Nhóm giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 148 - 156)

5. Phương pháp nghiên cứu

4.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế

4.2.2.1. Về xây dựng và thực hiện quy hoạch khu kinh tế

Khái niệm quy hoạch về KKT được đề cập ởđây bao gồm cả quy hoạch tổng thể phát triển các KKT Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng của từng KKT, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong một KKT. Hiện nay, công tác xây dựng quy hoạch về KKT của chúng ta cũng còn nhiều điều bất cập. Dường như quy hoạch tổng thể phát triển các KKT của chúng ta vẫn còn mang dáng dấp của một bản tổng hợp đầy tính chất nể nang đối với các đề

xuất, kiến nghị của địa phương; mà trong không ít trường hợp, những đề xuất đó lại xuất phát từ tâm lý “trăm hoa đua nở”, “anh có cảng biển, sân bay, thì sao tôi lại không có”... Nhiều đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng của các KKT khác nhau lại rất giống nhau, gây nên cảm giác rằng một số KKT trong cùng một vùng kinh tế được định hướng phát triển tương tự như nhau, nhạt nhòa, thiếu bản sắc, không khai thác được đặc thù riêng có, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, dẫn đến sự cạnh tranh hạn chế lẫn nhau giữa các KKT, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của từng KKT nói riêng và của các KKT trong vùng nói chung.

Việc thực hiện quy hoạch về KKT của chúng ta cũng có nhiều hạn chế. Việc xây dựng và phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển các KKT ven biển của Việt Nam là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc các địa phương đồng loạt đề xuất thành lập quá nhiều KKT (đã được quy hoạch) gần như trong cùng một thời điểm trong khi khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng các KKT lại rất hạn chế khiến cho việc đầu tư phát triển tư hạ tầng các KKT gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ, dàn trải, làm chậm việc phát huy hiệu quả của các KKT.

Việc điều chỉnh quy hoạch về KKT của chúng ta cũng quá dễ dãi. Do thiếu vắng một tầm nhìn dài hạn nên nhiều quy hoạch chung xây dựng của các KKT vừa mới được phê duyệt đã phải điều chỉnh. Có những trường hợp mà lý do thật sự dẫn đến điều chỉnh quy hoạch KKT là vì “chiều nhà đầu tư”, “chiều địa phương”.

Thực tiễn nói trên cho thấy sự cần thiết phải sớm xây dựng một quy trình chặt chẽ, khoa học về lập và điều chỉnh quy hoạch về KKT, quy định chế tài nghiêm khắc để ràng buộc việc tuân thủ quy hoạch, đưa ra những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về KKT ở trung ương và địa phương đối với công tác xây dựng và triển khai quy hoạch về KKT.

Xem xét điều chỉnh quy hoạch phát triển KKT cả nước đến năm 2020 theo hướng tập trung phát triển một số các KKT có tiềm năng, lợi thế để sớm phát huy hiệu quả, từ đó kích thích các KKT khác phát triển trong giai đoạn sau. Rà soát, đánh giá toàn diện hoạt động của các KKT đã thành lập và có phương án xử lý các KKT không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.

4.2.2.2. Về liên kết trong phát triển các khu kinh tế ►Về liên kết vùng trong phát triển khu kinh tế:

Liên kết phát triển kinh tế vùng sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát huy cộng hưởng những lợi thế cơ bản của từng địa phương trong vùng, tạo khả năng huy động cao hơn và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực cân đối về tài chính, về nhân lực,... theo các chương trình phát triển, các dự án đầu tư và các giải pháp tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn vùng và thậm chí cả liên vùng.

Liên kết trong tăng trưởng và phát triển bền vững là liên kết các ngành kinh tế mang tính hợp tác bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư,... nhằm mục đích tăng cường sức hút đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng. Phương thức liên kết rất đa dạng, đó có thể là tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh là các vệ tinh hoặc cũng có thể là một thành phẩm được đưa qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm đó. Mục tiêu của liên kết trong tăng trưởng và phát triển bền vững là tạo ra mối quan hệ ổn định thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết.

