Về vấn đề phát triển các khu kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 41 - 47)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Về vấn đề phát triển các khu kinh tế

Cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều quốc gia đã hình thành các loại hình KKT đặc biệt mở cửa với những cơ chế ưu đãi đặc biệt khác nhau nhằm phát huy tối đa các lợi thế so sánh tĩnh và tận dụng triệt để các lợi thế so sánh động đang mở ra do điều kiện hội nhập kinh tế.

Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng 3.000 KKT đặc biệt và KKT tự do đa dạng ở 135 quốc gia (Jin Wang, 2009) [110]. Các KKT này có vai trò như những bước đệm giữa nền kinh tế bảo hộ và nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế. Chúng là những công cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển, là cầu nối ngắn nhất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới, tăng phần giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu. Sự hoạt động của các KKT này cho phép thu hút và sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố về vốn, lao động, tài nguyên trong nước, đồng thời cung cấp những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, những kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp khác ngoài khu và trong vùng, tạo ra những cú hích cho sự phát triển nhanh của toàn nền kinh tế.

2.1.2.1. Khái niệm về khu kinh tế

Khu kinh tế (KKT) là tên gọi chung nhất nhưng ở mỗi quốc gia lại có thể gọi theo cách khác nhau.

Hiểu theo nghĩa rộng, KKT là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, có không gian kinh tế riêng biệt, được áp dụng những chính sách đặc biệt để thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài với những chế độ ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất.

1 Indicators of Sustainable Development - Principles and Practices. Division for Sustainable Development, United Nations Department of Economic and Social Affairs

(http://www.un.org/esa/sustdev/sdissues/energy/op/ised_DESA...)

Trong KKT có cả dân cư sinh sống, có các hoạt động về công nghiệp, nông nghiệp, lâm ngư nghiệp, tài chính, y tế, giáo dục, dịch vụ. KKT không quy hoạch tách rời khỏi phần nội địa bởi hàng rào che chắn, không được miễn hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu (trừ khu ngoại quan, cảng tự do, khu chế xuất). Sản phẩm của KKT vừa phục vụ xuất khẩu vừa phục vụ cho nhu cầu của thị trường nội địa. KKT là một đơn vị hành chính riêng thực hiện quản lý toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường…

Nói khái quát, KKT là tên gọi chung cho các khu vực đặc biệt được thành lập trong một quốc gia, được tổ chức theo hình thức cao nhất và đầy đủ như một xã hội thu nhỏ, là nơi thí điểm các thể chế mới nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt, là những cực tăng trưởng của các quốc gia.

Theo quan điểm quản lý thì các KKT còn là hình thức tổ chức theo hướng tập trung chuyên môn hóa, thể hiện những đặc trưng cơ bản của tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ.

Ở Việt Nam, theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, KKT là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Theo Nghị định trên, một KKT phải có diện tích tối thiểu là 10 nghìn hecta (100 km²), có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

2.1.2.2. Các loại hình khu kinh tế

Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại hình KKT khác nhau như: KKT đặc biệt, KKT tự do, KKT mở, KKT cửa khẩu, KKT ven biển…

- Khu kinh tếđặc biệt hay còn gọi là đặc khu kinh tế (SEZ - Special Economic Zone) là một khu vực địa lý nhất định được áp dụng các quy chếđặc biệt nhằm thu hút chủ yếu các nhà đầu tư nước ngoài, với những ưu đãi rất cao về thuế, về quyền kinh doanh, thể chế hành chính và kinh tế theo hướng tự do hóa có mức độ vượt trội so với thể chế trong nước và khu vực, cơ sở hạ tầng hiện đại, vị trí có nhiều lợi thế. Trong đặc KKT có thể có nhiều khu chức năng như khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan (khu bảo thuế), khu đô thị, khu hành chính và một số phân khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT. Điểm đặc biệt quan

có thể đề xuất, chuẩn y và thực thi những thể chế hành chính và kinh tế vượt trội so với khung thể chế chung.

- Khu kinh tế tự do (FEZ - Free Economic Zone) là tên gọi chung cho các KKT được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Việc thành lập các KKT tự do còn nhằm mục tiêu kích thích phát triển kinh tế tại một số địa phương kém phát triển hơn của quốc gia. Các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng để thu hút đầu tư vào KKT tự do gồm: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi (như miễn giảm thuế, ít quy chế nhất có thể, chính sách linh hoạt về lao động); cơ sở hạ tầng tiện lợi, điều kiện sống thật tốt cho những người làm việc trong KKT này (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi, giải trí đạt đẳng cấp quốc tế); vị trí địa lý chiến lược gắn với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, gần thị trường tiêu dùng lớn; cùng các hỗ trợ và ưu đãi khác.

