Về nội hàm phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Về nội hàm phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển

Hiện tại, chưa có tổ chức nào hoặc nghiên cứu nào đưa ra khái niệm riêng về phát triển bền vững các KKTVB. Tuy nhiên, trên cơ sở khái niệm và tiêu chí chung đánh giá phát triển bền vững, tác giả cho rằng có thể luận giải một cách cơ bản nhất về nội dung phát triển bền vững các KKTVB. Đó là:

Phát triển bền vững các KKTVB là sự phát triển đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ

giữa bền vững về kinh tế với bền vững về xã hội và bền vững về môi trường trong nội tại các KKTVB và có tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển bền vững của địa phương, của vùng và của quốc gia.

Quá trình phát triển bền vững các KKT cũng dựa trên thành quả của ba thành tố căn bản của tính bền vững: bền vững kinh tế, bền vững xã hội, bền vững môi trường. Tuy nhiên, theo các mô hình tăng trưởng nội sinh thì chính sách của Nhà nước có tác động đến tăng trưởng dài hạn, do vậy, đối với sự phát triển các KKT thì các cơ chế và chính sách phù hợp đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của KKT. Chính vì vậy, bền vững thể chế là thành tố thứ tư mà tác giả muốn đưa vào khung phân tích của đề tài này, với mục đích liên quan đến các khung khổ pháp lý, năng lực quản lý và thực thi các quy định về sử dụng nguồn lực của các cơ quan hữu quan cũng như tổ chức thực hiện các mô hình KKT phù hợp sao cho khả thi và hiệu quả trong dài hạn. Thành tố này được xem như là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của 3 thành tố bền vững trên.

Bảng 2.1. Ma trận phân tích về phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển Lĩnh vực Tiêu chí Nhóm chỉ tiêu Giải thích

Kinh tế Xã hội Môi trường Thể chế

Nguồn: Theo Indicators of Sustainable Development - Principles and Practices (http://www.un.org/esa/sustdev/sdissues/energy/op/ised_DESA...) [113]

2.2.3. Mt s tiêu chí để xác định các khu kinh tế ven bin có tim năng và li thế vượt tri Vit Nam

Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn ban đầu để đề xuất hình thành các khu kinh tế (đã đề cập ở trên) và tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam trong thời gian qua, cần phải xác định một số tiêu chí cơ bản đối với các khu kinh tế có điều kiện về tiềm năng và lợi thế vượt trội ở Việt Nam [11] sau:

(i) Là KKT ven biển hoặc một phần của KKT ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Ở Việt Nam, các KKT ven biển cũng đã được nghiên cứu lựa chọn một cách kỹ lưỡng và có quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó nhấn mạnh phương hướng phát triển của một số

KKT ven biển là trở thành cửa mở hướng ra biển, phát triển theo hướng hội nhập kinh tế với khu vực.

Thực tế quá trình phát triển các KKT trong hơn một thập kỷ qua cho thấy, các KKT ven biển đã đạt được một số kết quả nhất định, một số công trình hạ tầng cơ bản đã được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đặc biệt là, các KKT ven biển đã thu hút được một số dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển ngành, lĩnh vực. Điều này chứng tỏ KKT ven biển là khu vực có khả năng tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đây là những điều kiện tiền đề sẵn có và thuận lợi cho sự phát triển đặc khu hành chính - kinh tế.

Với những điều kiện thuận lợi nêu trên, việc xây dựng tiêu chí này là nhằm tiết kiệm các yếu tố thời gian và nguồn lực trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn địa điểm xây dựng đặc khu hành chính - kinh tế, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả các KKT đã được thành lập. Thực tế cho thấy, hầu hết các đặc khu kinh tế trên thế giới phát triển thành công là tập trung ở các khu vực ven biển, có nhiều tiềm năng.

(ii) Thuộc khu vực có không gian tương đối độc lập và cách biệt với phần lãnh thổ bên ngoài, có ranh giới địa lý xác định. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm thuận lợi và có khả năng kiểm soát việc áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi có tính cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là các cơ chế, chính sách về thuế, hải quan, ưu đãi đầu tư, phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực,.. và việc áp dụng mô hình quản lý hiện đại. Điều này giúp đo lường và đánh giá được tính hiệu quả và sức lan tỏa của cơ chế, chính sách và mô hình động lực mới tại một khu vực nhất định trước khi chính thức áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Tiêu chí này là phù hợp với đặc điểm chung của các khu kinh tếđặc biệt trên thế giới.

(iii) Có quy mô diện tích từ 40.000 ha trở lên (kể cả mặt đất và mặt nước), thuộc khu vực có lợi thế so sánh vềđiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý trong giao thương hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế, đồng thời có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, môi trường hoang sơ và trong lành để có thể dễ dàng quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, cảng biển, công nghiệp, đô thị hiện đại và mang đẳng cấp quốc tế. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm quy mô phát triển và tính tương hỗ trong quá trình phát triển của các ngành, lĩnh vực trong phạm vi đặc khu hành chính - kinh tế với tầm nhìn dài hạn để phát triển các khu kinh tế này thành những đô thị văn minh, hiện đại.

