôn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, đi mạnh vào phát triển theo chiều sâu trên nền tảng tiến bộ khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức; từ đó tạo ra số lượng nhiều, tốc độ tăng trưởng nhanh.

Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, mở rộng cơ hội và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào quá trình

phát triển và hưởng thụ thành quả phát triển; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân, hạn chế và tiến tới thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo; phát triển mạnh văn hoá và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường trong từng hoạt động; coi môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm đất nước đứng vững và phát triển trong mọi tình huống.

Phải coi trọng đổi mới tư duy phát triển, tạo cơ chế và thể chế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững được thể hiện và thực hiện xuyên suốt trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển và mọi hoạt động trong cả nước, từng vùng và cơ sở, ở cả tầm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Trong thời gian tới, việc phát triển KKT có nhiều thuận lợi nhất định, đó là: xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ của nước ta với các nước khác đang diễn ra mạnh mẽ; các quốc gia phát triển và các tập đoàn kinh tế nước ngoài có nhu cầu chuyển dịch vốn, công nghệ, kỹ thuật cần tìm không gian, môi trường đầu tư thuận lợi, trong đó Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn, nhiều tiềm năng phát triển. Vì vậy, việc hình thành và từng bước hoàn thiện mô hình phát triển các KKT để tận dụng ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện về xã hội nhằm có những biện pháp đột phá trong cạnh tranh quốc tế và thu hút đầu tư, làm động lực phát triển cho đất nước nói chung và vùng lãnh thổ nói riêng là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển trong giai đoạn tới.

Qua nghiên cứu đề tài luận án “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển Vùng Đồng bằng sông Hồng”, tác giả đã cố gắng hoàn thành lĩnh vực nghiên cứu cũng như khoảng trống nghiên cứu trong những nội dung sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển các KKT ven biển theo hướng phát triển bền vững.

việc phát triển các KKT (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ), từđó rút ra một số bài học cho Việt Nam về phát triển các KKT theo hướng bền vững.

- Đề xuất một số tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKT ven biển vùng ĐBSH theo hai nhóm: (1) Tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa; và (ii) Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển các KKT ven biển cả nước và các KKT ven biển vùng ĐBSH trong thời gian qua, bao gồm những kết quả đạt được, những bất cập trong việc phát triển các KKT ven biển.

- Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKT ven biển vùng ĐBSH đã được đề xuất, thử nghiệm đánh giá các yêu tố bền vững/không bền vững của các KKT ven biển vùng ĐBSH.

- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KKT ven biển vùng ĐBSH theo hướng bền vững đểđáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.

Tuy nhiên, do phát triển bền vững là lĩnh vực mới mẻ ở nước ta, đặc biệt là phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng mới chỉ là vấn đề được đặt ra để hướng tới trong giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, việc thu thập tư liệu, số liệu cũng nhưđi sâu nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế nhất định. Những vấn đề còn bỏ ngỏ mà đề tài này chưa thực hiện được như sử dụng các công cụ định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các KKT ven biển đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường của vùng đồng bằng sông Hồng,… sẽ là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong thời gian tới.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình và hiệu quả của tập thể giáo viên hướng dẫn, sự giúp đỡ tích cực của tập thể cán bộ và giáo viên Khoa Môi trường và Đô thị và Bộ môn Kinh tế - Quản lý tài nguyên và Môi trường, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học cũng như các giáo sư, tiến sĩ của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

DANH MC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CU CA TÁC GI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUN ÁN

1. Đoàn Hải Yến (2014), Giảm khí nhà kính nhằm phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Chương trình hành động và vai trò của các trường đại học và các viện nghiên cứu", do Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng tổ chức với sự tài trợ của Chương trình

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 158 - 183)