- Khu kinh tế mở (OEZ - Open Economic Zone) là một loại KKT có mô hình tương tự với các khu công nghiệp nhưng khác ở mức độ mở cửa và ưu đãi cao hơn, các ngành kinh doanh đa dạng hơn, không chỉ sản xuất công nghiệp mà trong KKT mở thường có cả khu thương mại tự do (khu phi thuế quan), có các KKT dịch vụ.

- Khu kinh tế cửa khẩu (BEZ) là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực. Đồng thời, nó được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định3.

- Khu kinh tế biển hoặc ven biển: Thường được xây dựng ở những vị trí đắc địa ven bờ biển gắn với các cảng biển tốt, được hỗ trợ bằng các chính sách và biện pháp ưu đãi đặc biệt với kỳ vọng có thể thu hút đầu tư cao, tạo đột phá phát triển mạnh và có sức lan tỏa nhanh4.

2.1.2.3. Đặc điểm và vai trò của các khu kinh tế

Đặc đim ca các khu kinh tế:

3 Ở Việt Nam, theo Nghị định số 164/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, KCX, KKT, thì KKT cửa khẩu là KKT hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địabàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và

được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghịđịnh số 29/2008/NĐ-CP. 4 Theo Nghịđịnh số 164/2013/NĐ-CP, KKT ven biển là KKT hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghịđịnh số 29/2008/NĐ-CP.

+ Về không gian: KKT được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc biệt vềđiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế thuận lợi.

+ Về quy hoạch tổng thể: KKT được chia thành khu phi thuế quan và khu thuế quan, trong đó:

Khu phi thuế quan (khu bảo thuế) là khu có ranh giới địa lý xác định, được ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực xung quanh, không có dân cư sinh sống. Các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nhau được xem như là quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu thuế quan là khu vực còn lại của KKT, ngoài phạm vi của khu phi thuế quan. Trong khu thuế quan có khu hành chính, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch,… Hàng hóa ra vào khu thuế quan thuộc khu vực kinh tế phải tuân thủ quy định của pháp luật về mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu, nhưng được áp dụng những thủ tục hải quan thuận lợi, được tự do lưu thông giữa khu thuế quan và nội địa.

+ Về lĩnh vực đầu tư: KKT cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp từng KKT được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau.

- Đặc trưng của các KKT là phát triển kinh tếđộc lập dựa trên nguyên tắc điều tiết thị trường, dựa vào vốn đầu tư từ bên ngoài là chủ yếu, chú trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu, công nghiệp là ngành được ưu tiên, có các cơ chếưu đãi hơn so với các khu vực khác trong cùng một quốc gia.

Các nghiên cứu cho thấy các KKT thường mang những đặc trưng cơ bản sau đây:

+ Tính kết nối, lan tỏa: Thể hiện ở chỗ KKT tác động lên hoạt động kinh tế - xã hội ở quy mô tỉnh/thành phố hoặc trên những vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh. Việc hình thành và xây dựng KKT phải tùy thuộc vào các điều kiện địa lý có sẵn, vào hướng phát triển kinh tế của từng vùng, khu vực…

+ Tính đồng bộ, nội tại: Thể hiện ở chỗ phát triển KKT phải có quy hoạch, có sự liên kết đồng bộ, cân đối trong tổng thể hợp lý của địa phương và của vùng. KKT là hình thức tổ chức theo hướng tập trung chuyên môn hóa, thể hiện những đặc trưng cơ

bản của tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ. Sự thiếu đồng bộ có thể làm hạn chế tác động tích cực của KKT đối với địa phương và toàn vùng xung quanh.

+ Tính tiên phong, định hướng: KKT là nơi thí điểm các thể chế mới nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt, là những cực tăng trưởng của các quốc gia.