(iv) Nằm trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm thuận lợi cho việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền và bộ máy quản lý phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đặc khu hành chính - kinh tế. Đây là tiêu chí mang tính đặc thù với thực tế phát triển của nước ta nhằm hướng tới việc xây dựng một bộ máy chính quyền theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, thực hiện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và điều hành các mặt hoạt động của đặc khu, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.

(v) Nằm trên các trục hành lang kinh tế liên khu vực và quốc tế. Tiêu chí này được xây dựng nhằm khai thác tối đa các thị trường và lợi thế so sánh quốc gia và quốc tế. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư và sự thành công của các đặc KKT trên thế giới.

(vi) Nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhanh, lâu dài và bền vững của đặc khu hành chính – kinh tế do trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cần phải có sự hậu thuẫn to lớn của vùng trên các mặt như: nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn đầu tư, giao thương hàng hóa và dịch vụ, thị trường.

(vii) Có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng, khả năng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực dựa trên lợi thế so sánh vượt trội nhằm tạo ra đặc khu hành chính – kinh tế chuyên biệt, được phát triển xoay quanh những ngành, lĩnh vực then chốt và tạo tác động lan tỏa cho phát triển các ngành, lĩnh vực khác.

(viii)Có khả năng phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược (về giao thông, điện, nước, viễn thông và các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí) và khả năng kết nối giao thông khu vực và quốc tế thuận lợi cả về đường bộ, đường biển, đường không. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm khả năng phát triển kinh tế hướng ngoại, tự do và có độ mở cao.

(ix) Có khả năng phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách quốc tếvềđường bộ, đường biển và đường hàng không. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm khả năng liên kết liên khu vực quốc tế và bảo đảm tính mở của đặc khu kinh tế.

(x) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư mang tính động lực và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành và lĩnh vực với quy mô tổng mức vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKT ven biển. Tiêu chí này được xây dựng

Bng 2.2. Đánh giá v mc độ đáp ng các tiêu chí ca các khu kinh tế Vit Nam hin nay T T KKT Địa phương Diệ(ha)n tích Diện tích đất để phát triển kinh doanh (ha) Quy mô dân số đến 2020 (người) Các tiêu chí Tổng số tiêu chí đáp ứng Quy mô diện tích trên 40 nghìn ha V trí Kh năng phát trin Là KKT hoặc một phần của KKT Khôn g gian tương đối riêng biệt Nằm trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện Nằm trên trục hành lang kinh tế trên bộ, trên biển Thuộ c vùng kinh tế trọng điểm Mục tiêu phát triển rõ ràng, xác định lĩnh vực then chốt Phát triển công trình hạ tầng chiến lược, kết nối giao thông Trung tâm trung chuyển quốc tế Khả năng thu hút dự án quy mô lớn (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 Vân Đồn Quảng Ninh 217.133 6.800 80.000 x x x x x x x x x 9/10 2 Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 22.540 7.894 210.000 x x x x x x 6/10 3 Nghi Sơn* Thanh Hóa 106.000 4.725 160.000 x x x x x 5/10 4 Đông Nam Nghệ An* Nghệ An 19.576 4867 230.000 x x x 3/10

5 Vũng Áng Hà Tĩnh 22.781 5.178 99.000 x x x x 4/10

6 Hòn La Quảng Bình 10.000 1.622 58.000 x x x 3/10

7 Chân Mây - Lăng Cô ThHuừa Thiên -

ế 27.108 5.965 90.000 x x x x x 5/10

8 Chu Lai Quảng Nam 27.040 4.142 215.000 x x x x x 5/10

9 Dung Quất Quảng Ngãi 45.332 10.844 482.000 x x x x x x 6/10 10 Nhơn Hội Bình Định 12.000 3.525 150.000 x x x x x 5/10

11 Nam Phú Yên Phú Yên 20.730 4.212 145.000 x x x x 4/10

12 Vân Phong Khánh Hòa 150.000 2.050 400.000 x x x x x x x x 8/10 13 Phú Quốc Kiên Giang 56.100 5.263 500.000 x x x x x x x x x x 10/10

14 Định An Trà Vinh 39.020 5.905 206.000 x x x 3/10

15 Năm Căn Cà Mau 11.000 2.569 60.000 x x x 3/10

16 Đông Nam** Quảng Trị 23.972 - - x x x x x 5/10

Nguồn: Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015 [8]

* KKT mới được Thủ tướng CP phê duyệt điều chỉnh bổ sung diện tích năm 2015 ** KKT mới được Thủ tướng CP ra quyết định thành lập tháng 9/2015

Có thể thấy rằng, nhóm các tiêu chí: (2) là KKT ven biển hoặc một phần của KKT ven biển; (5) nằm trên các trục hành lang kinh tế liên khu vực và quốc tế; (6) nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia; (3) thuộc khu vực có không gian tương đối độc lập và cách biệt; (4) nằm trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện; phản ánh các lợi thế tĩnh, gắn liền với đặc điểm hiện trạng của các khu vực nghiên cứu lựa chọn phát triển đặc khu, vừa có tính kế thừa và phát huy các khu vực kinh tế đã phát triển vừa xác định những lợi thế về địa lý, tự nhiên và hạ tầng thuận lợi nhất để phát triển đặc khu.

