Nhóm giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 146 - 148)

5. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế

Hiện nay, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương ngày càng phát triển, cũng như Hiệp định đối tác kinh tế - thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết, thì mức độ tự do hóa thương mại đã mở cửa gần như hoàn toàn, sẽ không còn rào cản nào đối với tiến trình hội nhập kinh tế của quốc gia. Trong bối cảnh đó, độ mở của nền kinh tế không còn ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút nguồn lực đầu tư nữa. Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn rất cần có các khu kinh tế với thể chếđặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư nhằm hướng đến những mục đích là: tạo nguồn lực để phát triển kinh tế; nhân rộng, tạo cơ chế chung cho nền kinh tế; tạo sự lan tỏa cho cả nền kinh tếở các lĩnh vực.

Theo kinh nghiệm các nước, thể chế là một trong những yếu tố quan trọng, là vấn đề then chốt để đảm bảo sự thành công trong phát triển các KKT. Việc hình thành các khu kinh tế với thể chế kinh tế có sức cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thế giới đang chứa đựng nhiều rủi ro và bất ổn đòi hỏi tính đột phá và quyết tâm cao. Thể chế ở đây bao gồm khung pháp lý, chính sách, môi trường đầu tư, quy trình giải quyết thủ tục hành chính... Điểm cần nhấn mạnh là thể chế đang ngày càng đóng vai trò quan trọng như cơ chế, chính sách có bình đẳng hay không, bộ máy quản lý có minh bạch, chuyên nghiệp hay không, và thậm chí điều này còn quan trọng hơn là các ưu đãi về thuế. Từ mô hình quản lý và phương thức phát triển

các khu kinh tế ven biển đã đề cập ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp trong nhóm giải pháp về thể chế như sau:

4.2.1.1. Về cơ chế, chính sách tạo dựng khung khổ pháp lý cho việc phát triển các khu kinh tế ven biển

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong quá trình hình thành và phát triển các khu kinh tế, các quốc gia đều xây dựng và ban hành Luật khu kinh tế (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ), hoặc có thể ban hành luật riêng cho từng đặc khu. Trên cơ sở tham khảo, vận dụng luật về đặc khu kinh tế của những nước đi trước, Việt Nam cần sớm xây dựng và ban hành Luật vềĐặc khu kinh tế hoặc Luật đặc biệt cho từng đặc khu với các cơ chế, chính sách ưu đãi, quản lý đặc thù không bị hạn chế bởi các pháp luật chuyên ngành liên quan nhằm tạo thuận lợi cho KKT phát triển đột phá, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với các vùng xung quanh, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước có thể áp dụng thí điểm các chính sách mới và mở, rút kinh nghiệm nhân rộng đối với các khu vực khác.

Mới đây, dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương đã đưa thêm quy định vềđơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chếđặc biệt về kinh tế, xã hội; có chính quyền địa phương được tổ chức riêng. Quốc hội cũng cho rằng chỉ có quy định chung là đặc khu do Quốc hội thành lập với chức năng, nhiệm vụ tương đồng, nhưng cơ chế thì phải riêng cho từng đặc khu; sẽ không có một luật chung cho mọi đặc khu, mà đặc khu nào thì sẽ có luật ấy bởi vì đặc điểm vùng/miền khác nhau nên chính sách không thể giống nhau. Trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật về các KKT nên tạo cơ hội để nhà đầu tưđược tham gia vào quá trình này, đặc biệt là đối với nhà đầu tư các dự án động lực, có tính chất quan trọng của từng KKT.

4.2.1.2. Về tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý khu kinh tế

Do có sự không đồng bộ, thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật về KKT, việc thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KKT của Ban quản lý KKT hiện nay gặp nhiều vướng mắc, khó triển khai trên thực tế, cụ thể trong một số lĩnh vực như: quản lý lao động, môi trường, thương mại, xây dựng, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính... Do KKT được xác định là không gian kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và có phạm vi ảnh hưởng, tác động lan tỏa rộng, vì vậy, ngoài việc hoàn thiện về mặt thể chế, chính sách và xác

định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các hoạt động trong KKT, cần thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức nhà nước theo chức năng với nhau và giữa các cơ quan, tổ chức nhà nước với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong KKT để xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh có hiệu quả.

Theo kinh nghiệm mô hình đặc khu KKT Thâm Quyến [20], ngoài những chính sách ưu đãi về thuế, vềđầu tư cơ sở hạ tầng,… chính quyền trung ương Trung Quốc còn cho phép Thâm Quyến được áp dụng mô hình tự quản của Hồng Kông với tư tưởng chỉ đạo là “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn”, “phê duyệt ít, dịch vụ nhiều”, “hiệu quả cao, pháp chế hoá” và “tinh giản thống nhất và hiệu quả”. Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, có thể cân nhắc để thực hiện thí điểm mô hình cấp quản lý hành chính riêng cho KKT Vân Đồn, vì KKT này có không gian rộng, với nhiều phân khu chức năng và nhiều hoạt động mang tính tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có dân cư,… nên cần phải có bộ máy quản lý mang tính chất chính quyền hành chính (có thể mô hình chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh) với đầy đủ thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp.

Do vậy, trước mắt cần thực hiện sớm việc ủy quyền, hướng dẫn cho Ban quản lý KKT để có thể triển khai thực hiện các nhiệm vụđược giao một cách thuận lợi hơn. Trong quá trình rà soát cơ chế, chính sách áp dụng cho KKT sau này cần xử lý điều chỉnh các quy định chưa thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý KKT trong hệ thống pháp luật về KKT. Tiếp theo, cần sớm chuyển từ cơ chế ủy quyền của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cho Ban quản lý KKT bằng cơ chế phân quyền, giao nhiệm vụ trực tiếp cho Ban quản lý KKT (như trong lĩnh vực đầu tư).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 146 - 148)