Nhưđã phân tích ở chương 3, trong quá trình phát triển các vùng kinh tế nổi lên nhiều vấn đề bất cập do thiếu một quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ cho cả vùng, thiếu cơ chế phối hợp phát triển giữa các địa phương trong vùng. Điều đó dẫn tới việc chưa tạo được sự liên kết toàn vùng trong thu hút đầu tư phát triển KKT, xuất hiện sự cạnh tranh, hạn chế lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút đầu tư, đầu tư trùng lặp, kém hiệu quả. Có giai đoạn các KKT được hình thành quá nhanh, quá nhiều, làm giảm khả năng thu hút đầu tư của từng KKT.

Từng địa phương đều có quy hoạch về KKT nhưng lại không có quy hoạch chung của vùng hoặc không phối hợp với nhau về hướng quy hoạch; mỗi địa phương tự phát triển theo cách của mình. Do không có sự liên kết trong quy hoạch, không có sự phối hợp để phân bổ quy hoạch ngành nghề thu hút đầu tư vào KKT dẫn đến các KKT của các địa phương trong vùng đều na ná giống nhau, làm giảm sức hút của từng KKT, ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Trong các kế hoạch trung hạn và dài hạn cấp địa phương cũng như

cấp bộ ngành và quốc gia rất ít đề cập đến các vấn đề liên kết phát triển, nhất là liên kết vùng và các địa phương liền kề nhau trong thực tiễn phân cấp đầu tư.

Chính vì vậy, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KKT theo hướng bảo đảm tính liên kết vùng trong phát triển. Trong trường hợp này, để vừa phát huy lợi thế nội tại của mình, vừa đảm bảo tính liên kết và lan toả trong vùng ĐBSH, Quảng Ninh có thể xây dựng ba cụm liên kết (gồm khai khoáng, du lịch và dịch vụ cảng biển) trong liên kết chặt chẽ với Hải Phòng - địa phương có lợi thế tuyệt đối về dịch vụ cảng và vận tải biển… Trong đó, gắn với quy hoạch phát triển của Hải Phòng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hai hành lang kinh tế (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), KKT Đình Vũ - Cát Hải cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ với KKT Vân Đồn. Trước mắt, KKT Đình Vũ - Cát Hải tập trung phát triển hệ thống cảng biển hiện đại, khu thuế quan, khu phi thuế quan, hệ thống kho tàng, các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp,... Trong khi đó, KKT Vân Đồn sẽ được xây dựng thành đặc khu kinh tế với mục tiêu trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, đầu mối giao thương quốc tế, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và toàn vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế; ưu tiên phát triển kinh tế biển (hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản), góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư. Trong những năm tới, ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu, có tính khả thi cao như: phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ liên tỉnh; hạ tầng và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nhân lực phục vụ phát triển du lịch; phân công, chuyên môn hóa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư v.v… nhằm tạo lập không gian kinh tế thống nhất toàn vùng Đồng bằng sông Hồng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

► Về liên kết ngành trong khu kinh tế:

Hiện nay, việc phát triển KKT theo hướng liên kết ngành (clustering) đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng (Porter, M., 2006). Về hình thức, trong mô hình clusters thì doanh nghiệp công nghiệp vẫn là trọng tâm, nhưng về bản chất clusters là sự liên kết đầu vào - đầu ra với sự hỗ trợ của các trung tâm nghiên cứu và phát triển và các trung tâm dịch vụ công nghiệp. Ưu thế của mô hình này là tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao đóng góp của clusters vào phát triển vùng.

Để các KKT của Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới, cần nghiên cứu thí điểm xây dựng một số KKT theo một mô hình mới phù hợp với quy luật phát triển của thế giới - mô hình clusters. Trong thực tiễn vùng Đồng bằng sông Hồng, cần chú ý đến cơ cấu ngành trong thu hút đầu tư vào KKT để tạo ra sự liên kết ngành trong các lĩnh vực công nghệ cao, tạo hiệu quả phát triển. Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt (đường cao tốc, cảng biển, sân bay, đường ven biển, cung cấp điện, nước, xử lý chất thải...). Đổi mới mạnh mẽ cơ cấu ngành nghề, lấy kinh tế hàng hải, du lịch, công nghiệp luyện thép và cơ khí chế tạo, sản xuất điện... làm những mũi nhọn để gia tốc nền kinh tế một cách bền vững. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn liền thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu (đường ven biển, cấp nước, nhà ở, đường cao tốc, cảng biển, sân bay quốc tế...).