Vai trò của các khu kinh tế trong phát triển kinh tếđất nước:

Thực tế cho thấy, các KKT đã trở thành yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của các nền kinh tế, là những cửa mở lớn thu hút các nguồn lực bên ngoài và tạo ra những điểm tăng trưởng nổi bật có sức lan tỏa mạnh mẽ. KKT được thành lập nhằm mục tiêu chính là khơi dậy nguồn lực sản xuất tại chỗ và thu hút nguồn lực sản xuất từ bên ngoài. Nó là hạt nhân và là động lực phát triển kinh tế - xã hội ở quy mô vùng trong chiến lược phát triển quốc gia. Mục tiêu phát triển các KKT này là thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập ngoại tệ, phát triển xuất khẩu, nâng cấp công nghệ nội địa, chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ hiện đại, hỗ trợ các vùng chậm phát triển, thậm chí giúp khởi động toàn bộ nền kinh tế.

Sự phát triển của các KKT không chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế của riêng khu đó, mà có ý nghĩa to lớn hơn nhiều. Đó là lợi ích chung của cả nền kinh tếở góc độ tạo công ăn việc làm, thu hút các nguồn lực phát triển, mở rộng xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và tri thức quản lý, phát triển tổng hợp vùng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Bùi Tất Thắng, 2014) [54].

Trong tiến trình toàn cầu hóa, các KKT có vai trò như bước đệm giữa nền kinh tế bảo hộ và nền kinh tế thị trường tự do. Những ưu đãi và quyền tự chủ của các KKT phát triển và mở rộng theo hướng gia tăng mức độ tự do hóa, giảm sự quản lý của Nhà nước, tăng mức độ cạnh tranh và phát triển quan hệ kinh tế thị trường ngày càng cao ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Ở quy mô vùng, các KKT tạo ra hiệu ứng lan tỏa, do vậy việc phát triển có quy hoạch các KKT giúp cho sự phát triển đồng đều nền kinh tế theo vùng lãnh thổ, bởi chúng có thể phát huy các lợi thế so sánh ban đầu (lợi thế tĩnh) và được tăng cường thêm bằng các lợi thế về chính sách (lợi thếđộng) làm đòn bẩy cho khu vực được lựa chọn trở thành vùng có sức bật vượt trội.

2.1.2.4. Tiêu chí lựa chọn ban đầu để đề xuất hình thành khu kinh tế

- Về vị trí xây dựng KKT: phải được đặt ở vị trí thuận lợi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Vị trí địa chiến lược (gần cảng biển, cảng hàng không, ga tàu hỏa, gần thị trường tiêu dùng lớn) nhằm giảm tối đa các chi phí đầu tư và chi phí vận hành cho các doanh nghiệp;

+ Có cơ sở hạ tầng thuận lợi (như hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin, viễn thông,...);

+ Có điều kiện về nguồn nhân lực dồi dào;

+ Có điều kiện hạ tầng xã hội hấp dẫn các nhà đầu tư (như hệ thống khách sạn, siêu thị, các dịch vụ: giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ tài chính….);

+ Chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như xây dựng nhà xưởng thấp và có thểđược các địa phương hỗ trợ tạo điều kiện.

Những điều kiện trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy trì khả năng đó trong tương lai.

- Về quy mô KKT: Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, các KKT thường có không gian phát triển đủ lớn (khoảng trên 10.000 ha đến trên 20.000 ha), thậm chí có quy mô rất lớn, bao gồm cảđô thị và hình thành thành phố mở.

Đối với các KKT ven biển, do được thiết kế với kỳ vọng tương lai rất lớn về khả năng thu hút đầu tư cao, tạo đột phá phát triển mạnh và sức lan tỏa nhanh, nên các KKT này thường được xây dựng ở những vị trí đắc địa gắn với các cảng biển tốt. Bên cạnh đó, việc xây dựng các KKT ven biển thường được hỗ trợ bằng các chính sách và biện pháp ưu đãi đặc biệt. Ngoài việc phải thỏa mãn những điều kiện chung nêu trên, các KKT ven biển còn được thiết kế phát triển dựa trên những lợi thế và chức năng đặc thù, cụ thể là:

+ Có đặc thù kết cấu ngành gắn với các cảng biển;

+ Hoạt động công nghiệp không gây xung đột với môi trường và hài hòa với sự phát triển của các ngành khác, như vận tải biển, du lịch biển, logistics,...

+ Có hậu phương phát triển là đất liền đủ lớn;

+ Gắn với đô thị cảng biển hiện đại với thể chế phát triển đặc thù của một KKT - đô thị - cảng biển hiện đại.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 41 - 47)