5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Về vấn đề phát triển bền vững
2.1.1.1. Khái niệm
Vào năm 1980 của thế kỷ XX, lần đầu tiên thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN công bố) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Đến năm 1987, khái niệm này được phổ biến rộng rãi nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) [119] của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED. Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thểđáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." ("Sustainable development as development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs").
Luận thuyết này cho rằng phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính là kinh tế - xã hội - môi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã xác nhận lại khái niệm này và gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái. Trong Hội nghị này, một đại biểu đến từ châu Phi đã phát biểu một thông điệp ngắn gọn mà hết sức ý nghĩa, đó là:
Phát triển bền vững: Đủ - cho tất cả - mãi mãi (Sustainable Development: Enough – for all – forever).
Hình 2.1. Thông điệp về phát triển bền vững trong Hội nghị Rio+10 (2002)
Sau báo cáo Brundtland, các nhà kinh tế học đã tập trung nghiên cứu nhiều về vấn đề phát triển bền vững. Barbier và Markandya (1990) đã tổng hợp các lý thuyết và chia các định nghĩa thành hai nhóm:
- Một là, định nghĩa rộng, theo đó sự bền vững liên quan đến ba khía cạnh là kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội.
+ Phát triển bền vững về mặt kinh tế: Là đạt được sự tăng trưởng ổn định và cơ cấu hợp lý, đáp ứng và nâng cao đời sống nhân dân; tránh được sự đình trệ, suy thoái trong tương lai và tránh được nợ nần cho thế hệ mai sau.
+ Phát triển bền vững về mặt xã hội: Nhằm đạt được tiến bộ và công bằng xã hội đảm bảo chất lượng cuộc sống, mọi người đều có cơ hội học hành, có việc làm, giảm đói nghèo và xóa bỏ khoảng cách giữa các tầng lớp của xã hội; bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân; duy trì và phát triển được tính đa năng và bản sắc văn hoá của dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh vềđời sống vật chất tinh thần cho người dân.
+ Phát triển bền vững về môi trường: Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và xã hội.
- Hai là, định nghĩa hẹp, theo đó phát triển bền vững về môi trường có nghĩa là khai thác một cách tối ưu tài nguyên thiên nhiên theo thời gian. Ở đây, cần phải hiểu
tài nguyên thiên nhiên là một loại vốn (natural capital) và có hai vai trò cơ bản đối với các hoạt động kinh tế, đó là: cung cấp nguyên vật liệu và hấp thu chất thải; còn vai trò hỗ trợ sự sống không được xem xét ởđây.
Xét một cách riêng rẽ các trụ cột của phát triển bền vững không có gì phức tạp, nhưng tính phức tạp ở đây được thể hiện ở chỗ các trụ cột của phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau. Sự phát triển của trụ cột này sẽảnh hưởng tiêu cực đến trụ cột kia và như vậy sẽ phá vỡ tính hài hoà giữa chúng.
Điều đó được thể hiện qua Mô hình phát triển bền vững của Jacobs & Sadler (1990) và Bob Doppelt & Peter Senge (2009). Theo mô hình này, phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của trái đất); Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm); Hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội).
Hình 2.2. Jacobs & Sadler, Hình 2.3. Bob Doppelt & Peter Senge, Mô hình 3 vòng tròn giao thoa Mô hình 3 vòng tròn phụ thuộc nhau
Cách tiếp cận theo hướng tổng hòa các yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội là cách tiếp cận hiện đại. Nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia khi đề cập đến phát triển bền vững hầu hết đều sử dụng cách tiếp cận này. Họ cho rằng sự phát triển bền vững là việc khai thác và sử dụng các nguồn vốn (hay nguồn lực) của cộng đồng dưới các hình thức của nó: tự nhiên, con người, văn hóa, xã hội để đảm bảo ở mức độ cao nhất cho phép các thế hệ hiện tại và tương lai có thểđạt được mức độ an toàn cao về kinh tế và đạt tới sự dân chủ, đồng thời vẫn duy trì được tính nguyên vẹn của các hệ sinh thái mà toàn bộ cuộc sống và nền sản xuất của cộng đồng phụ thuộc vào.
Tóm lại, mặc dù đã có những đóng góp nhất định, nhưng quan điểm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland mới chỉ dừng ở cấp độ lý thuyết. Để chuyển hoá khái niệm phát triển bền vững từ cấp độ lý thuyết sang áp dụng vào thực tiễn, khái
niệm cần được làm sáng tỏ sau đó áp dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
2.1.1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
Phát triển bền vững theo các quan điểm từ trước đến nay là một sự phát triển cân đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường, không được xem nhẹ cực nào. Trong đó:
+ Bền vững về kinh tế: Tính bền vững về kinh tế có thể được thể hiện qua các chỉ tiêu về phát triển kinh tế quen thuộc như: Tổng sản phẩm trong nước (GDP); Tổng sản phẩm quốc gia (GNP); Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GDP/người); Tăng trưởng của GDP; Cơ cấu của GDP.
+ Bền vững về xã hội: Tính bền vững về phát triển xã hội của các quốc gia cũng thường được đánh giá qua một sốđộ đo như: Chỉ số phát triển con người (HDI); Hệ số bình đẳng thu nhập; các chỉ tiêu khác về giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hóa…
+ Bền vững về môi trường: Môi trường bền vững là môi trường luôn làm tròn được ba chức năng: Tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; Cung cấp cho con người các tài nguyên kể cả vật liệu, năng lượng và thông tin cần thiết để sống và sản xuất; Chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất và giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cũng cần phải đề cập đến các yếu tố khác như: Chất lượng yếu tố môi trường sau sử dụng lượng khôi phục, tái tạo; Lượng chuẩn quy định; Lượng sử dụng tài nguyên phế thải, khả năng tái sử dụng, tái chế, xử lý…
2.1.1.3. Khảo cứu một số bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam
+ Bộ tiêu chí Phát triển bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Indexes) [125]. Đây là bộ tiêu chí đầu tiên trên thế giới được công bố vào năm 1999 nhằm đánh giá thành tích trên ba chiều cạnh của phát triển bền vững là kinh tế, môi trường và xã hội của các doanh nghiệp lớn (Xem phụ lục 2).
+ Bộ tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI). Tuy giống như bộ tiêu chí Dow Jones, nhưng cho đến nay bộ tiêu chí do GRI thiết lập vào năm 2002 được xem là bộ tiêu chí đầy đủ và rõ ràng nhất mặc dù nó vẫn xoay quanh ba trụ cột của phát triển bền vững. Các chiều cạnh của PTBV trong hệ thống chỉ tiêu này bao gồm: Kinh tế - Môi trường - Lao động - Quyền con người - Xã
+ Bộ tiêu chí của Liên Hợp Quốc1 [125]: Bộ tiêu chí này do Vụ Các vấn đề kinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc đề xuất. Tuy nhiên, ngoài 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường, bộ tiêu chí này đã đề cập thêm lĩnh vực thể chế với 2 khía cạnh: khung khổ thể chế có 2 chỉ tiêu và năng lực thể chế có 4 chỉ tiêu (xem Phụ lục 3).
+ Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013- 2020 của Việt Nam2 bao gồm 28 chỉ tiêu chung và 15 chỉ tiêu đặc thù vùng. Về cơ bản, bộ chỉ tiêu này có một số chỉ tiêu tương đồng với Bộ chỉ tiêu của Liên Hợp Quốc (xem Phụ lục 4).