4.2.2.3. Về các chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế ● Vềưu đãi đầu tư bị bãi bỏ theo các cam kết quốc tế:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Đầu tư, trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây: được tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; được trừ vào thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.

Theo công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03/3/2009 của Bộ Tài chính cũng đã hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn các phương án để tiếp tục được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đã bước đầu giải quyết vấn đề bảo đảm ưu đãi đầu tư. Tuy

nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề này, cần xác định cụ thể tiêu chí “thời gian ưu đãi thuế còn lại”.

● Về danh mục lĩnh vực đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư:

Hiện nay, đang tồn tại nhiều danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư dẫn đến sự chồng chéo, bất cập trong quá trình thực hiện, giảm hiệu quả của chính sách ưu đãi đầu tư. Một mặt, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, mặt khác gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng chính sách.

Đối với các dự án trong KKT, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP đều quy định KCN thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi như địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay các dự án đầu tư vào KCN không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như ưu đãi về thuế nhập khẩu. Điều này dẫn đến việc chính sách thuế không thống nhất với định hướng đưa các dự án vào các KCN, cụm công nghiệp, gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác, gây khó khăn cho địa phương và các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN trong việc thu hút đầu tư.

Vì vậy, đề xuất ban hành nghị định riêng về danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tưđể áp dụng chung cho các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, trong đó có các ưu đãi về thuế.

● Các ưu đãi về thuế:

Theo quy định hiện hành, chỉ có một số lĩnh vực được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất (10% trong thời hạn 15 năm). Điều này dẫn đến một số vấn đề bất cập, cụ thể là:

- Các lĩnh vực được hưởng ưu đãi chưa bao quát hết những lĩnh vực cần khuyến khích (như công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp, phát triển nông nghiệp và nông thôn...);

- Các mức ưu đãi hiện hành chưa quy định cụ thể chi tiết tiêu chí, điều kiện để được hưởng ưu đãi (VD: quy mô sản phẩm, công nghệ áp dụng), dẫn đến việc chính sách ưu đãi chưa đến được các lĩnh vực thực sự cần khuyến khích;

- Lĩnh vực quy định được hưởng ưu đãi đầu tư không phân theo ngành kinh tế quốc dân, trong khi các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư lại phân theo ngành kinh tế quốc dân dẫn đến việc khó áp dụng trong thực tế.

Do vậy, đề xuất là chính sách ưu đãi đầu tư phải phù hợp với định hướng thu hút đầu tư, đi đôi với lĩnh vực ngành nghề, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể.

● Các ưu đãi vềđất đai:

Bên cạnh những ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp trong các KKT, Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội KKT. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý doanh nghiệp sử dụng đất vẫn còn hết sức lỏng lẻo. Một số doanh nghiệp, cả trong nước và doanh nghiệp FDI, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, lãng phí đất đai vẫn xảy ra nhiều và khó quản lý. Một số nhà đầu tư tại các KKT ven biển bỏ hoang đất nhiều năm không tiến hành đầu tư mà vẫn không bị ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, vì doanh nghiệp đã được hưởng lợi từưu đãi thuế hoặc có hành vi chuyển giá để trốn thuế. Điều này gây thất thu cho ngân sách, chưa nói tới hậu quả lâu dài của tình trạng lãng phí đất đai và các nguồn lực khác.

● Vềđối tượng hưởng ưu đãi đầu tư:

- Đối với đầu tư mới: Theo quy định của Luật Đầu tư, đối tượng được hưởng ưu đãi là “Dự án đầu tư”, trong khi đó theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), đối tượng là “cơ sở mới thành lập từ dự án đầu tư”. Như vậy, dự án đầu tư mới của doanh nghiệp đã thành lập là đối tượng hưởng ưu đãi theo Luật Đầu tư, nhưng không là đối tượng hưởng ưu đãi theo Luật Thuế TNDN.

Vì vậy, đề xuất quy định thống nhất đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư giữa hai luật theo phương án của Luật Đầu tư để khuyến khích hoạt động đầu tư của cả doanh nghiệp mới thành lập cũng như đã thành lập. Việc áp dụng thuế TNDN theo từng dự án là hợp lý vì sẽ xác định rõ ràng thuế suất theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 148 - 156)