Trong khi đó, nhóm các tiêu chí: (1) có quy mô diện tích từ 40.000 ha trở lên; (10) có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư mang tính động lực; (7) có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng, khả năng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực; (8) có khả năng phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược; (9) có khả năng phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách quốc tế; phản ánh tính cạnh tranh khu vực và quốc tế, đánh giá khả năng phát triển của đặc khu trong tương lai.

2.2.4. Đề xut mt s tiêu chí phát trin bn vng các khu kinh tế ven bin

vùng Đồng bng sông Hng

Trên cơ sở định hướng phát triển và các lĩnh vực ưu tiên quốc gia về phát triển bền vững cũng như phân tích thực trạng tình hình và phương hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2020, tác giả đề xuất hệ thống tiêu chí phục vụ việc theo dõi và đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng như sau:

2.2.4.1. Mục tiêu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cho các khu kinh tế Việc xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cho các KKT nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:

- Hiểu biết về sự bền vững: Các chỉ tiêu thường cung cấp thông tin về thực trạng và xu thế. Các chỉ tiêu có thể giúp xác định các thành phần liên quan của phát triển bền vững, tăng cường sự hiểu biết về trạng thái của bền vững. Việc chỉ ra mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu hoặc sự phát triển theo thời gian của một chỉ tiêu nào đó sẽ giúp cho việc hiểu biết thế nào là phát triển bền vững.

- Hỗ trợ các quyết định: Các chỉ tiêu có thể hỗ trợ việc ra quyết định một cách hệ thống, minh bạch, toàn diện, mạch lạc, kịp thời... Các chỉ tiêu giúp đo lường được sự bền vững và do vậy quản lý tốt hơn. Hiện nay, các chỉ tiêu đang được sử dụng nhiều hơn cho việc xác định các mục tiêu và tiêu chuẩn.

- Chỉ đạo thực hiện: Việc chỉ đạo diễn ra trong quá trình triển khai thực hiện. Chỉ đạo là việc kết hợp giữa theo dõi, đánh giá, làm sáng tỏ những phát hiện và lưu ý về hướng dẫn và kiểm tra hoạt động theo hướng mục tiêu. Những khía cạnh liên quan của phát triển bền vững được xác định, các chỉ tiêu được xây dựng và sử dụng nhằm cung cấp sự phản hồi về sự tiến triển.

- Giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận: Các chỉ tiêu tạo nên một ngôn ngữ chung để trao đổi và xác định các điểm giống nhau và khác nhau. Các chỉ tiêu có thể chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của các phương án và giúp tìm ra phương án khả thi nhất.

2.2.4.2. Đề xuất hệ thống tiêu chí phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển Với quan niệm về phát triển bền vững các KKT được mở rộng gồm bốn thành tố như đã đề cập ở trên thì hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu đánh giá cũng cần hoàn thiện tương ứng. Trên cơ sở tham khảo các chỉ tiêu phát triển bền vững trong hệ thống bộ tiêu chí của Liên Hợp Quốc (phụ lục 4) và các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương của Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (phụ lục 5), tác giả lựa chọn và điều chỉnh cho phù hợp để hình thành hệ thống tiêu chí tổng hợp phát triển bền vững các KKTVB.

Như vậy, trong phát triển bền vững các KKT, có bốn lĩnh vực được xem xét là kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế; đồng thời, dựa vào các bộ tiêu chí phát triển bền vững đã đề cập trong phần tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận, có thể khái quát hóa hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKTVB thành 2 nhóm: (1) Tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa; và (ii) Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại, được thể hiện dưới dạng sơđồ sau đây:

Hình 2.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển

Tiêu chí đánh giá tác động lan toả thể hiện tính kết nối, lan tỏa (đã đề cập ở phần đặc trưng cơ bản của KKT). Tiêu chí này xem xét các tác động ở bốn lĩnh vực là kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Trong đó:

- Tác động lan tỏa về mặt kinh tế: Bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và qui mô tăng GDP phải cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng; cơ cấu ngành kinh tế của địa phương phản ánh trình độ phát triển của địa phương; đóng góp của địa phương vào ngân sách, vào kim ngạch xuất khẩu; hiệu quả sử dụng lao động được tính bằng tỷ suất GDP/lao động theo giá hiện

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 49)